Doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân trỗi dậy mạnh mẽ trong bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
Tập đoàn Vingroup vừa trở thành đại diện tư nhân đầu tiên và duy nhất lọt vào Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam VNR500 đồng thời duy trì vị thế dẫn đầu khối doanh nghiệp tư nhân trong nước.
Ngày 5/12/2018, Vietnam Report đã công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2018. Đây là năm thứ 12 liên tiếp VNR500 tôn vinh các doanh nghiệp có thành tựu lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Theo đó, 5 các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2018 gồm Công ty TNHH Samsung Electronics Viet Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Viễn Thông - Quân đội (Viettel), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).

So với danh sách VNR500 2017, thứ hạng top 5 các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam được giữ nguyên. Chiếm đại đa số là các Tập đoàn/Tổng công ty nhà nước. Samsung Electronics Viet Nam là doanh nghiệp FDI duy nhất lọt top 5 này, đồng thời cũng là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
Theo báo cáo tài chính của Samsung Electronics, lũy kế 9 tháng đầu năm 2018, tổng doanh thu của hãng này tại Việt Nam đạt 49,6 tỉ USD, lợi nhuận thuần 4,27 tỉ USD.
Kết quả nói trên lần lượt tăng trưởng 11% và giảm 12%. Doanh thu tại 4 nhà máy Samsung Việt Nam gồm: Samsung Electronics Vietnam Thainguyen (SEVT), Samsung Electronics Vietnam (SEV), Samsung Display Vietnam (SDV) và Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC) tương đương 31,4% GDP Việt Nam trong 9 tháng đầu năm.
Từ vị trí 11 trong bảng xếp hạng năm ngoái, tập đoàn Vingroup đã vươn lên thứ 6 trong danh sách các doanhh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp tư nhân có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng này.
Vingroup cũng là doanh nghiệp dẫn đầu danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2018. Trong đó, các doanh nghiệp còn lại trong top 5 là Công ty Đầu tư Thế giới di động (MWG), Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk), Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, Công ty Ô tô Trường Hải (THACO).

So với danh sách năm ngoái, thứ hạng của Top 5 các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam có nhiều thay đổi.
Ngoài vị trí dẫn đầu vẫn thuộc về Tập đoàn Vingroup. Tuy nhiên, vị trí thứ 2 trong năm ngoái thuộc về Thaco thì nay đã nhường chỗ cho MWG - năm ngoái vốn chỉ giữ vị trí thứ 6. Vị trí thứ 3 và thứ 4 vẫn giữ nguyên. Còn ngôi vị thứ 5 từng vinh danh Masan trong năm 2017 nay thuộc về Thaco. Masan năm nay chỉ được VNR500 xếp ở vị trí thứ 10.
Sau khi mở rộng hệ thống Điện Máy Xanh và Bách Hòa Xanh, Thế Giới Di Động là doanh nghiệp tư nhân có bước nhảy vọt ấn tượng nhất năm 2018. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần hợp nhất của công ty đạt 65.478 tỷ đồng, tăng trưởng 37% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 2.187 tỷ đồng, tăng 34% so với 9 tháng đầu năm ngoái.
Nhận định về bảng xếp hạng VNR 500 năm 2018, Vietnam Report cho rằng, khối doanh nghiệp tư nhân đang tăng trưởng về mọi mặt: "Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam tăng đáng kể theo thời gian, giai đoạn 2014-2017 đạt ở mức cao 21,8%".
5 ngành đứng đầu đóng góp đáng kể về doanh thu trong Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất 2018 là Tài chính (tỉ trọng 15,1%); Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá (14,3%); Xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản (13,9%); Thép (11,7%) và Viễn thông, tin học, công nghệ thông tin (9,2%).
Trong một thống kê gần đây của Tổng cục thống kê cũng cho thấy sự đóng góp đáng kể của khối doanh nghiệp tư nhân vào nền kinh tế. Trên bình diện toàn bộ nền kinh tế, số liệu tính toán đến cuối năm 2016, xét về doanh thu, các doanh nghiệp tư nhân tạo ra được 9,76 triệu tỷ đồng, chiếm 56% doanh thu của toàn bộ doanh nghiệp năm 2016.Trong khi đó, các DNNN chỉ tạo ra 2,88 triệu tỷ đồng doanh thu.
Về lợi nhuận, các doanh nghiệp tư nhân tạo ra hơn 188 nghìn tỷ đồng lợi nhuận, chiếm 26,4% lợi nhuận của toàn bộ doanh nghiệp còn các DNNN tạo ra hơn 197 nghìn tỷ đồng, chiếm 27,7% lợi nhuận của toàn bộ doanh nghiệp.
Nữ tướng Vietjet thăng hạng trong nhóm phụ nữ quyền lực nhất thế giới
Nữ tướng Vietjet thăng hạng trong nhóm phụ nữ quyền lực nhất thế giới
Theo công bố danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2018 của Forbes, bà Nguyễn Thị Phương Thảo xếp ở vị trí thứ 44, tăng 11 bậc so với bảng xếp hạng năm ngoái.
Ứng dụng giao nhận đồ ăn của Foody nhảy vào lĩnh vực gọi xe
Với chỗ dựa vững mạnh Foody, ứng dụng chuyên giao nhận đồ ăn Now.vn gia nhập thị trường gọi xe và sẽ trở thành đối thủ nặng kí của Grab và Go-Viet.
Tập đoàn Hòa Phát lãi 8.100 tỷ đồng sau 11 tháng
Ước tính cả năm 2018, Hòa Phát sẽ tiêu thụ khoảng 3 triệu tấn thép các loại ra thị trường. Con số này sẽ tăng lên 3,5 - 4 triệu tấn trong năm 2019 sau khi Khu liên hợp thép tại Dung Quất đi vào hoạt động
Việt Nam sắp có nhà máy sản xuất iPhone
Tập đoàn Foxconn, đối tác gia công chính các mẫu điện thoại iPhone của Apple được cho là đang thảo luận việc xây dựng một cơ sở sản xuất tại Việt Nam.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.