Tiêu điểm
Tín hiệu tích cực của thị trường F&B
Người trẻ đang có xu hướng chi tiêu nhiều hơn bất chấp những khó khăn của nền kinh tế trong khi nhiều doanh nghiệp tỏ ra khá lạc quan về dòng vốn kinh doanh trong sáu tháng cuối năm 2023.

Nửa đầu năm 2023 chứng kiến sự biến động mạnh mẽ của thị trường F&B (thực phẩm và đồ uống) tại Việt Nam. Đa số doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực ghi nhận doanh thu giảm hoặc giữ nguyên so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo khảo sát 137 chủ nhà hàng/quán cà phê tại nhiều tỉnh thành trên cả nước về thị trường kinh doanh ẩm thực sáu tháng đầu năm 2023 do iPOS.vn thực hiện, có tới hơn 40,1% doanh nghiệp F&B ghi nhận doanh thu giảm. Nếu xét trên quy mô, doanh nghiệp F&B lớn (có từ 150 chỗ ngồi trở lên) có mức ảnh hưởng rõ rệt nhất khi có tới 63,6% doanh nghiệp ghi nhận doanh thu giảm.
Thị trường F&B đang chứng kiến những cuộc rời đi lặng lẽ của các thương hiệu lớn tại khu vực đắt giá, điển hình như sự ra đi của những cái tên như Mellower Coffee, Cafe Saigon La Poste, Saigon Casa,...ở những vị trí trung tâm Sài Gòn.
Bà Nguyễn Hà Linh, CEO Bếp Thái Koh Yam nhận định, các ông lớn trong ngành đã đóng cửa kinh doanh nhiều điểm ở ngoại thành, các tỉnh hay các mô hình không còn thực sự phù hợp. Ngoài ra, một số chuỗi có nhiều mô hình kinh doanh giống nhau, chỉ khác nhau về tên thương hiệu, thì tự sẽ có sự đào thải.
"Tuy nhiên, thị trường vẫn xuất hiện những tín hiệu tốt từ nhiều mô hình kinh doanh mới, được định vị ở phân khúc bình dân", ông Vũ Thanh Hùng, Tổng giám đốc Công ty CP iPOS.vn cho biết.
Theo kết quả khảo sát, chỉ có 10,2% doanh nghiệp thừa nhận phải đóng cửa ít nhất một chi nhánh trong sáu tháng qua. Đồng thời, có 26,3% doanh nghiệp ghi nhận mở được thêm chi nhánh mới.
Bên cạnh đó, thị trường F&B cũng được dịp sôi động với danh sách nhà hàng được gắn sao Michelin.
"Chúng tôi nhận thấy số lượng khách hàng tuy không có nhiều sự thay đổi do nhà hàng có số chỗ ngồi hạn chế nhưng đến thời điểm hiện tại, hầu hết khách hàng nước ngoài chiếm tới 50% khách hàng tới Chapter đều biết chúng tôi qua trang hướng dẫn của Michelin hoặc sau khi thấy nhà hàng được trao giải Michelin Selected", đầu bếp Quang Dũng, chủ nhà hàng Chapter cho biết.
Bất chấp những khăn của kinh tế, người trẻ đang có xu hướng chi tiêu nhiều hơn, có tới 47,5% khách hàng thừa nhận rằng mức chi tiêu sáu tháng đầu năm đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, độ tuổi từ 23 - 25 tuổi là những đối tượng có tỷ lệ tăng mức chi nhiều nhất.
Với sự phát triển của các cửa hàng ăn uống, khách hàng ngày càng có xu hướng đi ăn ngoài nhiều hơn. Trong 200 thực khách được khảo sát, có tới 35,5% người cho rằng họ đi ăn ngoài từ 3 - 4 ngày/tuần. Theo sau đó là con số từ 1 - 2 ngày/tuần chiếm tỷ trọng 34%.
Tuy vậy, dưới sự ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu, cùng với đó là làn sóng sa thải của nhiều doanh nghiệp, mức chi tiêu của khách hàng cũng có những sự biến động. Có tới 32% người được khảo sát cho rằng họ đã giảm mức chi tiêu, trong đó đối tượng có độ tuổi từ 26 - 31 tuổi có tỉ lệ giảm chi tiêu nhiều nhất với 52,6%.
30.000 - 45.000 đồng là mức chi tiêu phổ biến mà khách hàng sẵn sàng chi cho một bữa ăn trưa/tối. Đồng thời, 41.000 - 70.000 đồng là chi phí khách hàng thường dành để “đi café”.
Nhìn chung, mức chi tiêu phổ biến của thực khách không có quá nhiều sự thay đổi so với năm 2022. Tuy nhiên, phân khúc cao cấp có sự chuyển biến rõ rệt. 9,5% và 7% thực khách sẵn sàng chi tiêu từ 60.000 đồng cho 1 bữa ăn trưa/tối, và từ 70.000 đồng trở lên cho 1 lần đi café.
Kỳ vọng tín hiệu khả quan hơn
Mặc dù có tới 38,4% chủ nhà hàng/quán café nhận định thị trường kinh doanh ẩm thực sẽ khó khăn hơn nhưng cũng có 40,1% doanh nghiệp F&B được hỏi kỳ vọng vào những tín hiệu khả quan hơn của thị trường cuối năm.
CEO Bếp Thái Koh Yam cho biết, việc mở rộng thị trường của thương hiệu này diễn ra khá may mắn khi vừa hết dịch và chưa chịu ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế.
"Bắt nguồn từ câu chuyện đánh giá menu, giá cả của Koh Yam so với các thương hiệu đồ Thái trên thị trường đều thấp hơn 20 - 30%, trong khi sự đầu tư về không gian mặt bằng tăng lên, hướng đến câu chuyện kinh doanh bền vững. Chúng tôi cũng chỉ có kế hoạch đánh vào 2 thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM", bà Hà nói.
Về phía thực khách, trước những đánh giá không mấy khả quan về tình hình kinh tế 6 tháng cuối năm 2023 thì có tới 50% thực khách sẽ giữ nguyên mức chi tiêu. Thậm chí, 17,5% thực khách mong muốn chi tiêu mạnh tay hơn để có thể trải nghiệm.
Dù vậy, vẫn có khoảng 32,5% thực khách sẽ giảm mức chi tiêu trong năm 2023. So với con số chỉ 22,84% được đưa ra trong báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực năm 2022, tỉ lệ này có phần tăng trưởng rõ rệt.
Bí quyết phát triển nóng ở phía Nam của iPOS.vn
Giải pháp công nghệ toàn diện cho chủ doanh nghiệp F&B
MoMo - với thế mạnh về nền tảng công nghệ và sự thấu hiểu nhóm khách hàng cuối, đã hợp tác cùng iPOS.vn - với thế mạnh thấu hiểu sâu sắc thị trường F&B và kiến thức quản trị, ra mắt nhiều tính năng, sản phẩm mới, góp phần giúp doanh nghiệp F&B kết nối hiệu quả hơn với cộng đồng thực khách.
Tín hiệu tích cực từ ngành F&B Việt Nam
Dựa vào doanh thu cao hơn và biên lợi nhuận được cải thiện, VDSC dự báo lợi nhuận ròng của các công ty F&B Việt Nam sẽ tăng trưởng khả quan trong năm 2023, trong đó, những công ty như Vinamilk hay Masan MEATLife sẽ hồi phục cao hơn những công ty khác.
Tối ưu hoá chi phí vận hành F&B thời bão giá
Việc điều chỉnh giá của sản phẩm trên thực đơn không thể “tát nước theo mưa” và quyết định theo cảm tính mà cần phải được thực hiện một cách khoa học và dựa vào dữ liệu.
Tạo dấu ấn khi khởi nghiệp ngành F&B sau đại dịch
Để có định hướng chính xác nhất khi bắt đầu kinh doanh ngành ẩm thực và đồ uống, người làm chủ phải nắm rõ chân dung khách hàng và giá trị sẽ mang tới cho họ.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.