Điều tra dân số và nhà ở toàn quốc trong tháng 4/2024

Nhật Hạ Thứ tư, 13/03/2024 - 17:31

Đây là cuộc điều tra dân số và nhà ở toàn quốc giữa kỳ kể từ sau cuộc tổng điều tra năm 2019.

Cuối năm 2023, dân số Việt Nam đạt mức 100,3 triệu người. Ảnh: Cục Thống kê Đà Nẵng.

Tổng cục Thống kê sẽ tiến hành thu thập thông tin phục vụ điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 2024 được thực hiện trên phạm vi cả nước từ ngày 1/4 đến ngày 30/4, ngoại trừ 4 huyện đảo nhỏ Bạch Long Vỹ (thành phố Hải Phòng), Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị), Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng), Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa).

Số liệu này được dùng làm cơ sở đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2021 - 2025; xây dựng chính sách, lập kế hoạch dân số và nhà ở phục vụ lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2026 - 2030; giám sát thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết.

Cuộc điều tra giữa kỳ lần này sẽ thu thập số liệu về quy mô dân số đến cấp huyện 5 năm sau tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, làm cơ sở rà soát, hiệu chỉnh số liệu dân số hàng năm giai đoạn 2020 - 2024; cập nhật kho dữ liệu dân số và nhà ở do Tổng cục Thống kê quản lý; đáp ứng yêu cầu so sánh quốc tế.

Đối tượng điều tra sắp tới gồm hộ dân cư (bao gồm cả thông tin về nhà ở của hộ); nhân khẩu thực tế thường trú của hộ dân cư (bao gồm cả những người thuộc lực lượng vũ trang, người có quốc tịch nước ngoài hiện đang ăn, ngủ tại hộ), không bao gồm những người đang sống trong khu vực quản lý riêng của quân đội và công an.

7 nội dung chính được điều tra gồm thông tin về nhân khẩu học của các thành viên hộ; thông tin về di cư; thông tin về giáo dục; thông tin về hôn nhân; thông tin về lịch sử sinh của nữ từ 10-49 tuổi; thông tin về người chết của hộ; thông tin về nhà ở và điều kiện sống của hộ.

Kết quả sẽ được công bố vào tháng 11-12/2024. 

Theo dữ liệu ước tính của Tổng cục Thống kê, cuối năm 2023, dân số Việt Nam đạt mức 100,3 triệu người. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm qua ở mức 5,2%. Số lượng người siêu giàu đã tăng lên hơn 1.000 người, gấp đôi sau 5 năm. Với nhiều chuyển biến trong kinh tế - xã hội sau 5 năm, cuộc điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 2024 được dự báo sẽ có nhiều thay đổi lớn.

Theo kết quả cuộc điều tra toàn quốc gần nhất vào năm 2019, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và thứ 15 trên thế giới. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009 - 2019 là 1,14%/năm.

Cả nước có gần 26,9 hộ dân cư, trong 10 năm tăng bình quân 1,8%/năm. Mật độ dân số của Việt Nam ở mức 290 người/km2, tăng 31 người/km2 so với năm 2009. Việt Nam là quốc gia có mật độ dân số đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á, sau Philippines (363 người/km2) và Singapore (8.292 người/km2).

Trong đó, Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng có mật độ dân số cao nhất toàn quốc, tương ứng là 1.060 người/km2 và 757 người/km2.

Tỷ số giới tính của dân số là 99,1 nam/100 nữ. Tổng tỷ suất sinh (TFR) là 2,09 con/phụ nữ, dưới mức sinh thay thế. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn duy trì mức sinh ổn định trong hơn một thập kỷ qua, xu hướng sinh hai con ở Việt Nam là phổ biến.

Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73,6 tuổi; trong đó, tuổi thọ của nam giới là 71,0 tuổi, của nữ giới là 76,3 tuổi.

Mặc dù dân số liên tục tăng nhưng di cư đang có dấu hiệu giảm cả về số lượng và tỷ lệ. Đông Nam Bộ là điểm đến thu hút nhất đối với người di cư, tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng. Có đến 1,3 triệu người nhập cư đến vùng Đông Nam Bộ, chiếm hơn hai phần ba tổng số người di cư giữa các vùng trên cả nước.

Phần lớn người nhập cư đến Đông Nam Bộ là người của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (710.000 người, chiếm 53,2%); phần lớn người nhập cư đến Đồng bằng sông Hồng là những người đến từ vùng Trung du và miền núi phía Bắc (209.300 người, chiếm 61,2%).

Tìm việc/bắt đầu công việc mới hoặc theo gia đình/chuyển nhà là những lý do di cư chủ yếu. Có 43% người di cư đang phải sống trong các căn nhà thuê, gấp gần tám lần tỷ lệ này của người không di cư.

Các địa phương có nhiều khu công nghiệp thu hút đông lao động phổ thông là những nơi có tỷ lệ người di cư phải thuê/mượn nhà cao nhất, như: Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ.

Trong đó, Bình Dương là tỉnh có tỷ lệ người di cư phải thuê nhà cao nhất cả nước (74,5%). Bên cạnh đó, một số địa phương khác cũng có tỷ lệ này khá cao (từ 40-50%) bao gồm: Thái Nguyên, Hưng Yên, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh và Long An.

Diện tích nhà ở bình quân đầu người là 23,2m2/người, tăng 6,5m2/người so với 10 năm trước đó. Khoảng hơn một phần ba số hộ sống trong các ngôi nhà/căn hộ có diện tích bình quân đầu người từ 30m2/người trở lên. Vẫn còn gần 7% hộ dân cư (tương ứng với khoảng 7,7 triệu người) đang sống trong các ngôi nhà có diện tích chật hẹp dưới 8m2/người. 

Trong đó, tỷ lệ hộ sống trong các ngôi nhà/căn hộ có diện tích bình quân đầu người dưới 8m2 ở Đông Nam Bộ là cao nhất (16,3%), ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là thấp nhất (3,8%).

Năm 2019 có 11,7% hộ dân cư đang sống trong các ngôi nhà/căn hộ đi thuê. Đặc biệt, tại các địa phương đông dân cư và tập trung nhiều khu công nghiệp, tỷ lệ hộ sống trong các ngôi nhà/căn hộ đi thuê/mượn cao hơn các địa phương khác như Bình Dương (56,5%), thành phố Hồ Chí Minh (32,8%), Bắc Ninh (27,0%), Hà Nội (15,8%). 

Tỷ lệ hộ sống trong những ngôi nhà thuê ở khu vực thành thị cao gấp gần 3,5 lần so với khu vực nông thôn.

Đa số các hộ dân cư đang sống trong các ngôi nhà/căn hộ được xây dựng và bắt đầu đưa vào sử dụng từ năm 2000 đến nay (76,8%, tương đương 20,6 triệu hộ). Trong đó, 37% hộ sống trong các ngôi nhà/căn hộ mới được xây dựng trong vòng 10 năm trước thời điểm tổng điều tra (tương ứng khoảng 10 triệu hộ), thấp hơn 1,2 triệu hộ so với năm 2009. 

Tuy vậy, trên cả nước vẫn còn gần 195 nghìn hộ (tương ứng 0,7% số hộ có nhà ở) đang sống trong các ngôi nhà đơn sơ được xây dựng và đưa vào sử dụng lần đầu trong vòng từ 21 đến 44 năm và trên 19 nghìn hộ (tương ứng 0,07% số hộ có nhà ở) đang sống trong các ngôi nhà đơn sơ được xây dựng và đưa vào sử dụng lần đầu từ 45 năm trở lên. 

Điều này cho thấy, mặc dù tình trạng nhà ở của hộ dân cư đã được cải thiện trong giai đoạn 2009 - 2019 nhưng vẫn còn những hộ phải sống trong các ngôi nhà có chất lượng kém với tuổi thọ quá dài so với mức độ an toàn theo quy định.

Xu hướng dịch chuyển nơi ở trong bối cảnh gia tăng dân số ở Thủ đô

Xu hướng dịch chuyển nơi ở trong bối cảnh gia tăng dân số ở Thủ đô

Bất động sản -  8 tháng

Xu hướng chuyển dịch nơi ở của người dân thủ đô từ nội đô sang các khu đô thị mới trước sự quá tải về hạ tầng đang ngày càng phổ biến.

Dân số vàng nhưng vẫn 'khát' nhân lực công nghệ cao

Dân số vàng nhưng vẫn 'khát' nhân lực công nghệ cao

Tiêu điểm -  1 năm

So với các quốc gia định hướng công nghệ như Hoa Kỳ, Hàn Quốc hay Ấn Độ, tỷ lệ nhân lực công nghệ thông tin trên tổng số lao động quốc gia của Việt Nam khá thấp, chỉ ước đạt 1,1% trong tổng số 51 triệu lao động.

5 'vùng xanh' có người dân sống thọ nhất trên thế giới

5 'vùng xanh' có người dân sống thọ nhất trên thế giới

Phát triển bền vững -  1 năm

Trên thế giới có 5 vùng đất “Blue Zone”- nơi con người sống khỏe, trường thọ và điểm chung của những vùng đất này là thiên nhiên trong lành, con người sống gần gũi với thiên nhiên trong từng hơi thở, bước đi, miếng ăn, giấc ngủ.

61% dân số Việt Nam sử dụng những trang web vi phạm bản quyền

61% dân số Việt Nam sử dụng những trang web vi phạm bản quyền

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Truy cập vào những trang “phim lậu”, dùng torrent để “chia sẻ lậu” nội dung, xem bóng đá livestream trên Facebook... là những hoạt động giải trí hằng ngày của nhiều người trong chúng ta. Nhưng không nhiều người biết rằng, đó là hành vi xâm phạm bản quyền, gây thiệt hại lớn cho tác giả của bộ phim, chương trình đó.

MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm

MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm

Tài chính -  3 giờ

MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.

Lợi nhuận ngân hàng phân hóa

Lợi nhuận ngân hàng phân hóa

Tài chính -  4 giờ

Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.

Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo

Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo

Doanh nghiệp -  5 giờ

MoMo từ một ví điện tử giờ đây định hướng sẽ trở thành "trợ thủ tài chính với AI" của người Việt thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.

LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC

LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC

Tài chính -  20 giờ

Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.

Thống đốc lý giải vì sao ngân hàng 'quay lưng' với doanh nghiệp địa ốc

Thống đốc lý giải vì sao ngân hàng 'quay lưng' với doanh nghiệp địa ốc

Leader talk -  21 giờ

Ngay cả những dự án khả thi và có khả năng trả nợ vẫn bị từ chối cho vay, bởi thời hạn vay không phù hợp với khả năng cân đối vốn của ngân hàng.

T&T Group hợp tác chiến lược với công ty đa ngành của UAE

T&T Group hợp tác chiến lược với công ty đa ngành của UAE

Tiêu điểm -  21 giờ

Với biên bản ghi nhớ được ký kết, T&T Group và Golden Nile sẽ trở thành đối tác chiến lược trong nhiều lĩnh vực quan trọng.

Biệt thự tiền tỷ bỏ không giữa rừng thông Măng Đen

Biệt thự tiền tỷ bỏ không giữa rừng thông Măng Đen

Ống kính -  21 giờ

Do các thủ tục pháp lý chưa đầy đủ nên hàng chục biệt thự đã xây dựng ở thị trấn Măng Đen bị bỏ hoang giữa những tán thông.