Hình hài miền Tây hậu sáp nhập tỉnh, thành phố
Sáp nhập tỉnh, thành phố định hình rõ nét vai trò của các địa phương trong bức tranh chung về phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh Quảng Trị đã đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng.
Thông tin nêu trên được đưa ra, sau khi Ban Kinh tế - Ngân sách rà soát danh mục dự án thu hồi đất, dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ vào mục đích khác (theo Tờ trình của UBND tỉnh Quảng Trị).
Cụ thể, UBND tỉnh Quảng Trị trình chấp thuận chủ trương thu hồi khoảng 48ha đất để thực hiện 30 dự án (tại Đông Hà, Gio Linh, Hướng Hóa và Hải Lăng), chuyển mục đích sử dụng khoảng 6,6ha đất (trong đó đất trồng lúa khoảng 5,8ha).
Qua rà soát danh mục, Ban Kinh tế ngân sách tỉnh cho biết, dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng đã được Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương thu hồi đất 130ha (tại xã Hải Ba và xã Hải An) tại nghị quyết ban hành hồi tháng 8/2021.
Tuy nhiên, theo quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết 1/500, dự án sử dụng diện tích khoảng 148ha nên nhà đầu tư đề nghị bổ sung chấp thuận thêm khoảng 18ha (đủ diện tích theo đồ án quy hoạch được duyệt). Hiện tại, giấy chứng nhận đầu tư và quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư vẫn giữ nguyên diện tích khoảng 120ha và chưa được điều chỉnh.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, Ban Kinh tế ngân sách đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận, đồng thời UBND tỉnh chỉ đạo điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, quyết định phê duyệt chủ trương phù hợp.
Trước đó, tháng 11/2022, UBND tỉnh Quảng Trị đã làm việc với chủ đầu tư (tổ hợp nhà đầu tư gồm Công ty CP Tập đoàn T&T, Tổng Công ty năng lượng Hanwha, Tổng công ty khí Hàn Quốc (KOGAS) và Tổng công ty điện lực Nam Hàn Quốc KOSPO) về tình hình triển khai dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng, giai đoạn 1 (1.500MW).
Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng, giai đoạn 1 được xây dựng tại hai xã Hải An và Hải Ba (huyện Hải Lăng), nằm trong khu phức hợp năng lượng của Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị. Dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư vào tháng 10/2021, quy mô diện tích đất sử dụng khoảng 148 ha.
Dự án sẽ xây dựng Trung tâm kho cảng LNG Hải Lăng (giai đoạn 1), tiếp nhận tàu chở LNG từ 170.000 - 226.000m3, công suất tiếp nhận 1,5 triệu tấn LNG/năm và Trung tâm điện lực Hải Lăng (giai đoạn 1) có công suất phát điện 1.500MW.
Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 của dự án khoảng 54.000 tỷ đồng (hơn 2,3 tỷ USD). Theo kế hoạch, dự án sẽ được đưa vào vận hành thương mại vào năm 2026 - 2027.
Hiện nay, dự án đang gặp phải một số khó khăn, vướng mắc: Phạm vi thu hồi đất xây dựng dự án khá lớn ảnh hưởng đến nhiều thửa đất, nhiều hộ dân phải di dời nhà cửa, tái định cư trong khi đó yêu cầu về tiến độ giải phóng mặt bằng dự kiến hoàn thành trước 31/12/2022. Công tác đo đạc, quy chủ thu hồi đất còn chậm so với tiến độ yêu cầu đề ra…
Đại diện tổ hợp nhà đầu tư đề xuất các phương án điều chỉnh tổng mặt bằng dự án. Trong đó, điều chỉnh vị trí mặt bằng xây dựng các hạng mục của dự án Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng, giai đoạn 1 và quy hoạch mặt bằng cho giai đoạn 2.
Kết luận buổi làm việc, UBND tỉnh yêu cầu tổ hợp nhà đầu tư khẩn trương hoàn thiện các báo cáo về nghiên cứu khả thi dự án, đánh giá tác động môi trường và các hồ sơ, thủ tục liên quan. Đồng thời, phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh và huyện Hải Lăng thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, ký quỹ đầu tư, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, thu hồi đất tái định cư theo đúng quy định để sớm triển khai dự án đúng tiến độ cam kết.
Chủ đầu tư phối hợp các sở, ngành địa phương nghiên cứu phương án điều chỉnh tổng mặt bằng dự án đảm bảo quy định, đạt hiệu quả tối ưu, hài hòa lợi ích…
Phương án điều chỉnh phải gắn với xây dựng kế hoạch giải phóng mặt bằng cụ thể, tránh điều chỉnh tổng mặt bằng nhiều lần làm ảnh hưởng đến đời sống người dân trong vùng dự án, ảnh hưởng đến quy hoạch chung Khu kinh tế Đông Nam và làm chậm tiến độ triển khai dự án.
Sáp nhập tỉnh, thành phố định hình rõ nét vai trò của các địa phương trong bức tranh chung về phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp sửa đổi, trong đó siết điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ nhằm kiểm soát rủi ro thanh toán của doanh nghiệp.
Quốc hội thông qua nghị quyết giảm thuế VAT còn 8%, áp dụng tới cuối năm 2026 nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.
Truy xuất nguồn gốc đóng vai trò quyết định trong năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, khi các thị trường EU, Mỹ liên tục siết chặt các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Khu thương mại tự do Đà Nẵng có quy mô khoảng 1.881 ha, phân bổ tại nhiều vị trí không liền kề trên địa bàn quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.
Hãng hàng không Vietjet vừa ký thỏa thuận với Rolls-Royce để đặt mua thêm 40 động cơ Trent 7000 nhằm vận hành đội bay Airbus A330neo, nâng tổng số động cơ dòng này mà hãng đặt hàng lên 80.
Xe bus cao cấp Mercedes-Benz RS 1936 do Thaco auto thiết kế và sản xuất vừa được giới thiệu và xuất khẩu sang Thái Lan, qua đó khẳng định năng lực làm chủ công nghệ và chất lượng sản phẩm của Thaco auto đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Sáp nhập tỉnh, thành phố định hình rõ nét vai trò của các địa phương trong bức tranh chung về phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp sửa đổi, trong đó siết điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ nhằm kiểm soát rủi ro thanh toán của doanh nghiệp.
Ngày hội Môi giới bất động sản Việt Nam 2025 với chủ đề "FLY UP – VARS vững tâm, vươn tầm mới" sẽ chính thức diễn ra vào ngày 27–28/6 tại TP. Bắc Giang.
Quốc hội thông qua nghị quyết giảm thuế VAT còn 8%, áp dụng tới cuối năm 2026 nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.
Gala “Đẹp và chất" tối 15/6 đã đưa cán bộ nhân viên ROX Group và khách mời đi qua hành trình đầy cảm xúc từ những khoảnh khắc đẹp nhất trong mùa ROXMei 2025, thời khắc ý nghĩa khởi đầu cho hành trình 30 năm thuận ích đến những phút giây thăng hoa cùng âm nhạc.