Tiêu điểm
Doanh nghiệp ô tô châu Âu vẫn loay hoay với Nghị định 116
Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho rằng việc ban hành Nghị định 116 và Thông tư 03 sẽ làm ảnh hưởng tới những nỗ lực nhằm xóa bỏ rào cản thương mại giữa Việt Nam và EU.
Ngành công nghiệp ô tô Việt chứng kiến sự biến động lớn trong vài tháng qua do những quy định mới của Chính phủ trong Nghị định 116 và Thông tư 03 của Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô, kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu.
Nghị định 116 có hiệu lực từ 1/1/2018, Thông tư 03 có hiệu lực thi hành từ 1/3/2018, đây được xem là những hàng rào khó vượt đối với các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.
Đặc biệt, các doanh nghiệp nhập khẩu xe từ các nước ASEAN bao gồm các thành viên của Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã không ít lần gửi thư kiến nghị lên Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn khi phần lớn ô tô nhập khẩu tại Việt Nam đến từ thị trường này, trong đó có các kiến nghị liên quan đến giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại, yêu cầu thử nghiệm đối với xe nhập khẩu và quy định về đường thử.
Tuy nhiên, một thị trường khác cũng chịu không ít ảnh hưởng từ những quy định mới này là các doanh nghiệp châu Âu.
Trả lời phỏng vấn TheLEADER, ông Gellert Horvath, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết hiện nay, các doanh nghiệp châu Âu hoạt động trong lĩnh vực ô tô đã và đang tăng cường sự hiện diện của mình trên thị trường Việt Nam, trong đó có hãng xe Mercedes-Benz được lắp ráp và phân phối tại Việt Nam.
Việt Nam cũng nhập khẩu ô tô từ châu Âu, chủ yếu là các dòng xe sang như Touareg, Polo, Peugeot và Volvo.
Ông Gellert Horvath cho biết, thành viên của EuroCham và các doanh nghiệp châu Âu hoạt động trong ngành công nghiệp ô tô đang kỳ vọng sẽ tăng cường đầu tư và mở rộng sản xuất tại Việt Nam.
“Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được ký kết vào năm 2015 và dự kiến có hiệu lực từ giữa năm nay sẽ thúc đẩy đầu tư từ các doanh nghiệp châu Âu khi cả hai bên cam kết xóa bỏ các hàng rào thuế quan trong thời hạn 10 năm, trong đó, các dòng thuế nhập khẩu từ EU bao gồm một số nhóm hàng quan trọng như ô tô sẽ được Việt Nam xóa bỏ dần trong thời hạn 9 năm”, ông Gellert Horvath nhận định.
Tuy nhiên, đại diện EuroCham cho rằng, Việt Nam cần có những thay đổi hợp lý nhằm xóa bỏ rào cản về thương mại và đầu tư cũng như các điều kiện kinh doanh không cần thiết.
“Việc ban hành Nghị định 116 và Thông tư 03 sẽ làm ảnh hưởng tới những nỗ lực nhằm xóa bỏ rào cản thương mại cũng như không hỗ trợ cho sự phát triển của cả các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước và quốc tế”, Phó chủ tịch EuroCham nhìn nhận.
Ông Gellert Horvath cho biết, doanh nghiệp nhập khẩu ô tô tại Việt Nam, bao gồm các doanh nghiệp châu Âu, luôn ủng hộ các quy định của Chính phủ nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của ngành ô tô Việt Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tuy nhiên Nghị định 116 đã đặt ra nhiều quy định khắt khe nhằm bảo vệ sản xuất trong nước đồng thời gây ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp nhập khẩu xe nguyên chiếc (CBU), đặc biệt là các quy định về kiểm định cũng như các giấy tờ, thủ tục liên quan.
Tốn thêm chi phí và thời gian
Nghị định 116 quy định với ô tô chưa qua sử dụng, khi tiến hành kiểm tra thử nghiệm, doanh nghiệp nhập khẩu phải cung cấp bản sao Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu, được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài. Cùng với đó là phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra, thử nghiệm đối với từng lô nhập khẩu. Mỗi lô xe nhập về sẽ phải lấy mẫu đem đi kiểm tra, thử nghiệm về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.
Phó chủ tịch EuroCham cho rằng quy định này sẽ làm tăng chi phí và thời gian kiểm định cho các doanh nghiệp. Mỗi lô hàng sẽ tốn chi phí tới 10.000 USD và thời gian kiểm định lên tới 2 tháng. Chính điều này sẽ khiến mức giá bán của xe bị đẩy lên cao.
Đồng thời, các doanh nghiệp châu Âu cũng khó đáp ứng được quy định về Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại nước ngoài. Chính phủ của mỗi quốc gia tiến hành thử nghiệm và cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn của quốc gia đó cho các xe ô tô tiêu thụ trong nước mà thôi, các xe ô tô sản xuất để xuất khẩu không thuộc đối tượng này. Đồng thời, có sự khác biệt rõ ràng giữa thông số kỹ thuật và mã kiểu loại của xe xuất khẩu và xe tiêu thụ trong nước.
Có một vài trường hợp, doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu đúng kiểu loại xe đang lưu hành tại châu Âu về Việt Nam, họ may mắn có được giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại của cơ quan có thẩm quyền châu Âu cho loại xe lưu hành ở châu Âu. Tuy nhiên các xe này được sản xuất theo tiêu chuẩn khí thải hiện hành của châu Âu (Euro 6).
Ông Gellert Horvath cho rằng, việc ban hành quy định này là đi trái với các cam kết về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của WTO.
Bên cạnh đó, Nghị định 116 cũng có thêm quy định yêu cầu các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận và tổng thành nhập khẩu từ nước ngoài phải được thử nghiệm và chứng nhận theo các quy chuẩn quốc gia tương ứng tại Việt Nam hoặc từ các quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực nhận xe cơ giới. Đại diện EuroCham cho rằng quy định này sẽ làm tăng thời gian và chi phí kiểm định xe cho các doanh nghiệp.
Việc chậm chễ trong ban hành Thông tư 03 hướng dẫn thực hiện Nghị định 116 cũng khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn. Nhưng theo các doanh nghiệp, Thông tư 03 được cho là thêm phần ngáng đường doanh nghiệp khi không gỡ bỏ quy định về Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại, một trong những vướng mắc lớn nhất trong Nghị định 116.
Thông tư 03 cũng làm rõ hơn quy định về kiểm định theo từng lô cùng hệ thống các loại giấy tờ để kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; theo đó, mỗi mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong mỗi lô xe nhập khẩu sẽ phải được kiểm tra, thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật.
Ông Gellert Horvath khẳng định, những quy định mới này sẽ ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp kinh doanh xe nhập. Liên quan đến quy định việc thử nghiệm theo lô, đại diện EuroCham đề xuất Chính phủ Việt Nam xem xét và chấp nhận báo cáo thử nghiệm cho các lô hàng tiếp theo mà không cần thử nghiệm lại; cho rằng chứng nhận UNECE vốn đã phù hợp với các Tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam hiện hành đối với cả xe nguyên chiếc cũng như linh kiện hay cụm linh kiện cho lắp ráp và sản xuất ô tô.
“Có như vậy thì mới có thể giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí cũng như các thủ tục hành chính phức tạp; phù hợp với nỗ lực cải cách hành chính tại Việt Nam cũng như các mục tiêu và quy tắc được đặt ra trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) trong việc đạt được các nhận thức chung và xóa bỏ rào cản thương mại song phương”, ông Gellert Horvath đánh giá.
Phó chủ tịch EuroCham cho rằng Việt Nam có thể thực hiện các biện pháp phù hợp hơn để thúc đẩy sản xuất trong nước mà vẫn đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp có thể đóng góp tích cực hơn nữa cho sự phát triển của Việt Nam, đặc biệt trong ngành công nghiệp ô tô.
Vừa qua, tại buổi đối thoại giữa Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô về Nghị định 116 và Thông tư 03, sau khi nghe ý kiến từ các doanh nghiệp và hiệp hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết sẽ báo cáo Chính phủ và đưa ra giải pháp sớm nhất.
Tuy nhiên, Thông tư 03 có hiệu lực đã được hơn 4 ngày nhưng dường như các doanh nghiệp châu Âu vẫn phải tiếp tục chờ đợi và hy vọng khi chưa có diễn biến mới nào.
Trong khi đó, các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN đã tìm được tia sáng đầu tiên khi Bộ Giao thông vận tải vừa chấp nhận giấy chứng nhận kiểu loại do Chính phủ Thái Lan cung cấp và đang khẩn trương hoàn thành thủ tục để nhập xe về nước với mức thuế suất 0%.
Dù vậy, vẫn còn rất nhiều những thử thách trước mắt mà các doanh nghiệp phải vượt qua, bao gồm các quy định thử nghiệm khí thải và an toàn theo từng lô đối với xe nhập khẩu và quy định về đường chạy thử đối với hoạt động sản xuất ô tô trong nước.
2.000 ô tô nhập khẩu về, Honda giảm sốc gần 240 triệu đồng
2.000 ô tô nhập khẩu về, Honda giảm sốc gần 240 triệu đồng
Sau khi thuế nhập khẩu được giảm về 0%, 2.000 xe ô tô thuộc lô hàng nhập khẩu miễn thuế đầu tiên của Honda được chào bán với mức giá giảm tới hàng trăm triệu đồng.
2.000 ô tô nhập khẩu miễn thuế đầu tiên và "phép thử" Nghị định 116
Những thay đổi về quy định nhập khẩu đang thu hút sự chú ý của các nhà sản xuất ôtô ngoại. Nhiều hãng đã đình chỉ việc xuất khẩu ô tô sang Việt Nam trong quá trình theo dõi và xem xét liệu các thủ tục nhập khẩu mới có gây ra bất kỳ trở ngại nào hay không.
Ước tính chỉ có 500 ô tô được nhập khẩu trong 2 tháng qua, giảm tới 98%
2 tháng đầu năm 2018, lượng xe ô tô nguyên chiếc (CPU) nhập khẩu về nước tụt một cách thảm hại, chỉ bằng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nút thắt được tháo gỡ, ô tô nhập khẩu sẽ giảm giá
Các doanh nghiệp đang ráo riết hoàn thành thủ tục nhập khẩu xe về nước. Dự báo, giá xe nhập được bày bán trên thị trường trong một vài tháng tới sẽ giảm đáng kể do thuế về 0%.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.