Doanh nghiệp ngóng hỗ trợ về thể chế

An Chi Thứ năm, 16/12/2021 - 16:12

Theo nhiều chuyên gia, bên cạnh các gói hỗ trợ về tài khoá, tiền tệ, chính sách quan trọng nhất đối với doanh nghiệp lúc này là hỗ trợ về thể chế. Sau dịch chính là thời điểm vàng để Chính phủ đẩy mạnh cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Chính phủ cần sớm có các giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi, kéo theo đó là sự phục hồi của cả nền kinh tế

Sự bùng phát mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 lần thứ tư cùng với các đợt phong tỏa, giãn cách kéo dài liên tiếp đã khiến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.

Sau 4 lần dịch bùng phát, nhiều doanh nghiệp đã kiệt quệ, sức chống đỡ giảm dần. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động cao hơn số doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng năm 2021 cho thấy các doanh nghiệp chưa lạc quan trong thời gian ngắn hạn.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 9/2021, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới có sự sụt giảm mạnh cả về số lượng doanh nghiệp và số vốn đăng ký. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới chỉ đạt 3.899 doanh nghiệp, giảm 62,2% so với cùng kỳ năm 2020; số vốn đăng ký chỉ đạt 62,4 nghìn tỷ đồng, giảm 69,3%. Đây là tháng 9 có số doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký thấp nhất kể từ năm 2016.

Dưới tác động của dịch bệnh, đã có 90.291 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 9 tháng đầu năm 2021, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, có 45.091 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm 49,9% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 9 tháng đầu năm 2021.

Ngay cả trong thời gian gần đây, khi Chính phủ chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, hoạt động của các doanh nghiệp cũng chưa có nhiều khởi sắc. Trong tháng 11/2021, cả nước có 9.421 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó có 3.523 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Trước thực trạng khó khăn của doanh nghiệp hiện nay, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch HĐQT Dongtam Group cho rằng, Chính phủ cần sớm có các giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi, kéo theo đó là sự phục hồi của cả nền kinh tế.

Bên cạnh các gói hỗ trợ về tiền tệ, tài khóa, theo ông Thắng, các doanh nghiệp đang rất cần sự hỗ trợ về thể chế. "Hỗ trợ về tiền chỉ là một phần nhỏ trong các giải pháp giúp doanh nghiệp phục hồi. Quan trọng hơn cả là sự hỗ trợ về thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp".

Làm kinh doanh nhiều năm, Chủ tịch Dongtam Group chia sẻ rằng, bản thân ông nhiều lần thất nản, muốn đóng cửa doanh nghiệp vì những thủ tục hành chính nặng nề, chính sách chồng chéo, phức tạp.

Doanh nhân Sao Đỏ: 'Không xin tiền, chỉ xin hỗ trợ về thể chế'

Những tác động về chính sách hiện đang làm chậm bước tiến của doanh nghiệp, gây thiệt hại rất lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam vốn chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, rất yếu về tiềm năng, tiềm lực, lại đang chịu những thiệt hại nặng nề sau đại dịch.

Do đó, sau dịch chính là thời điểm để Chính phủ đẩy mạnh cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí hoạt động, hạ giá thành sản phẩm, rút ngắn thời gian chờ thủ tục, đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây chính là yếu tố mấu chốt giúp doanh nghiệp phục hồi bền vững.

Hiện nay, ngân sách của nhà nước rất hạn chế, dư địa để dùng tiền để hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp không còn quá nhiều. Bên cạnh các chính sách về tài khóa, tiền tệ, Chính phủ nên nên đẩy mạnh cả về cải cách thể chế nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ông Thắng nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, TS. Vũ Tiến Lộc, nguyên Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, cũng cho rằng, quý III/2021, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã sụt giảm nặng nề do dịch bệnh. Nền kinh tế gần như đã lỡ nhịp tăng trưởng chung của cả thế giới trong năm 2021 do chậm mở cửa, sống chung với dịch bệnh.

Vừa qua, Chính phủ đã có quyết định sống chung với dịch bệnh, đây là quyết định phù hợp để tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp và phát triển kinh tế, tránh sự tụt hậu quá sâu so với thế giới.

"Bây giờ là lúc chúng ta đang phải lấy lại những gì đã mất", ông Lộc nhấn mạnh và cho rằng, Chính phủ cần sớm có giải pháp giúp doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi. Vấn đề là hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách nào?

Hiện nay Chính phủ đang trình Quốc hội gói giải pháp về tài khoá và tiền tệ để kích thích nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, cách tiếp cận của gói chính sách này rất thận trọng, tuỳ thuộc vào ngân sách nhà nước và giữ vững mục tiêu, ổn định kinh tế vĩ mô. "Trong mọi chính sách kích thích nền kinh tế, Chính phủ luôn coi kinh tế vĩ mô là nền tảng, nếu không giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, sẽ mất tất cả", ông Lộc nhận định.

Chính vì vậy, vị chuyên gia này cho rằng, gói hỗ trợ về tài khoá và tiền tệ được Chính phủ đưa ra sẽ có quy mô phù hợp, không quá lớn làm xáo trộn thị trường, đẩy nhanh áp lực lạm phát, gây bất ổn kinh tế vĩ mô và tăng rủi ro nợ xấu cho ngân hàng.

Trong khi các gói hỗ trợ về tài khóa, tiền tệ hiện đang là hữu hạn so với khả năng hấp thụ của nền kinh tế, các doanh nghiệp và ngân sách nhà nước, thì hỗ trợ quan trọng nhất đối với doanh nghiệp hiện nay là hỗ trợ về thể chế.

Ông Lộc cho rằng, các cải cách mạnh mẽ về thể cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính đang trở nên vô cùng cấp bách ngay lúc này. Thời điểm khó khăn cũng chính là lúc thích hợp nhất để đẩy mạnh cải cách thể chế, hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Cắt giảm được các thủ tục hành chính sẽ giúp đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp các dự án sớm được đưa vào thực tiễn, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đầu vào cho sản phẩm và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Hiện nay Chính phủ đã trao quyền các địa phương để thực hiện cắt giảm các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Điều này cần thực hiện mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Ông Lộc đề nghị Quốc hội sớm ban hành một nghị quyết cho phép Chính phủ có ứng xử linh hoạt với các quy định không có trong hành lang pháp luật, chưa có tiền lệ nhưng là cần thiết đối với hoạt động doanh nghiệp và phục hồi kinh tế.

Có như vậy, các doanh nghiệp mới có thể tự tin vượt qua khó khăn để phát triển trong kế hoạch tái khởi động nền kinh tế, ông Lộc nhấn mạnh.

Dấu hiệu kinh tế đang hồi phục

Dấu hiệu kinh tế đang hồi phục

Tiêu điểm -  3 năm
Bức tranh kinh tế Việt Nam đang tươi sáng trở lại với nhiều chỉ số tích cực từ sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và tiêu dùng.
Dấu hiệu kinh tế đang hồi phục

Dấu hiệu kinh tế đang hồi phục

Tiêu điểm -  3 năm
Bức tranh kinh tế Việt Nam đang tươi sáng trở lại với nhiều chỉ số tích cực từ sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và tiêu dùng.
Doanh nghiệp công nghệ “đảo chiều” dòng chảy “chất xám Việt”

Doanh nghiệp công nghệ “đảo chiều” dòng chảy “chất xám Việt”

Tiêu điểm -  3 năm

Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam đang làm đảo chiều hiện tượng chảy máu chất xám. Ngày càng có nhiều nhân tài đã thành danh ở nước ngoài quay trở lại Việt Nam làm việc.

Thị trường ô tô 'nóng rực', doanh nghiệp vay mua xe ngân hàng nào lợi nhất?

Thị trường ô tô 'nóng rực', doanh nghiệp vay mua xe ngân hàng nào lợi nhất?

Nhịp cầu kinh doanh -  3 năm

Thời gian qua, thị trường tiêu thụ xe hơi trở nên sôi động hơn bao giờ hết với hàng loạt tin tích cực từ thị trường như giảm 50% phí trước bạ, nhiều loại xe mới ra mắt và các chương trình ưu đãi hấp dẫn. VPBank là một trong những ngân hàng nhanh nhạy trong xu hướng này khi giảm lãi suất vay mua xe và thời gian phê duyệt khoản vay thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây.

Doanh nghiệp miền Tây chủ động đương đầu thách thức

Doanh nghiệp miền Tây chủ động đương đầu thách thức

Tiêu điểm -  3 năm

Theo khảo sát của VCCI chi nhánh Cần Thơ, doanh nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long dù thiệt thòi và gặp muôn vàn khó khăn nhưng vẫn chủ động đương đầu với đại dịch, chủ động cứu lấy mình.

Golden Gate huy động gần 500 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp

Golden Gate huy động gần 500 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp

Doanh nghiệp -  3 năm

Lô trái phiếu được đảm bảo bằng 573.372 cổ phần của Golden Gate, với mức định giá gần 2 triệu đồng, tương đương với giá trị của toàn công ty đạt gần 15.000 tỷ đồng.

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Tiêu điểm -  1 ngày

Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  19 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  18 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.