VinFast trở thành hãng xe bán chạy nhất Việt Nam
VinFast đã bàn giao hơn 9.300 xe cho khách hàng trong tháng 9, cao gần gấp rưỡi so với hãng xe xếp thứ hai và vươn lên vị trí số 1 tại Việt Nam.
Dự thảo nghị định mới của Bộ Công an về xử phạt vi phạm dữ liệu cá nhân đặt ra yêu cầu cấp thiết cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ quy định bảo vệ dữ liệu. (*)
Trong thời đại kỹ thuật số, việc thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân trở thành một phần không thể thiếu của hoạt động kinh doanh. Từ việc hiểu rõ nhu cầu khách hàng đến việc tối ưu hóa chiến lược tiếp thị, dữ liệu cá nhân đóng vai trò cốt lõi trong sự phát triển của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó là các nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến việc vi phạm quyền riêng tư và an ninh dữ liệu, đặc biệt khi các quy định pháp luật về dữ liệu cá nhân ngày càng trở nên khắt khe hơn.
Dự thảo Nghị định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu cá nhân mà Bộ Công an vừa trình Chính phủ là một minh chứng rõ nét cho xu hướng này, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với doanh nghiệp trong việc tuân thủ và quản trị dữ liệu cá nhân.
Dự thảo Nghị định mới là bước tiếp nối từ Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân, hướng tới việc siết chặt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này.
Cụ thể, dự thảo quy định 15 nhóm hành vi vi phạm khác nhau, từ việc không thu thập được sự đồng ý của chủ thể dữ liệu, không thông báo về mục đích thu thập và xử lý dữ liệu, cho đến việc lưu trữ, xóa bỏ dữ liệu không đúng quy định.
Mức phạt cho các vi phạm này không chỉ giới hạn trong tiền phạt hành chính, mà còn kèm theo các hình phạt bổ sung như tước giấy phép kinh doanh từ 1 tháng đến 24 tháng, đình chỉ hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân, hoặc thậm chí tịch thu phương tiện vi phạm.
Điều này đặt ra nguy cơ gián đoạn nghiêm trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào dữ liệu cá nhân như các công ty công nghệ, tài chính, và thương mại điện tử.
Một điểm đáng lưu ý là các quy định trong dự thảo không hoàn toàn tách biệt mà có sự chồng chéo nhất định giữa các hành vi vi phạm. Doanh nghiệp có thể dễ dàng bị xử phạt theo nhiều điều khoản khác nhau nếu một hành vi vi phạm liên quan đến nhiều yếu tố.
Ví dụ, nếu doanh nghiệp không thông báo đầy đủ cho chủ thể dữ liệu về việc xử lý dữ liệu của họ, họ có thể bị phạt theo nhiều điều khoản khác nhau về việc vi phạm nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Điều này có thể dẫn đến mức phạt chồng chéo và tăng cao, gây ra gánh nặng tài chính không nhỏ cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, mức phạt còn có sự khác biệt giữa doanh nghiệp và cá nhân. Trong khi cá nhân vi phạm có thể bị phạt từ 10.000.000 VND đến 500.000.000 VND, thì mức phạt đối với doanh nghiệp sẽ gấp đôi, từ 20.000.000 VND đến 1.000.000.000 VND.
Nếu hành vi vi phạm gây ra hậu quả nghiêm trọng, như việc làm lộ dữ liệu cá nhân của hàng trăm nghìn công dân, doanh nghiệp có thể phải chịu mức phạt tương đương với 5% tổng doanh thu của năm tài chính trước đó.
Đây là một mức phạt rất nặng nề, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có doanh thu lớn.
Không chỉ dừng lại ở mức phạt tiền, dự thảo còn đưa ra những biện pháp xử phạt bổ sung, có thể tác động nghiêm trọng đến khả năng duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
Các biện pháp này bao gồm tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh đối với một số ngành nghề cần thu thập dữ liệu cá nhân, đình chỉ hoạt động từ 1 tháng đến 24 tháng, và đình chỉ tạm thời việc xử lý dữ liệu cá nhân từ 1 tháng đến 3 tháng.
Điều này có nghĩa rằng doanh nghiệp không chỉ đối mặt với các tổn thất về mặt tài chính mà còn có thể bị ngừng hoạt động trong một thời gian dài, ảnh hưởng đến doanh thu và uy tín trên thị trường.
Ví dụ, nếu doanh nghiệp vi phạm trong việc thu thập dữ liệu từ khách hàng mà không có sự đồng ý rõ ràng, hoặc không tuân thủ các quy trình lưu trữ và xóa bỏ dữ liệu, họ có thể bị phạt tiền, bị tước giấy phép kinh doanh và bị đình chỉ xử lý dữ liệu cá nhân.
Đây là một cú đánh mạnh vào các doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi dữ liệu cá nhân trở thành nguồn tài nguyên quý giá cho mọi lĩnh vực kinh doanh.
Trước những rủi ro tiềm ẩn này, câu hỏi đặt ra là các doanh nghiệp cần làm gì để đảm bảo tuân thủ nghiêm túc các quy định mới?
Trước hết, doanh nghiệp cần thiết lập một hệ thống quản trị dữ liệu chặt chẽ, với các quy trình rõ ràng từ khâu thu thập, xử lý, lưu trữ cho đến xóa bỏ dữ liệu. Điều này không chỉ bao gồm việc tuân thủ các quy định pháp lý mà còn phải đảm bảo sự minh bạch và công khai với khách hàng, đối tác và các bên liên quan.
Doanh nghiệp cũng cần đầu tư vào hệ thống bảo mật và công nghệ để đảm bảo dữ liệu cá nhân của khách hàng được bảo vệ an toàn. Hơn nữa, việc đào tạo nhân viên về quy trình bảo vệ dữ liệu, cùng với việc thường xuyên rà soát, đánh giá lại các quy trình này là rất quan trọng.
Bất kỳ sai sót nào trong khâu quản trị dữ liệu đều có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Một yếu tố khác mà các doanh nghiệp cần chú trọng là việc đánh giá tác động của các hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân. Theo dự thảo, nếu không đánh giá đúng mức tác động của việc xử lý dữ liệu và xảy ra sự cố, doanh nghiệp sẽ phải chịu mức phạt rất cao. Do đó, việc thực hiện đánh giá tác động một cách nghiêm túc và đầy đủ là cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro pháp lý.
Trong bối cảnh xu hướng kỹ thuật số ngày càng phát triển, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân không chỉ là vấn đề pháp lý mà còn là yêu cầu đạo đức và trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp.
Dự thảo Nghị định mới của Bộ Công an là một tín hiệu cho thấy nhà nước đang quyết liệt hơn trong việc bảo vệ quyền riêng tư của người dân. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ cần tuân thủ nghiêm túc mà còn phải hành động nhanh chóng để thích ứng với các quy định mới.
Thách thức đặt ra là không nhỏ, nhưng đó cũng là cơ hội để các doanh nghiệp xây dựng niềm tin với khách hàng và đối tác thông qua việc bảo vệ dữ liệu cá nhân một cách an toàn và minh bạch. Bằng cách chủ động tuân thủ, doanh nghiệp không chỉ tránh được các rủi ro pháp lý mà còn tạo dựng uy tín và sự khác biệt trên thị trường.
(*) Dựa trên bài phân tích của Nguyễn Thị Thu Trang và Hà Thị Hoài Linh – Công ty Luật TNHH Phước và Các Cộng Sự
VinFast đã bàn giao hơn 9.300 xe cho khách hàng trong tháng 9, cao gần gấp rưỡi so với hãng xe xếp thứ hai và vươn lên vị trí số 1 tại Việt Nam.
Dự kiến ngay trong tháng 10, VinFast hợp tác với Caron sẽ có 10 xưởng được đưa vào hoạt động để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, đối tác của VinFast trên toàn quốc.
Chúng ta sẽ có những công trình phát triển dựa chủ yếu trên chính trí tuệ, tài năng, công sức, nguồn lực, ý chí của những người Việt cùng nhau chung tay xây dựng và làm chủ cơ đồ.
Logistics không còn chỉ là hỗ trợ vận chuyển, mà đang trở thành mắt xích chiến lược định hình hệ thống phân phối, mạng lưới bán hàng và thiết kế chuỗi cung ứng.
Không chỉ là công cụ điều tiết thương mại, thuế xuất nhập khẩu còn là yếu tố then chốt quyết định chi phí và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tiết kiệm chi phí không chỉ đơn giản là giảm bớt chi tiêu, còn cần tích hợp công nghệ tiên tiến, cải tiến quy trình hoạt động và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.
Ưu đãi thuế xanh thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh, giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.