Tiêu điểm
Doanh nghiệp FDI lo ngại về 'những lời hứa ban đầu vẫn chưa được thực hiện'
Theo đại diện các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, cải cách luật và thể chế là yêu cầu cấp thiết nếu Việt Nam muốn thu hút đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao.

Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế tư nhân 2019, ông Hong Sun, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết, nhiều công ty Hàn Quốc đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc liên quan đến việc những lời hứa được đưa ra tại thời điểm đầu tư ban đầu vẫn chưa được thực hiện, đơn cử như sự không nhất quán trong ưu đãi thuế.
Chẳng hạn, việc giảm 50% thuế thu nhập cá nhân cho công nhân tại các khu kinh tế (bao gồm khu công nghiệp Tràng Duệ ở Hải Phòng) đã bất ngờ bị chấm dứt bởi một Nghị định mới được thông qua năm 2018.
Vì vậy, đại diện đến từ Hàn Quốc tin rằng "tháp kiểm soát vốn FDI" nên được thành lập và được trực tiếp quản lý bởi Văn phòng Thủ tướng. Một cơ quan kiểm soát cấp cao như vậy phối hợp cùng với cơ quan đầu tư nước ngoài hiện tại có thể điều phối hiệu quả hơn vị trí của tất cả bộ ngành liên quan và đảm bảo sự nhất quán của các chính sách.
TS. Nguyễn Đức Thành: 'Khu vực FDI cũng chính là điểm yếu của nền kinh tế'
Trong bối cảnh triển vọng kinh tế Việt Nam đang được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá tích cực, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng tìm đến Việt Nam nhiều hơn, đặc biệt trong mảng công nghệ cao.
Chẳng hạn, LG Chem (Hàn Quốc) đang tính toán kỹ lưỡng để đầu tư vào Việt Nam như một điểm đầu tư quy mô lớn nhằm thiết lập một nhà máy pin lithium-ion cho ô tô và xe máy điện. Công ty này đang có kế hoạch lắp đặt dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh, bao gồm cả vật liệu, vỏ pin và đóng gói bao bì.
Song ông Hong Sun cho rằng, để thu hút đầu tư công nghệ cao, các bộ luật và thể chế của Việt Nam bắt buộc phải có một số cải cách cần thiết. Ông này nhận định, đây là thời điểm thích hợp để Chính phủ Việt Nam đưa ra các ưu đãi mới và táo bạo về chính sách, mang lại sức sống cho các ngành công nghiệp đầy triển vọng trong tương lai như xe điện và năng lượng mặt trời.
Có chung quan điểm, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam Tomaso Andreatta nhấn mạnh, các vấn đề kiểm định theo lô trong ngành công nghiệp ô tô, bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với lao động nước ngoài, tính nhất quán trong pháp lý đối với mặt hàng thiết bị y tế và quy trình thủ tục hải quan đã và đang đặt ra những thách thức cho các công ty châu Âu.
"Nếu được giải quyết, những vấn đề này sẽ góp phần cải thiện đáng kể môi trường thương mại và đầu tư tại Việt Nam, tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, biến Việt Nam trở thành một điểm đến kinh doanh hấp dẫn", ông Tomaso Andreatta nhìn nhận.
Tuy nhiên, ông Kyle Kelhofer, Giám đốc khu vực cấp cao IFC Việt Nam, Campuchia và Lào đánh giá, cho đến nay Việt Nam vẫn đang chủ yếu tập trung vào sản xuất và lắp ráp linh kiện trung cấp.
Để đạt được giá trị thực sự và đầy đủ, ông Kyle Kelhofer cho rằng, Việt Nam cần đầu tư vào các hoạt động tiền sản xuất như khâu thiết kế, các hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng như các hoạt động sau sản xuất bao gồm dịch vụ và tiếp thị kỹ thuật số.
Đại diện IFC cho biết, việc mở rộng chuỗi giá trị tạo ra lợi nhuận cần tập trung vào bốn yếu tố bao gồm: tiền lương cao hơn thông qua đầu ra giá trị cao hơn trên mỗi công nhân; gia tăng phát triển kỹ năng địa phương, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu và phát triển; sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên; tạo cơ hội tốt hơn cho các doanh nhân địa phương; cải thiện khả năng cạnh tranh của tất cả các khu vực cũng như liên kết chuỗi cung ứng.
"Chính phủ Việt Nam cần tiến hành xây dựng một chiến lược FDI cập nhật bao gồm: chủ động hướng tới mục tiêu khuyến khích, ưu đãi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư; chiến lược toàn diện để thu hút và phát triển doanh nghiệp dựa trên lợi thế cạnh tranh lâu dài; ưu đãi dựa trên hiệu suất và thậm chí nhắm mục tiêu cho doanh nghiệp; quản trị nền hành chính công, tạo chuyển đổi trong Chính phủ", ông Kyle Kelhofer đề xuất.
Thừa nhận những rào cản về thuế suất và chính sách khi đầu tư vào Việt Nam, bà Virginia Foote, Phó chủ tịch Phòng thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham) còn cho rằng, nhà đầu tư nước ngoài và trong nước cần một sân chơi bình đẳng, không chỉ để thu hút thêm đầu tư trong tương lai, mà còn để duy trì đầu tư đã có ở đây.
"Tạo một môi trường chẳng mấy mặn mà hoặc coi nó như một dòng vốn hạng 2 sẽ làm vốn FDI mất đi nhanh nhất", bà Virginia Footer khẳng định.
Theo đó, lãnh đạo Amcham khuyến khích Việt Nam thu hút các nhà đầu tư nước ngoài chất lượng cao để không chỉ phát triển nền kinh tế mà còn giúp phát triển toàn bộ hệ sinh thái của các công ty và doanh nhân địa phương.
Đại diện các doanh nghiệp Mỹ đầu tư tại Việt Nam cũng bày tỏ lo ngại về sự thiếu hụt ngày càng nghiêm trọng nguồn cung điện năng, đặc biệt ở khu vực phía Nam cũng như mức độ nguy hiểm của ô nhiễm không khí và sự xuống cấp của môi trường.
Văn hoá 'quan hệ' có ảnh hưởng đến việc liên kết với các doanh nghiệp FDI?
Hồng Kông dẫn đầu về đầu tư FDI vào Việt Nam trong Quý I/2019
Không phải Nhật Bản hay Hàn Quốc, mà Hồng Kông mới là đối tác đầu tư FDI nhiều nhất vào Việt Nam trong quý I/2019 nhờ thương vụ Beerco mua cổ phần Vietnam Beverage.
Đà Nẵng sẽ cấp phép thêm 3 dự án FDI nghìn tỷ
Ba dự án của các nhà đầu tư đến từ Mỹ và Nhật Bản sẽ được UBND thành phố Đà Nẵng cấp phép trong chương trình Tọa đàm mùa Xuân 2019 sáng 1/3 có tổng vốn khoảng 7.640 tỷ đồng.
Để hiểu rõ hơn về “hai mặt” của đồng tiền FDI
Được xuất bản tháng 6/2018, ngay từ khi vừa ra mắt, cuốn sách FDI: Đồng tiền "hai mặt" đã có một sức hấp dẫn rất lớn đối với dư luận, độc giả, nhất là những người quan tâm, hoạt động trong lĩnh vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
FDI 4.0 - Vì sao và những việc cần làm
Trong giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi nguồn lực FDI phải có chất lượng cao hơn, cụm từ mới “FDI 4.0” – nhằm xác định rõ tên của một loại FDI mới, và xác định sự cần thiết phải tập trung ưu tiên cho dòng vốn FDI 4.0 này ở mọi lĩnh vực và địa bàn của nền kinh tế.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.