Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống thời thắt chặt chi tiêu

Tùng Anh Thứ ba, 28/11/2023 - 18:41

Khi cơn "sóng ngầm" ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) chưa có dấu hiệu kết thúc, khách hàng vẫn tiếp tục thắt chặt chi tiêu và đi tìm giá trị trong sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Doanh nghiệp F&B tìm cách thích ứng thời kỳ khách hàng thắt chặt chi tiêu

Sóng ngầm F&B

Tăng trưởng GDP quý III/2023 đạt 5,3%, thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, đặt áp lực lớn lên quý còn lại của năm. 

Từ góc độ của người làm kinh doanh, ông Nguyễn Hoành Tiến, Phó tổng giám đốc cấp cao MoMo cho rằng, đầu tư công đang là động lực cho tăng trưởng trong khi các yếu tố liên quan đến tiêu dùng, xuất siêu đang yếu trong nền kinh tế, người dân có ít tiền tiêu hơn.

Vị này nhận định, tăng trưởng GDP chậm lại cũng chứng tỏ số việc làm giảm đi, thậm chí ở mức độ đáng ngại. Số lượng doanh nghiệp mở cửa trở lại trong 10 tháng tăng chưa tới 3% so với cùng kỳ trong khi số lượng doanh nghiệp đóng cửa thì tăng hơn 20%. 

Khoản tiền của khách hàng có thể tiêu trên tổng thị trường giảm xuống. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng 10 tháng đầu năm tăng 7% nhưng một phần đến từ việc giá cả tăng cao.

Ngoài lĩnh vực nhu yếu phẩm thì dấu hiệu cho thấy tất cả ngành bán lẻ có mức tăng trưởng thấp hơn năm ngoái. Số lượng khách hàng đến 1 cửa hàng bán lẻ có xu hướng đi xuống và khả năng chi trả cũng thấp hơn.

“Việc gì xảy ra tiếp theo nếu dấu hiệu của nền kinh tế chưa có sự phục hồi đáng kể, số lượng khách hàng và khả năng chi trả càng ngày càng yếu hơn trong giai đoạn sắp tới. Ngành F&B sẽ khó khăn hơn”, ông Tiến nhận định trong sự kiện "Sóng ngầm ngành F&B" do iPOS.vn tổ chức.

Doanh nghiệp F&B thay đổi để tồn tại thời thắt chặt chi tiêu
Ông Nguyễn Hoành Tiến, Phó tổng giám đốc cấp cao MoMo

Dẫn khảo sát từ tháng 3 – 5/2023 của Decision Lab, ông Tiến chỉ ra, khách hàng đang chuyển mức tiêu dùng từ nhà hàng, cà phê sang những thứ mang tính thiết yếu hơn. 

Nếu lý do cho việc ăn ngoài nhiều hơn nằm ở mục đích đảm bảo chất lượng và tiện lợi thì lý do khiến khách hàng ăn ngoài ít hơn là để tiết kiệm. Nếu không có các chương trình ưu đãi thì họ sẽ hạn chế hơn.

Liên quan đến công nghệ, lãnh đạo MoMo chỉ ra ba làn sóng lớn. Một là livestream bán hàng, tuy nhiên không dùng được quá nhiều cho ngành F&B ở thời điểm hiện tại. Hai là thương mại không biên giới. Ba là thanh toán không tiền mặt. 

Số liệu khảo sát của iPOS cho thấy, 25% khách hàng của các chuỗi đã không còn thanh toán bằng tiền mặt, con số này được dự báo sẽ tăng mạnh trong năm tới.

Trong bối cảnh bức tranh kinh tế vĩ mô ghi nhận nhiều dấu hiệu không mấy lạc quan, các nhà kinh doanh F&B cần tự tìm lấy cơ hội, tìm cách điều chỉnh và chủ động thích ứng thay vì trông chờ vào nền kinh tế tốt lên.

“Điểm tích cực đối với ngành F&B là người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng đồ ăn, thức uống và sự tiện lợi”, ông Tiến nhấn mạnh.

Doanh nghiệp cần quay về các giá trị cơ bản

Ông Ngô Nguyên Kha, Tổng giám đốc The Coffee House nhận định, khi khách hàng vẫn đang thắt chặt chi tiêu, họ chỉ quyết định mua khi thấy được giá trị sản phẩm thông qua việc so sánh số tiền bỏ ra với chất lượng sản phẩm. 

Khách hàng cũng tìm kiếm sự tiện lợi khi thực hiện mua hàng. Đặc biệt, họ là khách hàng thường xuyên của nhiều nền tảng giao hàng và tận dụng rất tốt các ưu đãi ở trên những nền tảng này.

“Sóng chưa biết bao giờ mới thôi nên khách hàng vẫn tiếp tục đi tìm giá trị”, ông Kha nói.

Cùng quan điểm, Phó chủ tịch Momo cho rằng, đây là thời điểm ngành F&B phải quay lại giá trị cơ bản, tận dụng xu hướng và làm khuyến mãi thông minh. Cắt máu làm khuyến mãi sẽ khiến doanh nghiệp không thể tồn tại lâu dài. Các giá trị cơ bản này bao gồm: chất lượng đồ ăn và tiện lợi.

Đặc biệt, cần tập trung vào khách hàng cũ nhiều hơn vì đó là đối tượng mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp nếu phục vụ tốt. 

Với khách hàng mới thì nên nhắm vào khách quanh khu vực vì có thể đáp ứng yếu tố tiện lợi, từ đó dễ dàng chuyển đổi sang khách hàng trung thành.

Doanh nghiệp F&B thời thắt chặt chi tiêu 1
Ông Ngô Nguyên Kha, Tổng giám đốc The Coffee House

Với The Coffee House, ông Kha nhấn mạnh 4 từ khoá: ngon – nhiều (lựa chọn) – tiện – lợi.

Trong đó, để tạo sự đa dạng, The Coffee House chú trọng vào công năng sản phẩm như nhu cầu uống để thư giãn, để tỉnh táo, để thưởng thức, cũng như thời gian thưởng thức của khách. Mỗi sản phẩm sẽ có một vị trí, vai trò nhất định.

Thương hiệu này cũng triển khai nhiều ý tưởng thông qua lắng nghe khách hàng để đáp ứng nhu cầu tiện và lợi hơn cho họ. 

Chẳng hạn, bộ phận Delivery Operation - chuyên chăm sóc đơn hàng mà khách đặt qua đối tác- làm việc như một tổng đài điều phối, xác định vấn đề… để giải đáp kịp thời cho khách hàng.

Giải pháp thùng đóng 10 ly được hãng triển khai để giúp giao số lượng lớn đến cho khách hàng trong tình trạng không bị sóng sánh, thậm chí là có giải pháp đóng gói để đá chậm tan. 

Để tránh tình trạng tài xế huỷ đơn khi gặp phải đơn hàng cồng kềnh, bộ phận Delivery Opperation của The Coffee House tách đơn gọi hai tài xế. 

Kinh doanh F&B - dễ mà cực khó

Kinh doanh F&B - dễ mà cực khó

Diễn đàn quản trị -  2 năm
Cơ hội bứt phá trong ngành F&B sẽ dành ưu tiên cho những người làm chủ doanh nghiệp đảm nhiệm trọn vẹn 3 vai trò: nhà kinh doanh, nhà quản trị và nhà chuyên môn.
Kinh doanh F&B - dễ mà cực khó

Kinh doanh F&B - dễ mà cực khó

Diễn đàn quản trị -  2 năm
Cơ hội bứt phá trong ngành F&B sẽ dành ưu tiên cho những người làm chủ doanh nghiệp đảm nhiệm trọn vẹn 3 vai trò: nhà kinh doanh, nhà quản trị và nhà chuyên môn.
Cơ hội cho Golden Gate, D1-Concepts khi Nova F&B đổi chủ

Cơ hội cho Golden Gate, D1-Concepts khi Nova F&B đổi chủ

Tiêu điểm -  1 năm

Với việc Nova F&B được chuyển giao vận hành cho IN Hospitality - chủ sở hữu GEM Center và White Palace, các doanh nghiệp khác cùng ngành ẩm thực có thể tận dụng cơ hội này nhằm mở rộng quy mô và có được thị phần.

Tín hiệu tích cực của thị trường F&B

Tín hiệu tích cực của thị trường F&B

Tiêu điểm -  1 năm

Người trẻ đang có xu hướng chi tiêu nhiều hơn bất chấp những khó khăn của nền kinh tế trong khi nhiều doanh nghiệp tỏ ra khá lạc quan về dòng vốn kinh doanh trong sáu tháng cuối năm 2023.

Bài học nhượng quyền F&B từ vụ Phở Thìn: Đừng FOMO

Bài học nhượng quyền F&B từ vụ Phở Thìn: Đừng FOMO

Diễn đàn quản trị -  1 năm

Những lùm xùm liên quan đến việc tranh chấp thương hiệu Phở Thìn (13 Lò Đúc) đã để lại nhiều bài học lớn về việc nhượng quyền ngành F&B (ẩm thực và đồ uống).

Tối ưu hoá chi phí vận hành F&B thời bão giá

Tối ưu hoá chi phí vận hành F&B thời bão giá

Diễn đàn quản trị -  2 năm

Việc điều chỉnh giá của sản phẩm trên thực đơn không thể “tát nước theo mưa” và quyết định theo cảm tính mà cần phải được thực hiện một cách khoa học và dựa vào dữ liệu.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  12 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  15 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  15 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  16 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  16 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.