Tiêu điểm
Doanh nghiệp FDI thong dong phát triển trước sự lúng túng của doanh nghiệp nội
Doanh nghiệp Nhà nước muốn bám mãi vào cơ chế xin - cho trong khi doanh nghiệp tư nhân bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt nhưng lại gặp nhiều khó khăn về mặt chính sách và pháp luật sẽ là cơ hội để khu vực FDI phát triển mạnh.
Đánh giá về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, PGS.TS Nguyễn Văn Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh nhìn nhận, việc cải cách trong khối doanh nghiệp Nhà nước còn chậm trễ, đặc biệt là công tác cổ phần hoá đang được thực hiện một cách ì ạch.
Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp từng cho biết, năm 2018 mới chỉ cổ phần hoá được 23 doanh nghiệp, tạo áp lực cổ phần hóa sang năm 2019.
Nhiều đơn vị có số lượng doanh nghiệp phải cổ phần hóa lớn nhưng chưa thực hiện theo đúng kế hoạch và chưa báo cáo về việc điều chỉnh tiến độ. Tương tự, tình hình thoái vốn trong năm 2018 cũng chỉ thực hiện được một phần ba kế hoạch.
Nhiều trường hợp hoàn thành kế hoạch cổ phần hoá song mục mục đích thật sự là tái cơ cấu, phân bố lại nguồn lực không đạt được do với tỷ lệ nắm giữ 8% vốn sau cổ phần hóa, các nhà đầu tư tư nhân thực tế không có quyền chi phối doanh nghiệp.
Điều này dẫn đến thực trạng tổ chức bộ máy, hoạt động quản trị, hiệu quả sản xuất kinh doanh tại một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa không có nhiều thay đổi. Việc chuyển nguồn lực doanh nghiệp nhà nước sang cho khu vực tư nhân chưa thiết thực và mang lại lợi ích tăng trưởng to lớn cho nền kinh tế.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Nam, doanh nghiệp Nhà nước vẫn đang lúng túng trong cải tạo, đổi mới và thay đổi cách thức kinh doanh.
“Vẫn còn luyến tiếc cơ chế cũ, vấn muốn bám vào cơ chế xin cho mà không chịu nhảy sang kinh doanh, hạch toán. Đó là kém cỏi gây lãng phí rất lớn cả về vốn và nhân lực”, ông Nam đánh giá.
Trong khi đó, khối tư nhân lại đang phát triển mạnh trong thời gian qua. Xuất hiện một số doanh nghiệp tư nhân nổi lên có thể đảm nhiệm các công việc lớn mà trước đó chưa ai dám làm như xây dựng sân bay, cầu cảng…
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đang cạnh tranh quyết liệt với số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng cao. Tuy nhiên số doanh nghiệp bị loại ra khỏi cuộc chơi này cũng không hề ít.
Ông Nam nhấn mạnh, đó là điều đáng để ý vì nếu muốn phát triển và vươn lên chiếm lĩnh thị trường, doanh nghiệp phải phấn đấu để có thể cạnh tranh. Đó là cơ hội nhưng cũng là thách thức.
Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, hệ thống doanh nghiệp ở Việt Nam có những bước tiến và phát triển mới nhưng chưa phát huy hết được khả năng và tiềm năng mà vấn đề xuất phát từ cả khối doanh nghiệp Nhà nước và khối tư nhân.
Trong đó, chính sách và luật lệ chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt trong việc xử lý doanh nghiệp nhà nước.
“Dứt khoát phải cổ phần hoá, phải cải tổ doanh nghiệp Nhà nước vì lực lượng này giữ một tiềm năng rất lớn nhưng làm ăn không hiệu quả. Đồng thời, chính sách phải thông thoáng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển”.
Ông Nam nhìn nhận, cả hai khối này đều gặp những lúng túng riêng của mình nên tạo cơ hội cho doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp Nhà nước chưa vươn lên được trong kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân lại gặp những hạn chế về chính sách, luật lệ.
“Đó cũng chính là lúc doanh nghiệp FDI thong dong bước vào và phát triển rất nhanh. Dù là một việc đáng mừng vì nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam tăng cao song về lâu dài, không thể sống nhờ họ mãi được. Việt Nam phải phát triển doanh nghiệp của mình, mà trước hết là cần thay đổi chính sách”, ông Nam nói.
Bước vào nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp phải làm ăn đàng hoàng, kiếm tiền dựa vào năng lực của mình trên cơ sở tuân thủ đúng pháp luật. Theo ông Nam, một số doanh nghiệp tư nhân nổi lên nhưng vi phạm luật này, luật kia nên cũng sớm bị xử lý, như vậy là rất lãng phí.
Doanh nghiệp FDI lo ngại về 'những lời hứa ban đầu vẫn chưa được thực hiện'
Doanh nghiệp FDI lo ngại về 'những lời hứa ban đầu vẫn chưa được thực hiện'
Theo đại diện các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, cải cách luật và thể chế là yêu cầu cấp thiết nếu Việt Nam muốn thu hút đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao.
Văn hoá 'quan hệ' có ảnh hưởng đến việc liên kết với các doanh nghiệp FDI?
TS. Nguyễn Thắng, Giám đốc Trung tâm phân tích và dự báo (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) nhận định, mục tiêu cuối cùng của việc liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt vẫn luôn là doanh thu, lợi nhuận trong dài hạn. Trong quá trình đó, yếu tố niềm tin vẫn là trên hết.
TS. Nguyễn Đức Thành: 'Khu vực FDI cũng chính là điểm yếu của nền kinh tế'
TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng, triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn sẽ tiếp tục phụ thuộc vào FDI, kết quả gỡ bỏ rào cản thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
FDI 4.0 - Vì sao và những việc cần làm
Trong giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi nguồn lực FDI phải có chất lượng cao hơn, cụm từ mới “FDI 4.0” – nhằm xác định rõ tên của một loại FDI mới, và xác định sự cần thiết phải tập trung ưu tiên cho dòng vốn FDI 4.0 này ở mọi lĩnh vực và địa bàn của nền kinh tế.
Chuyện 'xóa mù' quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc
Hệ thống quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc có thể được xem là nguồn cảm hứng, hình mẫu cho hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đèo Cả huy động vốn cho cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh
Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là một trong số các dự án cao tốc trọng điểm đang được Đèo Cả tích cực tập trung nguồn lực triển khai.
Doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã gây dựng BIM Group lớn mạnh như thế nào?
Với sự kiên định và tầm nhìn sâu sắc, doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã dẫn dắt BIM Group trở thành một trong những tập đoàn đa ngành lớn tại Việt Nam, có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Ngành phân bón phục hồi mạnh
Thay vì phân hóa trong cùng kỳ năm trước, diễn biến phục hồi đồng đều ở toàn ngành phân bón trong quý III cũng như chín tháng đầu năm nay.
Lạc quan về tăng trưởng kinh tế, người Việt tăng chi tiêu
Tin tưởng hơn vào tăng trưởng kinh tế, người tiêu dùng Việt Nam đã tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu lẫn các trải nghiệm.
Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao
Bài phát biểu của bà Mariam J. Sherman, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào về triển vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.
Dám thử và sai để làm đúng ở Alphanam
Alphanam đang có một thế hệ nhân sự ở độ đôi mươi với những tư duy mới mẻ, khác biệt về cuộc sống và công việc.