Phát triển bền vững
Không đủ nguồn lực, doanh nghiệp chuyển đổi xanh thế nào
Chuyển đổi xanh là mệnh lệnh bắt buộc của thị trường, chuỗi cung ứng nhưng cũng là bài toán khó cho cộng đồng doanh nghiệp.

Theo nghiên cứu của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), trong tổng số 2,7 nghìn doanh nghiệp được khảo sát, có đến hơn 60% cho biết chưa có sự chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi xanh, dù khái niệm này đang trở thành trọng tâm của nhiều thảo luận về chính sách, thị trường, nền kinh tế những năm gần đây.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA), nhìn nhận, đa số doanh nghiệp Việt có quy mô vừa và nhỏ, nguồn lực còn hạn chế. Nhóm doanh nghiệp này có ít điều kiện để tiếp cận các điều kiện, giải pháp thực hành phát triển bền vững.
Trên thực tế, chuyển đổi xanh, phát triển bền vững là khái niệm chung nhưng khi áp dụng vào mỗi ngành nghề, lĩnh vực lại có những yêu cầu riêng và khác biệt. Chính bởi sự phân hóa đó, doanh nghiệp hầu như không biết bắt đầu từ đâu, đặc biệt khi trong cùng ngành chưa có hoặc có rất ít trường hợp đã chuyển đổi xanh thành công để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.
Thêm vào đó, phát triển bền vững yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện song song cả ba yếu tố của ESG là môi trường (E), xã hội (S) và quản trị (G). Thiếu một trong ba, chẳng hạn giảm được phát thải nhà kính mà không quản trị tốt hoặc không đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động, dự án khó có thể tồn tại lâu dài để tạo ra hiệu quả.
“Nguồn lực còn hạn chế mà đòi hỏi phải làm cả E, S và G là một áp lực lớn”, ông Hòa nói tại tọa đàm Chuyển đổi xanh theo ESG - Doanh nghiệp làm gì khi hạn chế nguồn lực do báo Dân trí tổ chức.
Tuy nhiên, phát triển bền vững đang trở thành luật chơi mới của thị trường và chuỗi cung ứng, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp hoàn toàn có thể bị “loại khỏi cuộc chơi” nếu không có giải pháp chuyển đổi xanh hiệu quả.
Theo ông Hòa, để thích nghi với xu thế mới trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, trước tiên doanh nghiệp phải nhận thức được rằng phát triển bền vững, chuyển đổi xanh là bắt buộc, không thể không thực hiện. Tư duy đó sẽ là động lực, tiền đề cho những sáng kiến, giải pháp hiệu quả.
Song song với đó, doanh nghiệp có thể tìm kiếm những cơ hội tiếp cận nguồn lực phục vụ cho chuyển đổi xanh. Chẳng hạn, TP.HCM, trên tinh thần thực hiện Nghị quyết 98 về cơ chế đặc thù cho thành phố, đã ban hành các chương trình hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp đầu tư chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Nhiều cơ hội tài chính khác cũng được các tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư trong nước và quốc tế cung cấp, mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thực tế chỉ ra những cơ hội tài chính cũng rất khó tiếp cận, kể cả với doanh nghiệp lớn chứ chưa nói đến nhóm có quy mô vừa và nhỏ.
Bình luận về điều này với TheLEADER, ông Vũ Chí Công, Giám đốc ESG và Giám đốc Quỹ đầu tư tác động VinaCarbon, VinaCapital, cho biết, doanh nghiệp cần phải chủ động trong việc tiếp cận các cơ hội tài chính thông qua tìm hiểu nguyên tắc, khẩu vị đầu tư cũng như định hướng của nhà đầu tư trong chuyển đổi xanh, phát triển bền vững.
Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch, chiến lược từ ngắn đến dài hạn, với các giải pháp rõ ràng sao cho phù hợp với tiêu chí của quỹ đầu tư hoặc tổ chức tín dụng. Mặt khác, minh bạch về hiện trạng, quá trình thực hiện các giải pháp và mục tiêu cho tương lai cũng là điều kiện cần thiết để nhận khoản đầu tư ưu đãi.
Trong quá trình doanh nghiệp chủ động tìm kiếm các giải pháp, cơ hội, vai trò của Nhà nước cũng rất quan trọng, theo TS. Phạm Việt Anh, chuyên gia quản trị kinh doanh bền vững.
Ông Việt Anh nhìn nhận, Nhà nước cần coi thông tin như một loại hàng hóa công, xây dựng kênh tập hợp thông tin về chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để doanh nghiệp học hỏi và tham chiếu. Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, giải pháp một cách bài bản, hiệu quả hơn mà không phải tiêu tốn quá nhiều chi phí.
“Chính phủ có nguồn lực mạnh, có nhiều ban ngành, tổ chức, chuyên gia nghiên cứu, sẽ kiểm định được thông tin, giúp thông tin có giá trị hơn so với một số doanh nghiệp tự công bố”, ông Việt Anh bổ sung.
Doanh nghiệp hưởng lợi nhờ giải pháp năng lượng xanh
Triết lý hợp tác tạo ra giá trị bền vững ở Bamboo Capital
Nhà sáng lập Bamboo Capital, Nguyễn Hồ Nam khẳng định, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, xây dựng quan hệ đối tác bền chặt là chìa khóa để tạo ra giá trị bền vững
Bền vững và lợi nhuận có thể song hành
Phát triển bền vững là giải pháp đem lại lợi nhuận dài hạn cho doanh nghiệp chứ không phải bài toán đánh đổi kinh tế lấy xã hội, môi trường.
Từ phục hồi rừng đến lợi nhuận: Mô hình kinh tế bền vững
Phục hồi rừng nhiệt đới không chỉ tái sinh sự sống mà còn mở ra một hướng đi mới cho phát triển kinh tế, biến thiên nhiên thành nguồn lợi nhuận lâu dài và bền vững.
Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.