Tiêu điểm
Văn hoá 'quan hệ' có ảnh hưởng đến việc liên kết với các doanh nghiệp FDI?
TS. Nguyễn Thắng, Giám đốc Trung tâm phân tích và dự báo (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) nhận định, mục tiêu cuối cùng của việc liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt vẫn luôn là doanh thu, lợi nhuận trong dài hạn. Trong quá trình đó, yếu tố niềm tin vẫn là trên hết.

Hiện nay, đẩy mạnh liên kết ngược (doanh nghiệp trong nước bán đầu vào trung gian cho doanh nghiệp có vốn nước ngoài) được đánh giá là một nhiệm vụ quan trọng bởi nó có ý nghĩa về mặt kinh tế hơn rất nhiều so với liên kết xuôi (doanh nghiệp trong nước mua đầu vào trung gian từ doanh nghiệp nước ngoài).
Tuy nhiên, lan toả từ chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp trong nước nhờ liên kết ngược vẫn còn yếu, đặc biệt là trong các tiểu ngành công nghệ cao và trung bình. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ có rất ít doanh nghiệp trong nước tham gia được vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp có vốn nước ngoài (FDI).
Ông Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhìn nhận, Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong việc tham gia liên kết ngược với các doanh nghiệp FDI. Nhiều doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là có công nghệ nhưng chưa chắc vào được, đặc biệt kinh doanh ở châu Á lại liên quan đến yếu tố văn hoá, dựa nhiều vào các mối quan hệ.
Tuy nhiên, ông Thắng cho rằng mối quan hệ trong liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm mục đích tạo lợi thế bởi mục tiêu cuối cùng của cả hai bên vẫn là lợi nhuận trong dài hạn. Như vậy, yếu tố niềm tin luôn được đặt lên hàng đầu.
“Do yếu tố niềm tin nên các doanh nghiệp FDI thường chọn lựa những doanh nghiệp vốn đã nằm trong mạng lưới của họ. Muốn vượt được các doanh nghiệp này và liên kết với các doanh nghiệp FDI thì phải có được lợi thế hơn hẳn”.
Các tập đoàn FDI cũng thường yêu cầu đơn hàng đúng giờ với số lượng lớn và chính xác về kỹ thuật, công nghệ… Nếu chỉ một lý do mà doanh nghiệp Việt không đáp ứng được, họ sẽ sẵn sàng từ chối, đó cũng là rủi ro.
Ông Bùi Sỹ Tân, Phó tổng giám đốc Công ty quản lý quỹ Vietcombank nhìn nhận, trong vòng ít nhất 5-10 năm tới, doanh nghiệp FDI vẫn sẽ là động lực cùng các doanh nghiệp lớn của Việt Nam.
Như vậy, nhiệm vụ trọng tâm là phải có được các nhà đầu tư nước ngoài tốt, có chất lượng và đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp trong nước. Để làm được điều đó, trước hết cần đặt tiêu chuẩn chặt chẽ trong quá trình xét duyệt đầu tư để loại các doanh nghiệp làm ăn chộp giật, tránh các dự án có tác động xấu đến môi trường.
Muốn thu hút được các doanh nghiệp FDI chất lượng, việc rà soát chính sách FDI là yếu tố cần làm, song phải đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư chất lượng.
Cụ thể, cần tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào Việt Nam trong dài hạn; sẵn sàng đáp ứng cho các nhà đầu tư FDI chất lượng cao về hạ tầng cơ sở, logistics; thuận lợi hóa thương mại cũng như cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ông Thắng cho rằng, các doanh nghiệp cũng không thể quá kỳ vọng vào việc sẽ tham gia sâu vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp FDI ngay từ đầu mà phải kiên trì đi từng bước, từ những giai đoạn có giá trị gia tăng thấp nhất và leo dần lên. Việc này được ông ví von như quá trình đi học tiểu học, lên trung học và sau đó là đại học.
Vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh, cần tạo được một hệ sinh thái giảm thiểu rủi ro và tăng lợi ích. Một trong những lý do các doanh nghiệp Việt chưa dám đầu tư vào công nghệ là do nhìn nhận được nhiều rủi ro nhưng lãi không cao.
“Do đó, cần giải quyết được bài toán bong bóng tài sản để nguồn vốn đi vào công nghệ. Hệ sinh thái thụ thuộc nhiều cấu phần, như chủ trương và nguồn lực. Điều này cũng giống như một đơn thuốc sẽ không có tác dụng nếu thiếu đi một loại thuốc”, ông Thắng nhận định.
Việc có được các doanh nghiệp FDI chất lượng vào Việt Nam cũng như thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp này với các doanh nghiệp trong nước được đánh giá là sẽ góp phần thúc đẩy năng suất lao động của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến, chế tạo.
Dù khoảng cách về năng suất lao động trong ngành này tuy đang thu hẹp nhưng vẫn còn lớn giữa Việt Nam và các nước thu nhập trung bình trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia và Malaysia và rất lớn so với các nước công nghiệp như Nhật Bản và Hàn Quốc.
Việt Nam thiếu 100.000 nhân sự IT trong năm tới dù trả lương khủng
Việt Nam sắp có thêm chương trình liên kết quốc tế với trường top 400 thế giới
Hôm nay (25/04) Đại học FPT đã chính thức khởi động chương trình liên kết quốc tế với Đại học Công nghệ Swinburne (Úc), đánh dấu bước phát triển lớn trong quan hệ hợp tác giữa 2 trường đại học nhằm đưa nền giáo dục chất lượng của Úc đến với sinh viên Việt Nam.
VBC ra mắt với sứ mệnh liên kết, hợp tác và lan tỏa các giá trị thương hiệu Việt
Câu lạc bộ Thương hiệu Việt (VBC) chính thức ra mắt hoạt động hôm 17/10 vừa qua với sứ mệnh đồng hành, dẫn dắt, sẻ chia vô vị lợi với các thương hiệu Việt, chung tay gỡ khó, vượt lên vì lợi ích chung của đất nước.
Lợi nhuận VNG giảm gần 60% vì thẻ cào và công ty liên kết
Sau khi báo lãi gần 1.000 tỷ đồng trong năm ngoái, kết quả kinh doanh của VNG xấu đi trong nửa đầu năm 2018 do việc dừng nạp tiền bằng thẻ cào của các nhà mạng và khoản đầu tư vào Tiki tiếp tục lỗ lớn.
Công nghiệp thực phẩm: Liên kết để cất cánh
Trước nhiều hạn chế còn tồn tại trong ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam, lời khuyên của các chuyên gia Nhật Bản là phải xây dựng được chuỗi giá trị thực phẩm, gia tăng giá trị sản phẩm qua từng khâu sản xuất, chế biến, phân phối đến tiêu thụ.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
10 kỷ lục tiêu biểu của Ý và cơ hội cho doanh nghiệp Việt
"Italy in 10 Selfies - 10 kỷ lục tiêu biểu của kinh tế Ý" không chỉ là một tài liệu tự báo cáo mà còn là cầu nối hợp tác doanh nghiệp Việt - Ý.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.