Tiêu điểm
Doanh nghiệp FDI thong dong phát triển trước sự lúng túng của doanh nghiệp nội
Doanh nghiệp Nhà nước muốn bám mãi vào cơ chế xin - cho trong khi doanh nghiệp tư nhân bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt nhưng lại gặp nhiều khó khăn về mặt chính sách và pháp luật sẽ là cơ hội để khu vực FDI phát triển mạnh.

Đánh giá về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, PGS.TS Nguyễn Văn Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh nhìn nhận, việc cải cách trong khối doanh nghiệp Nhà nước còn chậm trễ, đặc biệt là công tác cổ phần hoá đang được thực hiện một cách ì ạch.
Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp từng cho biết, năm 2018 mới chỉ cổ phần hoá được 23 doanh nghiệp, tạo áp lực cổ phần hóa sang năm 2019.
Nhiều đơn vị có số lượng doanh nghiệp phải cổ phần hóa lớn nhưng chưa thực hiện theo đúng kế hoạch và chưa báo cáo về việc điều chỉnh tiến độ. Tương tự, tình hình thoái vốn trong năm 2018 cũng chỉ thực hiện được một phần ba kế hoạch.
Nhiều trường hợp hoàn thành kế hoạch cổ phần hoá song mục mục đích thật sự là tái cơ cấu, phân bố lại nguồn lực không đạt được do với tỷ lệ nắm giữ 8% vốn sau cổ phần hóa, các nhà đầu tư tư nhân thực tế không có quyền chi phối doanh nghiệp.
Điều này dẫn đến thực trạng tổ chức bộ máy, hoạt động quản trị, hiệu quả sản xuất kinh doanh tại một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa không có nhiều thay đổi. Việc chuyển nguồn lực doanh nghiệp nhà nước sang cho khu vực tư nhân chưa thiết thực và mang lại lợi ích tăng trưởng to lớn cho nền kinh tế.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Nam, doanh nghiệp Nhà nước vẫn đang lúng túng trong cải tạo, đổi mới và thay đổi cách thức kinh doanh.
“Vẫn còn luyến tiếc cơ chế cũ, vấn muốn bám vào cơ chế xin cho mà không chịu nhảy sang kinh doanh, hạch toán. Đó là kém cỏi gây lãng phí rất lớn cả về vốn và nhân lực”, ông Nam đánh giá.
Trong khi đó, khối tư nhân lại đang phát triển mạnh trong thời gian qua. Xuất hiện một số doanh nghiệp tư nhân nổi lên có thể đảm nhiệm các công việc lớn mà trước đó chưa ai dám làm như xây dựng sân bay, cầu cảng…
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đang cạnh tranh quyết liệt với số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng cao. Tuy nhiên số doanh nghiệp bị loại ra khỏi cuộc chơi này cũng không hề ít.
Ông Nam nhấn mạnh, đó là điều đáng để ý vì nếu muốn phát triển và vươn lên chiếm lĩnh thị trường, doanh nghiệp phải phấn đấu để có thể cạnh tranh. Đó là cơ hội nhưng cũng là thách thức.
Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, hệ thống doanh nghiệp ở Việt Nam có những bước tiến và phát triển mới nhưng chưa phát huy hết được khả năng và tiềm năng mà vấn đề xuất phát từ cả khối doanh nghiệp Nhà nước và khối tư nhân.
Trong đó, chính sách và luật lệ chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt trong việc xử lý doanh nghiệp nhà nước.
“Dứt khoát phải cổ phần hoá, phải cải tổ doanh nghiệp Nhà nước vì lực lượng này giữ một tiềm năng rất lớn nhưng làm ăn không hiệu quả. Đồng thời, chính sách phải thông thoáng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển”.
Ông Nam nhìn nhận, cả hai khối này đều gặp những lúng túng riêng của mình nên tạo cơ hội cho doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp Nhà nước chưa vươn lên được trong kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân lại gặp những hạn chế về chính sách, luật lệ.
“Đó cũng chính là lúc doanh nghiệp FDI thong dong bước vào và phát triển rất nhanh. Dù là một việc đáng mừng vì nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam tăng cao song về lâu dài, không thể sống nhờ họ mãi được. Việt Nam phải phát triển doanh nghiệp của mình, mà trước hết là cần thay đổi chính sách”, ông Nam nói.
Bước vào nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp phải làm ăn đàng hoàng, kiếm tiền dựa vào năng lực của mình trên cơ sở tuân thủ đúng pháp luật. Theo ông Nam, một số doanh nghiệp tư nhân nổi lên nhưng vi phạm luật này, luật kia nên cũng sớm bị xử lý, như vậy là rất lãng phí.
Doanh nghiệp FDI lo ngại về 'những lời hứa ban đầu vẫn chưa được thực hiện'
Doanh nghiệp FDI lo ngại về 'những lời hứa ban đầu vẫn chưa được thực hiện'
Theo đại diện các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, cải cách luật và thể chế là yêu cầu cấp thiết nếu Việt Nam muốn thu hút đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao.
Văn hoá 'quan hệ' có ảnh hưởng đến việc liên kết với các doanh nghiệp FDI?
TS. Nguyễn Thắng, Giám đốc Trung tâm phân tích và dự báo (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) nhận định, mục tiêu cuối cùng của việc liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt vẫn luôn là doanh thu, lợi nhuận trong dài hạn. Trong quá trình đó, yếu tố niềm tin vẫn là trên hết.
TS. Nguyễn Đức Thành: 'Khu vực FDI cũng chính là điểm yếu của nền kinh tế'
TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng, triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn sẽ tiếp tục phụ thuộc vào FDI, kết quả gỡ bỏ rào cản thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
FDI 4.0 - Vì sao và những việc cần làm
Trong giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi nguồn lực FDI phải có chất lượng cao hơn, cụm từ mới “FDI 4.0” – nhằm xác định rõ tên của một loại FDI mới, và xác định sự cần thiết phải tập trung ưu tiên cho dòng vốn FDI 4.0 này ở mọi lĩnh vực và địa bàn của nền kinh tế.
Vướng mắc giá FIT cho điện tái tạo: Bộ Công thương thúc EVN xử lý
Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.
Thủ tướng đưa ra 3 sứ mệnh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số
Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp xây chiến lược dài hạn, đổi mới văn hoá, quản trị, tự sáng tạo đột phá thay vì chỉ ứng dụng và làm chủ công nghệ…
Đối diện 'cơn sóng thần' thuế quan, bản đồ nào dẫn lối tránh cho doanh nghiệp Việt?
Giữa những bất định vì thuế quan, các hiệp định thương mại có sẵn là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuyển hướng.
Vasep đề xuất 2 gói hỗ trợ cứu xuất khẩu thủy sản trước biến động thuế quan từ Mỹ
Vasep kiến nghị loạt giải pháp nhằm duy trì xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh Mỹ thay đổi chính sách thuế, doanh nghiệp đối mặt nguy cơ giảm đơn hàng và hàng tồn kho.
Hội Nhà báo Việt Nam 75 năm đồng hành cùng đất nước, vươn mình cùng thời đại
Khi đất nước đứng trước những cơ hội lịch sử để bứt phá, báo chí cách mạng Việt Nam cũng đang vươn mình thay đổi, đồng hành cùng dân tộc.
Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank tham vọng vốn hóa 20 tỷ USD cuối năm nay
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.