Doanh nghiệp
'Đoàn tàu' FPT về đúng hướng
Sau khi thoái vốn khỏi lĩnh vực phân phối và bán lẻ, FPT đang chuyển mình để quay về với vị thế của một công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam.
Trong số các công ty lớn niêm yết trên sàn chứng khoán công bố kết quả kinh doanh quý 3, FPT là một trong những đơn vị cho thấy tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhất. Công ty báo cáo doanh thu đạt 19.597 tỷ đồng, tăng 20,5% và lợi nhuận sau thuế đạt 2.378 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ.
Trên thị trường, các công ty chứng khoán liên tục đưa ra các đánh giá “như mơ” dành cho FPT. Các công ty chứng khoán SSI và HSC đều định giá FPT ở mức trên 70.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn khoảng 25% so với giá trị hiện hành, bất chấp việc giá cổ phiếu của FPT đã tăng 60% từ đầu năm đến nay. Khi đánh giá một doanh nghiệp, giới đầu tư thường quan tâm nhiều đến tương lai, và có lẽ chưa bao giờ trong vòng 1 thập kỷ qua, FPT trở nên sáng giá trong mắt nhà đầu tư đến vậy.
Trong quá khứ, FPT thường không được giới phân tích đánh giá cao bởi chiến lược phát triển đa lĩnh vực và có phần "khó hiểu", nghĩa là ngành nào cũng được xem là mũi nhọn: từ bán buôn, bán lẻ, viễn thông, công nghệ, cho tới giáo dục.
Phải đến cuối năm 2017, FPT mới thực sự thay đổi bằng việc thoái vốn khỏi nhiều ngành nghề, trong đó có 2 mảng kinh doanh bán buôn và bán lẻ đồ công nghệ. Đây là 2 mảng từng chiếm tới 2/3 trong cơ cấu doanh thu của FPT. Một chiến lược biến FPT từ tập đoàn đa ngành quay trở lại một công ty công nghệ đúng nghĩa.
2 năm sau ngày tập trung vào lĩnh vực công nghệ, những thành quả FPT đạt được rất tích cực. Ở góc độ kinh doanh, FPT không còn là một tập đoàn kinh doanh phân mảnh và phức tạp như trước nữa mà được định hướng rõ ràng với 2 mũi nhọn chủ lực: Công nghệ và viễn thông.
Mảng gia công, xuất khẩu phần mềm của FPT Software (FSof) liên tục tăng trưởng mạnh với doanh thu từ đầu năm đến nay đạt 7.796 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế đạt 1.246 tỷ đồng, tăng 34%.
Trong hơn 10 năm qua, xuất khẩu phần mềm tiếp tục duy trì phong độ cứ 3 năm tăng gấp đôi quy mô, và hiện tại đã trở thành mảng lõi lớn nhất trong cơ cấu hoạt động của tập đoàn, đồng thời biến FPT thành một công ty công nghệ đúng nghĩa.
Thị trường Mỹ là động lực tăng trưởng chính của FPT với doanh thu đạt 1.941 tỷ đồng, tăng trưởng gần 60% nhờ sát nhập với Intellinet. Trong khi đó, doanh thu từ thị trường truyền thống là Nhật Bản đạt 4.147 tỷ đồng, tăng 24%.
Bên cạnh mảng gia công phần mềm, kể từ khi FPT nhận ra chuyển đổi số là cơ hội tạo ra lợi thế công nghệ mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh trong năm 2018, Công ty đã tích cực phát triển và tiếp thị các giải pháp chuyển đổi số cho các khách hàng hiện hữu và khách hàng mới.
Sau khi mua lại Intellinet của Mỹ, FPT hiện đã bổ sung mảng tư vấn/chiến lược cho bộ sản phẩm và dịch vụ hiện có. Từ đó giúp công ty cung cấp các giải pháp trọn gói và ký hợp đồng trực tiếp với các công ty đa quốc gia. Hiện tại, doanh thu dịch vụ chuyển đổi số đạt 2.525 tỷ đồng, tăng 35,2% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, trong quý 3 FPT cũng ghi nhận lợi nhuận đột biến từ mảng dịch vụ theo dự án. Mảng dịch vụ theo dự án ghi nhận doanh thu đạt 3.273 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế đạt 225 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi.
Trọng tâm thứ 2 của FPT đó là mảng viễn thông FPT Telecom (Ftel) cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh. Trước đây, khi thoái vốn khỏi lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, FPT từng có dự định sử dụng lợi nhuận thu về để đầu tư mạnh cho mảng viễn thông. Kế hoạch này sau đó không thành, song viễn thông vẫn luôn giữ vững vị thế then chốt trong cơ cấu hoạt động của FPT với tốc độ tăng trưởng tốt. Lũy kế 9 tháng 2019, doanh thu mảng dịch vụ viễn thông đạt 7.133 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế đạt 1.074 tỷ đồng, tăng 18,4%.
Trong đó, doanh thu từ dịch vụ kết nối băng thông rộng đối với cá nhân và hộ gia đình tăng trưởng mạnh, đạt 4.453 tỷ đồng nhờ số lượng thuê bao tăng khoảng 13%. Các dịch vụ viễn thông không băng thông khác, bao gồm đường truyền riêng, voice, trung tâm dữ liệu và dịch vụ IPTV cũng đạt kết quả tốt với doanh thu đạt 2.680 tỷ đồng.
Song song với việc tập trung những mảng lõi, những mảng “bớt thiết yếu” của FPT duy trì được tính ổn định và mang lại lợi nhuận đều đặn. Mảng phân phối bán lẻ với Synnex FPT và FPT Retail giờ mang về lợi nhuận ổn định, 281 tỷ đồng trong sau 9 tháng đầu năm, không đổi so với cùng kỳ. Mảng quảng cáo trực tuyến ghi nhận lợi nhuận 221 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,5% so với cùng kỳ.
Các công ty phân tích nhận định, FPT với cốt lõi công nghệ sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận của công ty trong tương lai. Trong giai đoạn 2019-2021, FPT dự kiến thực hiện chuyển đổi chiến lược từ một nhà cung cấp dịch vụ CNTT thành một nhà cung cấp dịch vụ chuyển đổi số với 2 mũi nhọn, đó là chuyển đổi FPT và các công ty con thành các doanh nghiệp số và phát triển một danh mục các giải pháp chuyển đổi số toàn diện để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Với lợi thế chi phí thấp, hệ thống hạ tầng công nghệ mạnh, mô hình kinh doanh đúng hướng và ban lãnh đạo có tầm nhìn, đoàn tàu FPT đang dần trở lại vị thế công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam.
Lợi nhuận của khối công nghệ của FPT tăng trưởng hơn 40%
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Giá vàng hôm nay 11/5: Dự báo giá vàng tuần tới 12-16/5/2025
Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy sự giằng co và khó đoán, phụ thuộc vào kết quả đàm phán Mỹ - Trung và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.