Thách thức của nhà quản trị doanh nghiệp thời AI và ESG
Những bước nhảy vọt về công nghệ, những hệ quả của biến đổi khí hậu, xung đột địa chính trị trên toàn cầu giờ đã thay đổi cách thức quản trị doanh nghiệp của doanh nhân hiện đại.
Thực hiện ESG có thể xuất phát từ áp lực của thị trường, nhưng mong muốn từ nội tại mới giúp doanh nghiệp vững vàng và tiến xa.
Giữa năm nay, nhà máy HHPPaper Hải Phòng của CTCP HHP Global, tiền thân là CTCP Giấy Hoàng Hà Hải Phòng, đã được cấp giấy chứng nhận Leed Silver – hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về kiến trúc xanh của Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ.
HHPPaper Hải Phòng là dự án đầu tiên của ngành sản xuất giấy tại Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn này.
Để phục vụ cho mục tiêu phát triển xanh, nhà máy thực hiện nhiều giải pháp để tiết kiệm năng lượng, sử dụng nước hiệu quả như lắp đặt hệ thống đèn LED thông minh để tiết kiệm điện, xử lý nước thải và tái sử dụng vào việc sản xuất, sinh hoạt.
Nhà máy xanh này đánh dấu sự chuyển mình của HHP Global hướng tới tích hợp và thực hiện ESG - môi trường, xã hội và quản trị - trong hoạt động kinh doanh.
“Chúng tôi từng khát khao và thấy rằng cần có nhà máy sản xuất thật sự xanh sạch đẹp, xóa tan định kiến rằng ngành giấy là ngành gây ô nhiễm môi trường”, bà Trần Thị Thu Phương, Phó chủ tịch HĐQT HHP Global, chia sẻ tại tọa đàm về giải mã chiến lược quản trị doanh nghiệp bền vững ngày 12/11.
Khát khao ấy đến từ nỗi đau của bà ngay từ khi lập nghiệp.
Năm 2012, từ một người trong ngành tài chính, bà Phương chuyển sang ngành giấy khi mua lại nhà máy đã ngừng hoạt động tại Hải Phòng và đang nợ xấu ngân hàng. Một năm sau, bà cùng đội ngũ đã tái cấu trúc và “cứu sống” nhà máy.
Thế nhưng, niềm vui ấy không kéo dài. “Khi chúng tôi nổi lửa để đốt lò hơi đầu tiên, bắt đầu chạy giấy, thì cư dân kéo đến khiếu kiện, rồi thanh kiểm tra do nhà máy đặt trong khu vực dân cư”, bà Phương nhớ lại.
“Xuất phát từ nỗi đau đó, chúng tôi đã đi tìm mảnh đất để đầu tư, xây dựng một nhà máy mới. Giữa năm 2020, khi cầm quyết định di dời nhà máy cũng là lúc chúng tôi quyết định chọn đầu tư, xây dựng một công trình đạt chuẩn công trình xanh”.
Từ mong muốn chuyển đổi xanh để xóa bỏ định kiến về ngành giấy, HHP Global đã xây dựng và thực hiện lộ trình ESG để phát triển bền vững.
Giống như HHP Global, Tập đoàn Vitto Hoàn Mỹ cũng bắt đầu câu chuyện ESG từ chính những mong muốn nội tại sau hành trình dài hơn hai thập kỷ.
Khởi sinh từ hai doanh nghiệp lớn nhất ngành gạch ốp lát về công suất thiết kế thời điểm đó, Vitto Hoàn Mỹ đặt kế hoạch tiến ra thị trường quốc tế sau khi sắp xếp, quy hoạch lại.
“Năm 2020, 2021, chúng tôi hào hứng với kế hoạch xuất khẩu vì Việt Nam là nước đứng thứ 4 thế giới về sản lượng gạch ốp lát. Thế nhưng, trong các báo cáo nước ngoài mà chúng tôi mua lại, không hề có tên Việt Nam trong danh sách nhóm 25 nhà xuất khẩu gạch ốp lát lớn nhất”, bà Cao Thị Khánh Chi, Tổng giám đốc Vitto Hoàn Mỹ, cho biết tại tọa đàm.
Lúc ấy, Việt Nam có khoảng 60 nhà máy gạch ốp lát và chỉ chưa đầy 1/5 trong số đó có thể xuất khẩu doi hàng Việt giá chưa tốt và chưa đáp ứng được tiêu chuẩn cao của các nước châu Âu, châu Mỹ. Các thị trường này chủ yếu nhập nhiều từ Thái Lan.
Tìm hiểu từ các đối tác nước ngoài giúp người đứng đầu Vitto Hoàn Mỹ nhận ra rằng, các khách hàng quốc tế quan tâm nhiều tới việc kinh doanh có bền vững hay không.
“Điều thôi thúc chúng tôi là muốn xuất khẩu được, muốn cạnh tranh được thì buộc phải có lợi thế nào đó. Chúng tôi đi theo động lực như vậy dù phải đi dò dẫm, tự làm khi ngành gạch ốp lát chưa có tham chiếu”, bà Chi chia sẻ.
Áp lực từ những khách hàng, những thị trường xuất khẩu hiện hữu cũng là yếu tố thúc đẩy CTCP Sản xuất gia công và xuất nhập khẩu Hanel (HanelPT) thực hiện chiến lược trên các yếu tố ESG nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Đơn cử, nhờ vào các hoạt động dành cho cộng đồng, thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng, HanelPT đã thu hút thêm các khách hàng, nhà cung ứng. “Tôi cảm thấy rất ngạc nhiên vì điều này”, bà Trần Thị Thu Trang, Tổng giám đốc HanelPT, chia sẻ trong thảo luận tại tọa đàm.
Không chỉ vậy, thực hiện các yếu tố trong chiến lược ESG còn giúp HanelPT có vị thế khác, thậm chí được xếp ngang hàng với các doanh nghiệp tại các nước lớn.
Lãnh đạo của HanelPT cho biết, doanh nghiệp đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2030, một phần là bởi nếu không, các sản phẩm như cảm biến, máy móc sẽ không thể xuất khẩu.
Cùng với đó, “mục tiêu của HanelPT đồng hành cùng cam kết của cả thế giới và Việt Nam. Năm xưa, HanelPT đi theo tiếng gọi công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì giờ đây, chúng tôi đi theo cam kết của Việt Nam trung hòa carbon vào năm 2050”, bà Trang khẳng định.
“Chiến lược ESG là điều nên làm và chắc chắn phải làm”, vị nữ tổng giám đốc nhấn mạnh.
Chiến lược ESG là điều nên làm và chắc chắn phải làm.
Không ít doanh nghiệp khi tiếp cận với ESG thường lựa chọn hai yếu tố E (môi trường) và S (xã hội) để bắt đầu. “Nhưng càng làm thì sẽ thấy không phải như vậy”, bà Chi nhận định.
Theo bà, để doanh nghiệp có thể thực hành các chiến lược, hành động, yếu tố G – quản trị mới là điều giữ cho các định hướng, mục tiêu đi đúng hướng cũng như có thể đo đếm, đánh giá hiệu quả.
Vitto Hoàn Mỹ hiện có năm nhà máy và tất cả số nhà máy này đều nằm trong danh sách kiểm kê khí nhà kính bắt buộc.
“Vì đã được định hướng từ trước nên khi biết phải kiểm kê bắt buộc, chúng tôi có sự bình tĩnh hơn, chủ động tìm kiếm các nhà tư vấn, đơn vị cung cấp và tiến hành đo đạc”, bà Chi cho biết.
Tuy nhiên, để yếu tố quản trị phát huy tác dụng trong chiến lược ESG, kinh nghiệm của Vitto Hoàn Mỹ đã chỉ ra rằng, việc thay đổi nhận thức cần được tiến hành từ dưới lên trên, tức là từ những người công nhân, nhân viên cho tới những người làm chuyên môn, lãnh đạo thay vì tiếp cận từ trên xuống dưới.
Nguyên nhân là bởi chính những người công nhân mới là người thu thập thông tin cho quá trình kiểm kê.
“Chúng tôi phải vật lộn để làm sao những người công nhân vẫn đang hoạt động, làm công việc bình thường mà vẫn lồng ghép đào tạo, lồng ghép bức tranh lớn của cả doanh nghiệp. Chúng tôi đã dành ngân sách và quỹ thời gian của các anh chị làm chuyên môn, chấp nhận tăng ca để làm công tác đào tạo, truyền thông, dẫn dắt công nhân”, bà Chi cho hay.
Đồng quan điểm, bà Trang cho rằng, ESG cần xuất phát từ yếu tố quản trị mà ở đó, văn hóa doanh nghiệp là tương lai của quản trị.
Tuy nhiên, bà cũng lưu ý rằng, ESG là bài toán mà doanh nghiệp phải làm thật.
“Nếu không làm thật, doanh nghiệp sẽ biến từ người tài thành người tật, lộ bản chất phông bạt để làm báo cáo. Nhưng nếu người lãnh đạo làm thật, triển khai thật thì họ sẽ giàu nhân, giàu nghĩa, giàu tình”, bà Trang phân tích.
Sự tín nhiệm đó sẽ giúp doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn và phát triển bền vững.
Những bước nhảy vọt về công nghệ, những hệ quả của biến đổi khí hậu, xung đột địa chính trị trên toàn cầu giờ đã thay đổi cách thức quản trị doanh nghiệp của doanh nhân hiện đại.
Người lao động thực hành ESG căn cứ vào cam kết của lãnh đạo và các giải pháp phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Có kiến thức về ESG, trí tuệ nhân tạo (AI) và làm thế nào áp dụng vào doanh nghiệp để đem lại lợi ích cho cổ đông đang trở thành thách thức đối với các thành viên hội đồng quản trị (HĐQT).
Đây là nhà máy trí tuệ nhân tạo thứ hai của FPT trên thế giới, phục vụ các tổ chức, doanh nghiệp phát triển công nghệ tại Nhật Bản.
Từ 15/10 - 8/11/2024, “Tuần lễ công dân 2024” của SeABank đã tổ chức hoạt động tại 25 cơ sở, dọn hai bãi biển, trồng 2.000 cây tại 28 tỉnh thành.
Cam Ranh từ đi xa nay đã về gần nhờ có cao tốc TP.HCM - Cam Lâm nên dành ưu thế trên thị trường du lịch ngắn ngày phía Nam.
Đây là khoản tín dụng xanh đầu tiên mà HSBC tài trợ trong lĩnh vực thủy sản của Việt Nam.
Thực hiện ESG có thể xuất phát từ áp lực của thị trường, nhưng mong muốn từ nội tại mới giúp doanh nghiệp vững vàng và tiến xa.
Trước làn sóng đô thị hóa tại Bắc Giang, Tuta Group đã nhanh chóng chớp thời cơ triển khai hàng loạt dự án lớn, quy mô hàng nghìn tỷ đồng.
Không chỉ chuyển nhận tiền hay kiểm tra số dư, hiện nay, ứng dụng ngân hàng số đã trở thành “trợ lý tài chính” đắc lực và OCB OMNI là một minh chứng rõ nét.