Giá điện sẽ được điều chỉnh 2 tháng một lần
Theo Bộ Công thương, việc điều chỉnh giá bán điện trong thời gian bình quân tối thiểu hai tháng từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất nhằm đáp ứng Luật Điện lực và tránh giật cục.
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Điện là “đầu vào của mọi đầu vào” của nền kinh tế, giúp bảo đảm đời sống dân sinh, an ninh, quốc phòng. Do đó, bảo đảm cân đối năng lượng luôn được Chính phủ nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ngành điện cũng đang phải đối mặt với nhiều rào cản, đặc biệt việc bất hợp lý trong cơ cấu giá thành.
Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính Nguyễn Tiến Thỏa cho rằng, giá điện hiện nay có ba bất cập lớn, trước hết là việc chưa thực hiện theo cơ chế giá thị trường.
Trong nhiều năm qua, việc tính giá điện đã không tính đúng, tính đủ các chi phí đầu vào để sản xuất ra 1 kWh điện, chưa khắc phục được tình trạng mua cao bán thấp, ông Thỏa nhận định tại tọa đàm “Bảo đảm điện cho tăng trưởng – Yêu cầu và giải pháp" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 7/5.
Bên cạnh đó, giá điện hiện đang phải gánh quá nhiều mục tiêu, không những phải hỗ trợ ngành điện phát triển tăng trưởng ổn định, khuyến khích thu hút đầu tư mà còn phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm sử dụng điện tiết kiệm.
Thực tế cho thấy những mục tiêu này hội tụ trong giá điện lại không đồng thuận 100% với nhau mà có những xung đột, giằng co trong quá trình thực hiện, ông Thỏa đánh giá và nhấn mạnh, việc xử lý mối quan hệ, bảo đảm hài hòa giữa các mục tiêu này trong giá điện là rất khó, một số mục tiêu không thực hiện được.
Ngành điện đang phải đối mặt với nhiều rào cản, trong đó lớn nhất là các điểm bất hợp lý trong cơ cấu giá thành.
Ngoài ra, cơ chế bù chéo giá điện như bù chéo giữa các hộ sinh hoạt với nhau, bù chéo giữa giá điện sinh hoạt và giá điện sản xuất, bù chéo giá điện giữa các vùng miền khác nhau đã kéo dài quá lâu, dẫn tới việc không thể thực hiện được cơ chế giá thị trường đối với điện.
Những bất cập này dẫn đến giá điện không phản ánh đúng giá trị của của 1 kWh điện đã sản xuất ra, trở thành giá bao cấp cho toàn xã hội, dẫn đến việc khó khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nguồn và lưới điện.
Đồng thời, cơ chế giá điện như vậy không tạo áp lực mạnh để thực hiện chiến lược sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, đặc biệt trong sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, ông Thỏa phân tích.
Không chỉ vậy, ngành điện luôn trong tình trạng lỗ, đồng nghĩa với việc không cân đối được dòng tiền, khiến ngành điện khó tái sản xuất, tái đầu tư và phát triển bền vững. Điều này cũng đe dọa đến mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng mà chính phủ đã đề ra.
Chia sẻ quan điểm về những bất cập mà cơ chế giá điện hiện nay gặp phải, chuyên gia năng lượng Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh cho rằng, vấn đề hiện nay là làm thế nào để giá điện phản ánh đúng bản chất chi phí sản xuất, đảm bảo ổn định, bền vững trong đầu tư và vận hành hệ thống điện quốc gia.
Việc duy trì mức giá điện thấp hơn chi phí thực tế trong thời gian dài có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh tạm thời cho sản xuất hoặc an sinh xã hội nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ mất cân bằng trong đầu tư hạ tầng, không đảm bảo cung ứng điện ổn định, thiếu bền vững về lâu dài.
Trên thế giới, nhiều quốc gia phát triển hiện đang chuyển dần sang cơ chế thị trường trong xác lập giá điện, đầy đủ yếu tố chi phí và gắn với xu hướng đầu tư năng lượng sạch.
Tại tọa đàm, Phó cục trưởng Cục Điện lực, Bộ Công thương Đoàn Ngọc Dương cho biết, những nguyên tắc về tính giá điện đã được nêu trong Luật Điện lực và trong các nghị định, thông tư hướng dẫn, việc thể chế hóa vẫn đang được tiếp tục theo các quan điểm, nguyên tắc đó.
Đại diện cơ quan quản lý lưu ý, cần xem xét có những bước chuyển phù hợp sao cho vừa đáp ứng được xu hướng thị trường, vừa có sự ổn định và cho biết, Bộ Công thương vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để thể chế hóa cụ thể.
Trong khi đó, ông Thỏa cho rằng cần phải thực hiện giải pháp dài hạn, phải chuyển điều hành giá điện sang cơ chế giá thị trường thông qua việc tính đúng, tính đủ giá điện. Biểu giá điện hiện hành cần phải được sửa để xử lý những bất cập, trong đó, công thức tính cần phải bỏ chi phí khác đi.
Vị này phân tích, chi phí khác bản chất là chi phí chưa được tính đúng tính đủ và được phân bổ dần. Có những loại chi phí gọi là chi phí khác, ví dụ như chênh lệch tỉ giá. Do vậy, công thức tính giá điện theo cơ chế thị trường phải tính lại, ví dụ như chi phí phát, chi phí truyền tải, chi phí bán lẻ, quản lý, cần tính đủ chi phí và phải có lợi nhuận nhất định.
Bên cạnh đó, phải bỏ bù chéo và xử lý bằng chính sách khác về giá điện giữa các vùng miền cho phù hợp. Không chỉ vậy, giá điện hiện nay vẫn thể hiện chính sách xã hội nên việc điều hành sắp tới cần tách bạch chính sách này ra khỏi giá điện.
“Chúng ta không bỏ chính sách an sinh xã hội, không bỏ những người yếu thế. Để tất cả mọi người đều có thể tiếp cận được với dịch vụ cơ bản này thì phải dùng chính sách khác, việc cộng an sinh vào trong giá sẽ làm méo mó giá điện, do đó không nên cộng an sinh vào trong giá”, ông Thỏa nêu ý kiến.
Cùng quan điểm với ông Thỏa, ông Sơn nhấn mạnh cần sự hài hòa giữa mục tiêu an sinh và cơ chế thị trường để từ đó, có lộ trình điều chỉnh giá điện hợp lý, minh bạch, phản ánh đúng chi phí, đồng thời có chính sách giảm thiểu tác động xã hội khi điều chỉnh, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư.
“Hiện nay, các tín hiệu về việc ban hành cơ chế, nghị định và chính sách điều chỉnh của Chính phủ đã khá rõ ràng. Tuy nhiên, cần tiếp tục cụ thể hóa bằng các hành động mạnh mẽ hơn, hướng tới một thị trường điện minh bạch, công bằng, ổn định, để thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước gắn bó dài hạn với ngành năng lượng Việt Nam”, ông Sơn nhấn mạnh.
Theo Bộ Công thương, việc điều chỉnh giá bán điện trong thời gian bình quân tối thiểu hai tháng từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất nhằm đáp ứng Luật Điện lực và tránh giật cục.
Các nhà đầu tư cảnh báo nếu điều chỉnh ngày vận hành thương mại của các dự án điện tái tạo sẽ dẫn đến hậu quả kinh tế nghiêm trọng.
Giá điện cần đảm bảo cách tính công khai, minh bạch, tính đúng, tính đủ để dần xóa bỏ cơ chế bù chéo giữa các nhóm khách hàng như hiện tại.
Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.
Các chuyên gia cho rằng, chỉ khi có sự đột phá về khoa học công nghệ và thể chế, Việt Nam mới có thể thoát khỏi cái bóng của mô hình tăng trưởng cũ và tạo dựng được động lực phát triển trong kỷ nguyên mới.
Số doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong năm 2024 tăng mạnh so với kết khảo sát năm 2023 của Liên đoàn Công nghiệp và thương mại Việt Nam.
Cơ chế đặc thù để đầu tư hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM được kỳ vọng sẽ tạo bứt phá cho các dự án động lực quốc gia.
Sân bay Lý Sơn được tỉnh Quảng Ngãi dự kiến triển khai trong giai đoạn 2026 - 2035, với mức đầu tư 2.000 tỷ đồng từ vốn ngân sách trung ương.
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Chỉ qua một tính năng nhỏ, ngân hàng số Cake by VPBank đã chứng minh được năng lực công nghệ, cũng như khả năng am hiểu người tiêu dùng.
Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.
20 toa tàu hạng sang tuyến Hà Nội - Hải Phòng, mang phong cách Indochine sắp được đưa vào vận hành.
Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) chính thức quyết định chấp thuận niêm yết đối với Công ty cổ phần Vinpearl (Mã CK: VPL). Theo đó, gần 1,8 tỷ cổ phiếu VPL sẽ chính thức giao dịch từ ngày 13/05/2025.
Chính phủ đang thể hiện rõ quyết tâm loại bỏ mọi điểm nghẽn nhằm tiến tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9/2025.