Doanh nghiệp
Doanh nghiệp bất động sản phân hóa sau nghị định mới về trái phiếu
Chỉ một thời gian ngắn sau khi Nghị định 08 có hiệu lực, sự phân hóa của các doanh nghiệp bất động sản đang diễn ra rõ nét. Những doanh nghiệp có tài sản và dự án khả thi vẫn huy động được vốn trong khi những doanh nghiệp khác đang gian nan tìm đường trở lại.
Ngày 16/3, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đô thị Hưng Yên (tên cũ là Công ty TNHH Masteries Hưng Yên) vừa công bố đã phát hành thành công 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 7.200 tỷ đồng từ kênh trái phiếu.
Cả 2 lô trái phiếu trên đều có kỳ hạn 12 tháng, trái phiếu thuộc loại trái phiếu zero coupon, tức không trả lãi định kỳ, thông tin lãi suất trái phiếu không được công bố.
Kể từ khi Nghị định 08 sửa đổi về chào bán, giao dịch trái phiếu riêng lẻ chính thức có hiệu lực, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu sôi động trở lại. Tuy vậy các đợt phát hành chỉ tập trung vào số ít doanh nghiệp và có giá trị rất cao.
Có thể kể tới hàng loạt cái tên như Công ty Đầu tư Kinh doanh và Phát triển Đô thị Ngôi sao Phương Nam phát hành lô trái phiếu kỳ hạn 18 tháng, lãi suất phát hành 13%/năm với quy mô 4.695 tỷ đồng. Tương tự, Công ty TNHH Kinh doanh Nội thất Luxury Living phát hành 4.800 tỷ đồng; CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nam An (4.700 tỷ đồng), Công ty TNHH Kinh doanh Bất động sản Dream City Villas (2.300 tỷ đồng)...
Đặc điểm chung của những doanh nghiệp kể trên đều là các doanh nghiệp liên quan đến các tập đoàn bất động sản lớn. Các doanh nghiệp này sử dụng lợi ích từ các dự án bất động sản, các sản phẩm bất động sản hình thành trong tương lai để đảm bảo cho các lô trái phiếu.
Việc các doanh nghiệp bất động sản kể trên huy động được vốn cũng phản ánh quan điểm của NHNN đó là không siết tín dụng bất động sản. Những dự án có tính hiệu quả cao, có tài sản đảm bảo vẫn huy động vốn bình thường, chỉ có những dự án phân khúc rủi ro cao, có tính đầu cơ và có nguy cơ bong bóng mới bị các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ.
Nghị định 08 cũng tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp chưa thể huy động được vốn tất toán các lô trái phiếu đến hạn có thể gia hạn tối đa thêm 2 năm hoặc đề nghị thanh toán bằng sản phẩm bất động sản.
Hôm qua, Công ty cổ phần Tập đoàn Tiến Phước công bố thay đổi điều khoản, điều kiện của trái phiếu. Cụ thể, Tập đoàn Tiến Phước cho biết đã gia hạn hai lô trái phiếu có tổng trị giá 500 tỷ đồng. Trong đó, mã trái phiếu GTPCH2123001 được gia hạn thời gian đáo hạn từ ngày 25/3/2023 sang ngày 25/3/2025; mã trái phiếu GTPCH2123002 được gia hạn thời gian đáo hạn từ ngày 6/4/2023 sang ngày 6/4/2025.
Trước đó, một loạt doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hưng Thịnh đã gia hạn thành công 2 lô trái phiếu với tổng giá trị 900 tỷ đồng. Nguyên nhân được đưa ra là dòng vốn tín dụng bị thắt chặt, các thị trường vốn khác (chứng khoán, trái phiếu) không tích cực, các chủ đầu tư không thu xếp kịp nguồn để thanh toán cho công ty khiến nguồn tiền bị ảnh hưởng.
Một tập đoàn bất động sản lớn khác là Novaland đã đồng loạt gia hạn nhiều lô trái phiếu như lô NVLH2124002 trị giá 250 tỷ đồng được gia hạn thêm 1 năm, lô NVLH2224006 trị giá 1500 tỷ đồng được gia hạn thêm 2 năm, lô NVLH2123010 được gia hạn thêm 3 tháng. Novaland cũng áp dụng Nghị định 08 mới để xin thanh toán lô trái phiếu khác trị giá 1.500 tỷ đồng bằng bất động sản.
Theo số liệu của FiinRatings, đến ngày 8/3/2023, số lượng doanh nghiệp chậm thanh toán nghĩa vụ nợ trái phiếu đã lên đến 67, trong đó có 63 doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ nợ và 4 doanh nghiệp đã thực hiện tái cơ cấu nợ thông qua việc giãn kỳ hạn.
Hầu hết các doanh nghiệp đưa ra lãi suất nhằm đền bù cho nhà đầu tư, từ đó phản ánh lên mức lãi suất mới cao hơn của toàn thị trường. Tổng giá trị các lô trái phiếu được ghi nhận chậm thanh toán đạt 89,3 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 55% lượng trái phiếu đang lưu hành của các doanh nghiệp trên.
Khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ cho các lô trái phiếu này phụ thuộc vào phân kỳ đáo hạn sắp tới, khả năng huy động nguồn vốn khác của doanh nghiệp cũng như kỳ vọng vào dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.
Tính trên tổng giá trị trái phiếu phi tài chính đang lưu hành, tỷ lệ nợ xấu từ các lô trái phiếu được FiinRatings tính toán ở mức 11,3%. Riêng đối với các tổ chức phát hành là doanh nghiệp bất động sản, tỷ lệ nợ xấu ở mức cao hơn là 18,7%.
Doanh nghiệp bất động sản chi nghìn tỷ trả lãi trái phiếu
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.