Startup Traveloka muốn lấn sân mảng dịch vụ tài chính
Traveloka được cho là đang thảo luận với một số đối tác tiềm năng tại Việt Nam nhằm phát triển mảng công nghệ tài chính, nhưng không tiết lộ cụ thể.
Ngoài ứng dụng điện thoại với hơn 350.000 lượt tải chỉ sau 1 năm ra mắt, startup giáo dục Manabie còn vận hành 5 trung tâm dạy học tại TP. HCM.
Quỹ Do Ventures vừa công bố khoản đầu tư vào Manabie - một startup nền tảng học tập trực tuyến. Ngoài Do Ventures, vòng đầu tư có sự tham gia của Genesia Ventures, Chiba Dojo, và các nhà đầu tư khác với tổng số vốn trị giá 3 triệu USD.
Manabie có mô hình hoạt động kết hợp giữa online và offline nhằm phát huy tối đa hiệu quả của giáo dục trực tuyến. Ngoài ứng dụng điện thoại với hơn 350.000 lượt tải chỉ sau một năm ra mắt, Manabie còn có 5 trung tâm dạy học tại TP. HCM.
Ông Nguyễn Mạnh Dũng, đồng sáng lập Do Ventures, cho biết: "Từng học tập và làm việc tại Nhật Bản, tôi rất ấn tượng với cách văn hoá giáo dục Nhật Bản đào tạo nên những cá nhân có tính kỷ luật và tự chủ cao. Tôi nhìn thấy ở Manabie những tiềm năng của một startup có năng lực vận hành tốt và khả năng mang chất lượng giáo dục Nhật Bản về Việt Nam".
Tại Nhật Bản và nhiều quốc gia phát triển khác, việc các học sinh học với giáo viên bộ môn trên lớp là chưa đủ mà còn cần có sự hiện diện của các cố vấn học tập.
Đội ngũ cố vấn học tập đóng vai trò quan trọng là người định hướng cho học sinh trong việc đặt ra những mục tiêu cụ thể cho kỳ thi đại học và lựa chọn ngành nghề; xây dựng kế hoạch học tập phù hợp cho từng em theo mục tiêu đề ra; và đưa ra những lời khuyên giúp học sinh luôn có động lực cả trong học tập và cuộc sống.
Chính vì vậy, các trung tâm đào tạo trực tuyến của Nhật Bản đã phát triển mô hình online kết hợp offline (online merge offline - OMO), trong đó học sinh vừa có thể chủ động học online, vừa có được sự hỗ trợ sát sao từ các cố vấn tại trung tâm offline.
Ngoài ra, một phương pháp giáo dục lý tưởng cần có khả năng điều chỉnh và thiết kế nội dung học tập sao cho phù hợp với năng lực và nguyện vọng của mỗi học sinh. Với phương châm này, các trung tâm đào tạo tại Nhật Bản từ lâu đã áp dụng các công nghệ cao như Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) và Máy Học (Machine Learning) trong việc xây dựng bài học thích hợp theo quá trình học tập của từng em.
Áp dụng phương pháp tiếp cận của Nhật Bản, Manabie cung cấp mô hình OMO tại Việt Nam hiện nay, bao gồm một ứng dụng điện thoại học online và mạng lưới các trung tâm offline nơi học sinh có thể tới học tập dưới sự hướng dẫn của đội ngũ cố vấn.
Các cố vấn Manabie sẽ theo sát toàn bộ quá trình học của học sinh nhằm đưa ra những điều chỉnh và định hướng cụ thể dựa trên kết quả học tập thực tế trên lớp. Các trung tâm offline cũng là nơi các em gặp gỡ bạn bè đồng trang lứa có cùng mục tiêu nâng cao kết quả học tập, qua đó tạo ra sự gắn kết và động lực trau dồi kiến thức.
Một trong những thế mạnh nổi trội khác của Manabie là nguồn học liệu số chất lượng cao với hình thức truyền tải lấy kinh nghiệm từ Nhật Bản. Các môn học hiện có trên nền tảng bao gồm Toán, Lý, Hóa và Tiếng Anh, tất cả đều được hướng dẫn dưới dạng video minh họa sinh động và đặt trong những tình huống gắn với thực tiễn cuộc sống.
Việc áp dụng công nghệ AI và Machine Learning cho phép Manabie ghi nhận năng lực và nhu cầu cụ thể của mỗi học sinh, từ đó đề xuất chương trình học riêng biệt cho mỗi cá nhân. Phương pháp tiếp cận của Manabie đề cao tính tự chủ trong học tập, đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi để học sinh phát triển tốt nhất.
Có mặt tại thị trường Việt Nam từ tháng 1/2020, Manabie được dẫn dắt bởi CEO kiêm nhà đồng sáng lập quốc tịch Nhật Bản Takuya Homma với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và am hiểu sâu sắc về thị trường Đông Nam Á.
Chỉ trong hơn một năm hoạt động tại Việt Nam, Manabie đã kêu gọi được tổng số vốn đầu tư lên đến 4,8 triệu USD. Về kế hoạch hoạt động của Manabie trong năm 2021, CEO Takuya Homma cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình Manabie, đồng thời chú trọng nâng cao trải nghiệm người dùng với chi phí hợp lý".
Traveloka được cho là đang thảo luận với một số đối tác tiềm năng tại Việt Nam nhằm phát triển mảng công nghệ tài chính, nhưng không tiết lộ cụ thể.
Được biết, khoản đầu tư từ Nhà đồng sáng lập Skype - ông Jaan Tallinn, thông qua Quỹ MetaPlanet là một phần trong kế hoạch gọi vốn Series C của Loship, diễn ra chỉ 4 tháng sau khi startup này nhận vốn từ Vulpes Investment Management.
Thành lập từ cuối năm 2019, TienNgay.vn (Tiện Ngay) là hệ thống dịch vụ tài chính đa tiện ích tiên phong tại Việt Nam với các sản phẩm Tài chính đa dạng, được “may đo” phù hợp với từng phân khúc khách hàng dựa trên nền tảng công nghệ; TienNgay.vn hiện đạt quy mô hơn 40 phòng giao dịch tại Hà Nội; TP. HCM; Cần Thơ và một số tỉnh thành khác.
3 nhà sáng lập startup Việt được vinh danh gồm: ông Nghiêm Tiến Viễn (GoStream), ông Phạm Ngọc Anh Tùng (FoodMap), và ông Hoàng Tuấn Anh (nhà sáng chế ATM gạo).
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.