Diễn đàn quản trị
Doanh nghiệp gia đình: IPO – 'vạch áo cho người xem lưng'?
IPO - lên sàn dường như là mục tiêu chung của rất nhiều doanh nghiệp. Thế nhưng, đối với doanh nghiệp gia đình, việc lên sàn còn rất nhiều khó khăn.
Tới năm 2018, sẽ tròn 18 năm kể từ phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ khi bắt đầu phát triển tới nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã giúp cho nhiều doanh nghiệp vươn lên mạnh mẽ, quy mô lên tới hàng tỷ USD.
Chính vì đó, IPO - lên sàn dường như là mục tiêu chung của rất nhiều doanh nghiệp. Thế nhưng, đối với doanh nghiệp gia đình, việc lên sàn còn rất nhiều khó khăn.
Không phủ nhận, việc bán được cổ phiếu ra ngoài thị trường là một bước ngoặt đối với các doanh nghiệp gia đình, dù là thông qua hình thức IPO hay là sang nhượng, bán cho bạn bè, người thân.
Thực ra, một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp gia đình linh hoạt và đưa ra được quyết định nhanh chóng, đó là vì họ có khá ít cổ đông, và giữ gìn được những giá trị, định hướng cốt lõi của gia đình.
Tuy nhiên, để các doanh nghiệp gia đình đạt được tham vọng tăng trưởng, họ luôn tìm cách huy động được vốn, và bán cổ phiếu là một trong những cách thông dụng để đạt được điều đó.
Thách thức ở đây xoay quanh việc, những cổ đông bên ngoài có thể có cách nhìn khác, cũng như đặt niềm tin vào giá trị riêng. Thậm chí là động lực khác so với các thành viên trong doanh nghiệp gia đình.
Điều này có thể ảnh hưởng rất nhiều tới văn hóa của doanh nghiệp, bởi khi hoạt động khép kín, ban lãnh đạo công ty sẽ tập trung cho các vấn đề dài hạn, phát triển kinh doanh từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trong khi đó, các cổ đông bên ngoài trú trọng tới việc nhanh chóng hoàn vốn. Từ mục đích khác nhau đó nên những quyết định của họ và các thành viên trong gia đình đưa ra thường khó đồng thuận.

Như vấn đề của một doanh nghiệp gia đình có 20 năm sản xuất và kinh doanh hàng nông sản, thực phẩm. Doanh nghiệp thuộc sở hữu 100% của các thành viên trong gia đình.
Hiện nay, trước áp lực cạnh tranh gay gắt của nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh trong nước và quốc tế, doanh nghiệp cần thêm nguồn lực về tài chính, nhân sự để tồn tại và phát triển.
Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu cũng như xin tư vấn từ các đơn vị chuyên nghiệp, CEO đã đề xuất với HĐQT kế hoạch đưa công ty trở thành doanh nghiệp đại chúng, thực hiện IPO và sau đó niêm yết trên sàn chứng khoán, nhưng vẫn giữ quyền điều hành, chi phối.
CEO cho rằng, trong các doanh nghiệp bứt phá và có lực cạnh tranh trên thị trường hiện nay, phần lớn là doanh nghiệp đã xã hội hoá. Bởi muốn phát triển được các đơn vị phải cần đến nguồn vốn lớn, nguồn nhân sự chuyên nghiệp. Vì vậy, IPO là giải pháp tối ưu nhất hiện nay để doanh nghiệp phát triển.
Lý lẽ ở đây là doanh nghiệp muốn phát triển, không thể bó hẹp trong phạm vi gia đình. Việc thực hiện IPO sẽ mở ra cơ hội tài chính rộng lớn hơn. Đây còn là giải pháp để tăng khả năng cạnh tranh, sinh tồn của doanh nghiệp, đối phó được các áp lực hiện hữu đến từ nhiều doanh nghiệp nước ngoài và các công ty đại chúng khác.
Ngoài ra, việc đại chúng hoá, thực hiện IPO là cơ hội giúp doanh nghiệp có thể tự điều chỉnh lại mình để chuyên nghiệp và minh bạch hơn. Sau khi IPO, các nhân viên trong công ty cũng có cơ hội được sở hữu cổ phần. Đây là một trong những tiền đề để doanh nghiệp có thể thu hút được nhân tài.
Thế nhưng, các cổ đông phản đối và muốn giữ nguyên mô hình hiện tại, vì cho rằng, hiện nay, họ hàng trong gia đình còn nhiều, muốn kêu gọi vốn, kêu gọi nhân sự thì chỉ cần huy động người nhà, không cần tới sự trợ giúp từ bên ngoài.
Trở thành doanh nghiệp đại chúng sẽ làm mất đi các giá trị về văn hoá gia đình. Khi IPO, có hàng trăm con mắt soi mói, doanh nghiệp sẽ rất dễ lộ ra các điểm yếu. Không những thế, thực hiện IPO là mang của nhà ra cho người ngoài, bởi tài sản nắm trong tay, giờ thành cổ phiếu, lên xuống phụ thuộc vào thị trường. Nguy cơ bị thôn tính là rất lớn.
Họ chỉ ra, không ít các doanh nghiệp sau khi IPO đã phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Ngoài ra, để thực hiện IPO không phải là chuyện đơn giản, doanh nghiệp phải tốn rất nhiều công sức và tiền bạc. Vì vậy CEO không nên lựa chọn phương án rủi ro này.
Vậy CEO sẽ thuyết phục các thành viên HĐQT thế nào?
Câu trả lời sẽ có tại Chương trình CEO – Chìa khoá thành công với chủ đề: "Doanh nghiệp gia đình - Lựa chọn tương lai", được phát sóng vào 10h00 sáng Chủ nhật ngày 17/06 và phát lại vào 8h00 sáng Thứ 2 ngày 18/06/2018 trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.
CEO – Chìa khóa thành công là một chương trình chính luận, kinh tế chuyên biệt do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất với sự đồng hành của Bia Hà Nội, PwC Việt Nam, Hội đồng Doanh nhân và Gia đình Việt Nam (VEFC). Ra đời từ năm 2005, chương trình có sứ mệnh “Đồng hành doanh nghiệp, nâng tầm doanh nhân” trong thời kỳ kinh tế thị trường và hội nhập.
Bắt đầu từ năm 2017, bên cạnh các chương trình phát sóng trên VTV, CEO – Chìa khóa thành công sẽ tổ chức chuỗi các hội thảo dành riêng cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp theo các chủ đề hữu ích và thời sự về kinh doanh. TheLEADER.vn là đơn vị bảo trợ thông tin cho chương trình này.
Chương trình được tổ chức định kỳ hai tháng một lần các hội thảo, tọa đàm, workshop, với nội dung xoay quanh các vấn đề nan giải mang tính chiến lược về thương hiệu, phát triển, nhân sự, tài chính của các doanh nghiệp. Qua đó, đồng hành, tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, giúp họ tiếp tục định hướng phát triển.
Bitas’ và những bài học quản trị gia đình của 'cặp đôi hoàn hảo' Đỗ Long - Lai Kim
Bitas’ và những bài học quản trị gia đình của 'cặp đôi hoàn hảo' Đỗ Long - Lai Kim
Những bài học về quản trị của ông bà Đỗ Long - Lai Kim, chủ thương hiệu Bitas' là cái nhìn tích cực về mô hình doanh nghiệp gia đình.
Bí quyết quản trị 'cơm lành canh ngọt' của vợ chồng chủ thương hiệu kim chi Ông Kim’s
Mô hình quản trị gia đình không phải thật sự là xấu nhưng phải biết giới hạn và công ty phải là công ty
Ba giải pháp để tránh rủi ro cho mô hình quản trị gia đình
Doanh nghiệp gia đình cần được xem xét thiết kế, xây dựng và quản lý tốt hơn là chỉ coi nó như những tổ chức nhỏ, thiếu chuyên nghiệp hay những tập đoàn mà gia đình được quyền lực vô hạn, muốn thao túng thế nào thì thao túng…
Vì sao mô hình quản trị gia đình thất bại?
Theo ông Nguyễn Hoàng Văn, CEO thương hiệu Cua Ngon, quản trị doanh nghiệp và quản trị gia đình có nhiều nét tương đồng nhưng cũng có những điểm khác biệt cần các thành viên trong đó phải thấu hiểu.
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Khi AI trở thành đồng nghiệp
Agentic AI chính là “động cơ số” giúp doanh nghiệp Việt Nam tối ưu hoá chuỗi cung ứng và dự báo nhu cầu khách hàng trong cuộc chơi toàn cầu.
Doanh nghiệp gia đình trước sức ép chuyển mình
Chưa bao giờ các doanh nghiệp gia đình lại đối mặt với cả động lực và áp lực phải thay đổi, tái cấu trúc theo hướng tinh gọn và hiệu quả như hiện nay.
Rủi ro bủa vây doanh nghiệp: Hội đồng quản trị đang ở đâu trên trận tuyến?
Bản chất của quản trị rủi ro không phải là giảm thiểu rủi ro một cách tối đa mà là phải gắn chặt với quản trị hiệu suất và hoạt động kinh doanh.
AI là 'người hùng thầm lặng' giúp Be Group có lãi
Hành trình "thay máu" bằng AI vào mọi ngóc ngách của hoạt động kinh doanh, vận hành đã giúp Be Group chuyển mình, hướng tới tăng trưởng bền vững.
VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank
Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.