Bất động sản
Doanh nghiệp muốn giảm giá bán nhà cũng khó
Thủ tục pháp lý ách tắc, kéo dài đã khiến nguồn cung ra thị trường ngày càng khan hiếm, đẩy giá bất động sản tăng cao.

Dự án mòn mỏi chờ thủ tục
Là doanh nghiệp bất động sản đã có tuổi đời hơn 10 năm tại TP.HCM, ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group than rằng chưa khi nào cảm thấy "hoang mang" với thị trường bất động sản như hiện tại.
Ông Phúc chia sẻ, do các yếu tố đầu vào của bất động sản đều đang tăng rất cao nên doanh nghiệp dù muốn cũng không thể phát triển nhà ở giá rẻ hoặc tăng nguồn cung cho thị trường.
Thủ tục pháp lý phức tạp và kéo dài, thậm chí bế tắc, là một trong những nguyên nhân được ông Phúc cũng như nhiều lãnh đạo doanh nghiệp chỉ ra là nhân tố khiến cho giá bất động sản càng ngày càng tăng.
Lấy ví dụ từ thực tế của chính doanh nghiệp mình, ông Phúc cho biết một dự án bất động sản của Phú Đông Group dù đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về pháp lý, cũng phải mất đến 2,5 năm để hoàn thiện thủ tục.
Giả sử một lô đất có giá 300 tỷ đồng, chỉ cần chậm ra hàng một năm, doanh nghiệp đã mất thêm 10% chi phí lãi vay ngân hàng. Số tiền này sẽ được cộng vào giá bán dự án.

"Đó là nguyên nhân khiến giá nhà ở không thể giảm. Không phải doanh nghiệp không muốn phát triển nhà ở xã hội, nhà giá rẻ nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, chúng tôi rất tha thiết làm nhưng để tiếp cận thì không đơn giản.
Thực tế thời gian vừa qua cho thấy, các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội đa phần đều lỗ, không hiệu quả, việc quyết toán nhà ở xã hội rất khó khăn", ông Phúc tiết lộ.
Trong tình cảnh tương tự, ông Nguyễn Văn Hậu, Tổng giám đốc Asian Holding cũng cho biết, doanh nghiệp đã mất tới 4 năm để hoàn thành thủ tục pháp lý cho một dự án tại huyện Bình Chánh (TP.HCM), từ khi có được chấp thuận chủ đầu tư đến khi hoàn thành thủ tục pháp lý.
"Nếu mỗi năm mất 10% về lãi vay thì chúng tôi phải mất 4 năm trả khoản lãi vay đó", ông Hậu trăn trở, pháp lý là câu chuyện muôn thuở trên thị trường bất động sản. Tốc độ thủ tục pháp lý quá chậm đã khiến số lượng các dự án được phép mở bán chỉ khoảng vài chục dự án mỗi năm, trong khi đó trước đây là hàng trăm dự án.
Bên cạnh đó, để doanh nghiệp tiếp cận được quỹ đất phát triển dự án cũng cực kỳ khó khăn. Mỗi địa phương thường dành những quỹ đất đẹp, vị trí đắc địa, ưu tiên cho các doanh nghiệp lớn của tỉnh. Với những dự án có sẵn pháp lý sạch, Asian Holding phải chấp nhận mua giá cao, chịu lãi ít đi... "Chỉ có cách đó mới tiếp cận được dự án", ông Hậu nói.
Nguồn cung hạn chế, giá tăng
Theo đại diện nhiều doanh nghiệp, việc thủ tục pháp lý kéo dài đã khiến nguồn cung ra thị trường ngày càng khan hiếm, đẩy giá bất động sản tăng cao.
Trưởng phòng R&D của công ty DKRA Việt Nam - ông Võ Hồng Thắng cho biết, nguồn cung nhà đất trên thị trường hiện rất thấp.
Trong quý I năm nay, thị trường TP.HCM và các tỉnh giáp ranh ghi nhận 18 dự án căn hộ mở bán, trong đó chỉ có 2 dự án mới và 16 dự án ở giai đoạn tiếp theo. Các dự án này cung cấp ra thị trường 3.398 căn, bằng 42% so với quý trước và bằng 62% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn cung nhà ở thấp tầng còn hiếm hơn khi chỉ có 611 căn mở bán ở TP. HCM và các tỉnh giáp ranh, bằng 17% so quý trước và bằng 31% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn cung giảm trong khi cầu lớn khiến giá tăng mạnh, nhất là trên thị trường sơ cấp. Cụ thể, phân khúc đất nền quý I/2022 có sự gia tăng giá bán ở một số địa phương như Long An tăng 4-6% so với quý trước, Bình Dương tăng 3-5%... Có dự án đất nền ở Đồng Nai bán với giá 74 triệu đồng/m2, tiệm cận giá một số khu vực ở TP.HCM.
Giá căn hộ tại TP.HCM cũng tăng từ 3-5%, Bình Dương tăng từ 2-4%. Thị trường Bình Dương có những căn hộ tiệm cận giá 53 triệu đồng/m2.
Giá nhà phố, biệt thự ở Đồng Nai ghi nhận mức tăng 8-12%, đặc biệt có dự án lên đến 2,5 triệu USD/căn.
Bên cạnh nguyên nhân khiến giá sơ cấp tăng do quỹ đất phát triển các dự án như nội thành TP.HCM khan hiếm, những nút thắt pháp lý gần như không tháo gỡ nhiều, thời gian triển khai kéo dài khiến nguồn cung giảm rất mạnh hai năm qua, ông Thắng cho rằng, hiện các chi phí đầu vào như vật liệu, nhân công đều tăng rất cao cũng là nguyên nhân gây tăng giá bất động sản.
Bên cạnh đó, sau thời gian dịch bệnh, các chủ đầu tư dự án cũng áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ khách hàng như khuyến mại, ưu đãi lãi suất, thời gian ân hạn nợ gốc... tất cả các chi phí này cũng được cộng vào giá bán bất động sản.
Ngoài ra, thị trường đang xuất hiện nhiều cơ hội, tiềm năng là lực đẩy cho giá bất động sản tăng cao như sự phục hồi nền kinh tế; lãi suất duy trì mức thấp; gói hỗ trợ đầu tư công; những công trình hạ tầng giao thông đang và sẽ triển khai làm tăng tính kết nối vùng; quy hoạch các khu công nghiệp để đón dòng vốn đầu tư cả trong và ngoài nước.
Ngoài ra, thời gian gần đây, thị trường có sự tham gia của các chủ đầu tư có kinh nghiệm và tiềm lực tài chính với các dự án quy mô lớn làm thay đổi thị trường bất động sản của các địa phương, đưa mặt bằng giá lên một tầm cao mới, ông Thắng nhận định.
Ông Thắng cho rằng, nếu điểm nghẽn pháp lý sớm được tháo gỡ sẽ giúp tăng cung cho thị trường bất động sản, từ đó điều tiết làm giảm nhiệt đà tăng giá.
Đó cũng là mong mỏi từ phía các doanh nghiệp. Theo ông Phúc, khi phát triển dự án, doanh nghiệp quan tâm tới ba yếu tố: Đất, thủ tục pháp lý và tài chính.
Trong đó, năng lực tài chính là yếu tố doanh nghiệp có thể chủ động được. "Các cơ quan quản lý nhà nước nói doanh nghiệp cần ưu đãi thuế, hỗ trợ vốn nhưng thực tế, điểm mạnh nhất của doanh nghiệp là dùng nguồn lực vốn làm kinh doanh. Vấn đề lớn nhất với chúng tôi hiện nay là quỹ đất và thủ tục pháp lý.
Doanh nghiệp rất muốn tăng cung, nhưng gặp nhiều khó khăn trong với vấn đề pháp lý dự án. Tôi cho rằng, các địa phương cần tạo quỹ đất và khơi thông vấn đề về thủ tục đầu tư để doanh nghiệp tham gia làm dự án. Một khi tìm thấy cơ hội thì doanh nghiệp sẽ làm ngay và làm tốt", ông Phúc chia sẻ.
Bất động sản lập mặt bằng giá mới
Lại bùng nổ dự án bất động sản nghỉ dưỡng
Hàng loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng với quy mô lớn, tổng vốn đầu tư "khủng" đang được khởi động, hứa hẹn sự trở lại mạnh mẽ của phân khúc thị trường này trong năm 2022.
Cân nhắc quản lý việc đặt cọc mua bán bất động sản
Nhiều khiếu nại, tố cáo liên quan đến hợp đồng hứa mua, hứa bán khi người sử dụng đất chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Bất động sản lập mặt bằng giá mới
Xuất hiện những dự án bất động sản chào bán với giá cao ngất ngưởng.
Bất động sản vẫn tắc pháp lý
Hệ thống pháp luật chưa theo kịp tốc độ phát triển của thị trường bất động sản.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Men say đô thị ở Bắc Ninh: Hưng phấn hay bong bóng?
Bắc Ninh đang chứng kiến làn sóng đầu tư đô thị hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng liệu đó là dấu hiệu tăng trưởng hay nguy cơ bội cung, bong bóng thị trường?
Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.
Ưu đãi cực hời chờ “Gai con” tại Ocean City
Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.