Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống thời thắt chặt chi tiêu

Tùng Anh Thứ ba, 28/11/2023 - 18:41

Khi cơn "sóng ngầm" ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) chưa có dấu hiệu kết thúc, khách hàng vẫn tiếp tục thắt chặt chi tiêu và đi tìm giá trị trong sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Doanh nghiệp F&B tìm cách thích ứng thời kỳ khách hàng thắt chặt chi tiêu

Sóng ngầm F&B

Tăng trưởng GDP quý III/2023 đạt 5,3%, thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, đặt áp lực lớn lên quý còn lại của năm. 

Từ góc độ của người làm kinh doanh, ông Nguyễn Hoành Tiến, Phó tổng giám đốc cấp cao MoMo cho rằng, đầu tư công đang là động lực cho tăng trưởng trong khi các yếu tố liên quan đến tiêu dùng, xuất siêu đang yếu trong nền kinh tế, người dân có ít tiền tiêu hơn.

Vị này nhận định, tăng trưởng GDP chậm lại cũng chứng tỏ số việc làm giảm đi, thậm chí ở mức độ đáng ngại. Số lượng doanh nghiệp mở cửa trở lại trong 10 tháng tăng chưa tới 3% so với cùng kỳ trong khi số lượng doanh nghiệp đóng cửa thì tăng hơn 20%. 

Khoản tiền của khách hàng có thể tiêu trên tổng thị trường giảm xuống. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng 10 tháng đầu năm tăng 7% nhưng một phần đến từ việc giá cả tăng cao.

Ngoài lĩnh vực nhu yếu phẩm thì dấu hiệu cho thấy tất cả ngành bán lẻ có mức tăng trưởng thấp hơn năm ngoái. Số lượng khách hàng đến 1 cửa hàng bán lẻ có xu hướng đi xuống và khả năng chi trả cũng thấp hơn.

“Việc gì xảy ra tiếp theo nếu dấu hiệu của nền kinh tế chưa có sự phục hồi đáng kể, số lượng khách hàng và khả năng chi trả càng ngày càng yếu hơn trong giai đoạn sắp tới. Ngành F&B sẽ khó khăn hơn”, ông Tiến nhận định trong sự kiện "Sóng ngầm ngành F&B" do iPOS.vn tổ chức.

Doanh nghiệp F&B thay đổi để tồn tại thời thắt chặt chi tiêu
Ông Nguyễn Hoành Tiến, Phó tổng giám đốc cấp cao MoMo

Dẫn khảo sát từ tháng 3 – 5/2023 của Decision Lab, ông Tiến chỉ ra, khách hàng đang chuyển mức tiêu dùng từ nhà hàng, cà phê sang những thứ mang tính thiết yếu hơn. 

Nếu lý do cho việc ăn ngoài nhiều hơn nằm ở mục đích đảm bảo chất lượng và tiện lợi thì lý do khiến khách hàng ăn ngoài ít hơn là để tiết kiệm. Nếu không có các chương trình ưu đãi thì họ sẽ hạn chế hơn.

Liên quan đến công nghệ, lãnh đạo MoMo chỉ ra ba làn sóng lớn. Một là livestream bán hàng, tuy nhiên không dùng được quá nhiều cho ngành F&B ở thời điểm hiện tại. Hai là thương mại không biên giới. Ba là thanh toán không tiền mặt. 

Số liệu khảo sát của iPOS cho thấy, 25% khách hàng của các chuỗi đã không còn thanh toán bằng tiền mặt, con số này được dự báo sẽ tăng mạnh trong năm tới.

Trong bối cảnh bức tranh kinh tế vĩ mô ghi nhận nhiều dấu hiệu không mấy lạc quan, các nhà kinh doanh F&B cần tự tìm lấy cơ hội, tìm cách điều chỉnh và chủ động thích ứng thay vì trông chờ vào nền kinh tế tốt lên.

“Điểm tích cực đối với ngành F&B là người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng đồ ăn, thức uống và sự tiện lợi”, ông Tiến nhấn mạnh.

Doanh nghiệp cần quay về các giá trị cơ bản

Ông Ngô Nguyên Kha, Tổng giám đốc The Coffee House nhận định, khi khách hàng vẫn đang thắt chặt chi tiêu, họ chỉ quyết định mua khi thấy được giá trị sản phẩm thông qua việc so sánh số tiền bỏ ra với chất lượng sản phẩm. 

Khách hàng cũng tìm kiếm sự tiện lợi khi thực hiện mua hàng. Đặc biệt, họ là khách hàng thường xuyên của nhiều nền tảng giao hàng và tận dụng rất tốt các ưu đãi ở trên những nền tảng này.

“Sóng chưa biết bao giờ mới thôi nên khách hàng vẫn tiếp tục đi tìm giá trị”, ông Kha nói.

Cùng quan điểm, Phó chủ tịch Momo cho rằng, đây là thời điểm ngành F&B phải quay lại giá trị cơ bản, tận dụng xu hướng và làm khuyến mãi thông minh. Cắt máu làm khuyến mãi sẽ khiến doanh nghiệp không thể tồn tại lâu dài. Các giá trị cơ bản này bao gồm: chất lượng đồ ăn và tiện lợi.

Đặc biệt, cần tập trung vào khách hàng cũ nhiều hơn vì đó là đối tượng mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp nếu phục vụ tốt. 

Với khách hàng mới thì nên nhắm vào khách quanh khu vực vì có thể đáp ứng yếu tố tiện lợi, từ đó dễ dàng chuyển đổi sang khách hàng trung thành.

Doanh nghiệp F&B thời thắt chặt chi tiêu 1
Ông Ngô Nguyên Kha, Tổng giám đốc The Coffee House

Với The Coffee House, ông Kha nhấn mạnh 4 từ khoá: ngon – nhiều (lựa chọn) – tiện – lợi.

Trong đó, để tạo sự đa dạng, The Coffee House chú trọng vào công năng sản phẩm như nhu cầu uống để thư giãn, để tỉnh táo, để thưởng thức, cũng như thời gian thưởng thức của khách. Mỗi sản phẩm sẽ có một vị trí, vai trò nhất định.

Thương hiệu này cũng triển khai nhiều ý tưởng thông qua lắng nghe khách hàng để đáp ứng nhu cầu tiện và lợi hơn cho họ. 

Chẳng hạn, bộ phận Delivery Operation - chuyên chăm sóc đơn hàng mà khách đặt qua đối tác- làm việc như một tổng đài điều phối, xác định vấn đề… để giải đáp kịp thời cho khách hàng.

Giải pháp thùng đóng 10 ly được hãng triển khai để giúp giao số lượng lớn đến cho khách hàng trong tình trạng không bị sóng sánh, thậm chí là có giải pháp đóng gói để đá chậm tan. 

Để tránh tình trạng tài xế huỷ đơn khi gặp phải đơn hàng cồng kềnh, bộ phận Delivery Opperation của The Coffee House tách đơn gọi hai tài xế. 

Kinh doanh F&B - dễ mà cực khó

Kinh doanh F&B - dễ mà cực khó

Diễn đàn quản trị -  2 năm
Cơ hội bứt phá trong ngành F&B sẽ dành ưu tiên cho những người làm chủ doanh nghiệp đảm nhiệm trọn vẹn 3 vai trò: nhà kinh doanh, nhà quản trị và nhà chuyên môn.
Kinh doanh F&B - dễ mà cực khó

Kinh doanh F&B - dễ mà cực khó

Diễn đàn quản trị -  2 năm
Cơ hội bứt phá trong ngành F&B sẽ dành ưu tiên cho những người làm chủ doanh nghiệp đảm nhiệm trọn vẹn 3 vai trò: nhà kinh doanh, nhà quản trị và nhà chuyên môn.
Cơ hội cho Golden Gate, D1-Concepts khi Nova F&B đổi chủ

Cơ hội cho Golden Gate, D1-Concepts khi Nova F&B đổi chủ

Tiêu điểm -  1 năm

Với việc Nova F&B được chuyển giao vận hành cho IN Hospitality - chủ sở hữu GEM Center và White Palace, các doanh nghiệp khác cùng ngành ẩm thực có thể tận dụng cơ hội này nhằm mở rộng quy mô và có được thị phần.

Tín hiệu tích cực của thị trường F&B

Tín hiệu tích cực của thị trường F&B

Tiêu điểm -  1 năm

Người trẻ đang có xu hướng chi tiêu nhiều hơn bất chấp những khó khăn của nền kinh tế trong khi nhiều doanh nghiệp tỏ ra khá lạc quan về dòng vốn kinh doanh trong sáu tháng cuối năm 2023.

Bài học nhượng quyền F&B từ vụ Phở Thìn: Đừng FOMO

Bài học nhượng quyền F&B từ vụ Phở Thìn: Đừng FOMO

Diễn đàn quản trị -  1 năm

Những lùm xùm liên quan đến việc tranh chấp thương hiệu Phở Thìn (13 Lò Đúc) đã để lại nhiều bài học lớn về việc nhượng quyền ngành F&B (ẩm thực và đồ uống).

Tối ưu hoá chi phí vận hành F&B thời bão giá

Tối ưu hoá chi phí vận hành F&B thời bão giá

Diễn đàn quản trị -  2 năm

Việc điều chỉnh giá của sản phẩm trên thực đơn không thể “tát nước theo mưa” và quyết định theo cảm tính mà cần phải được thực hiện một cách khoa học và dựa vào dữ liệu.

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  3 giờ

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  3 giờ

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  3 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  3 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  6 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  6 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  7 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.