Doanh thu dự án PPP vì sao không như dự tính

Phương Anh Thứ ba, 14/11/2023 - 15:29

Nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đa số là vay với lãi suất cao nên đòi hỏi dự án cần có lợi nhuận lớn thì mới có thể trả được mức lãi suất cao như vậy.

Bộ Kế hoạch và đầu tư trong báo cáo về các dự án theo phương thức hợp tác công – tư (PPP) tại Việt Nam cho biết, từ năm 2015 trở đi, số lượng các dự án PPP không nhiều và chủ yếu vẫn là các dự án lĩnh vực giao thông.

Tuy vậy, từ năm 2016, việc đầu tư vào lĩnh vực giao thông thông qua phương thức PPP có dấu hiệu chững lại. Các dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư hoặc lựa chọn nhà đầu tư đều bị dừng triển khai, hoặc không lựa chọn được nhà đầu tư, hoặc đàm phán hợp đồng thất bại, hoặc không thu xếp được vốn theo đúng hạn.

Đơn cử, các dự án trên tuyến cao tốc Bắc Nam dự kiến được đầu tư theo phương thức PPP đã phải chuyển sang đầu tư công. Nguyên nhân là nhiều doanh nghiệp có năng lực không còn hào hứng thực hiện các dự án này.

Trong khi đó, các doanh nghiệp muốn thực hiện thì hầu như không thể tiếp cận được tín dụng.

Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong báo cáo mới nhất về đầu tư theo phương thức PPP cho biết, một số doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá các dự án giao thông được đầu tư theo phương thức này đều có thời gian xây dựng tương đối nhanh, không bị chậm tiến độ như đầu tư công, chất lượng công trình được đánh giá tốt.

Tuy nhiên, nhiều dự án không đạt được kết quả doanh thu như kỳ vọng.

Theo Bộ Giao thông vận tải, có 49 trong tổng số 72 dự án đầu tư theo phương thức PPP do bộ này quản lý (gần 70%) có doanh thu thấp hơn dự kiến, mức doanh thu trung bình chỉ đạt từ 50 – 80% dự toán.

Thậm chí, có bốn dự án chưa được thu phí hoặc phải dừng thu phí tại các trạm, một số dự án chỉ thu được 13 – 15% dự toán.

Theo báo cáo của VCCI, các ý kiến tham gia khảo sát đều đồng ý có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm doanh thu so với dự kiến, có thể kể đến là dịch bệnh Covid làm giảm lưu lượng xe, xuất hiện các đường song song hoặc đường tránh qua trạm thu phí.

Một phần nguyên nhân là do phương án tài chính ban đầu quá lạc quan.

Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng cho rằng, việc miễn giảm giá vé cho người dân địa phương cũng phần nào ảnh hưởng đến doanh thu, hay một số dự án chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thu phí hoặc yêu cầu dừng thu phí.

Ngoài ra, mức giá không được tăng theo lộ trình của hợp đồng cùng tình trạng người dân phản đối gây ách tắc phải xả trạm vẫn diễn ra ở một số nơi cũng là lý do dẫn tới tình trạng giảm doanh thu so với dự kiến trong các dự án PPP.

Tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư PPP

Tại phiên chất vấn của Quốc hội đầu tháng này, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, nguyên nhân của tình trạng chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư các dự án PPP giao thông trước hết đến từ tình hình kinh tế trong nước và quốc tế gặp khó khăn kéo dài, doanh nghiệp rơi vào cuộc khủng hoảng lớn, cạn nguồn lực.

Trong khi đó, lợi nhuận mang lại từ việc đầu tư các dự án PPP trong lĩnh vực hạ tầng giao thông không cao, doanh nghiệp có nhiều lựa chọn khác để đầu tư.

Không chỉ vậy, đầu tư các dự án PPP lợi nhuận không cao nhưng lại có nhiều rủi ro.

Đơn cử, nhà đầu tư thu hồi vốn trên lưu lượng xe nhưng các dự án lại có lưu lượng phân bổ không đồng đều nên có nhiều bất lợi. Cả nước hiện có khoảng 5,2 triệu xe ô tô nhưng chỉ tập trung nhiều tại Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh thành.

Ngoài ra, quy định tỷ lệ tham gia vốn nhà nước chỉ được tối đa 50% vào các dự án PPP hạ tầng giao thông cũng chưa hấp dẫn. Lý do là bởi thực tế tại nhiều dự án, chi phí dành cho giải phóng mặt bằng rất lớn nên phần vốn nhà nước thực chất hỗ trợ cho doanh nghiệp chưa nhiều.

Kỳ vọng thời gian tới

Theo VCCI, một thực tế được nhiều doanh nghiệp tham gia phỏng vấn chỉ ra là giai đoạn trước 2015, các nhà đầu tư các dự án PPP giao thông chủ yếu có xuất phát điểm là các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông.

Đây là những doanh nghiệp có năng lực rất tốt về xây dựng nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển dự án và tài chính.

Thời gian gần đây, các doanh nghiệp này dần dần chuyển dịch theo hướng kinh doanh đa ngành hơn và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm phát triển dự án, quản trị tài chính.

Đồng thời, một số doanh nghiệp khác có xuất phát điểm là nhà đầu tư phát triển dự án đã bắt đầu tiếp cận thị trường này.

Điều này được kỳ vọng sẽ giúp cho lĩnh vực đầu tư hạ tầng công trình giao thông trở nên bài bản hơn, bền vững hơn, ít rủi ro hơn.

Chờ tương lai sáng hơn cho các dự án PPP 2
Sự tham gia của đội ngũ nhân sự có năng lực hơn và nhiều kinh nghiệm hơn trong triển khai các dự án PPP được kỳ vọng sẽ giúp những dự án này đạt được thành quả đáng kể. Ảnh: Hoàng Anh

VCCI nhận định, các nhà đầu tư xuất phát từ doanh nghiệp xây dựng thường có năng lực tốt hơn trong việc thực hiện các dự án khó về mặt kỹ thuật và thường có xu hướng thiết kế dự án tập trung nhiều vào yếu tố xây dựng.

Đây có thể là một phần nguyên nhân lý giải cho thực tế là nhiều dự án đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực giao thông thời gian qua có thiết kế xây dựng vượt trội so với dự án đầu tư công.

Theo VCCI, các nhà đầu tư xuất phát từ các nhà phát triển dự án và tài chính lại thường có năng lực thiết kế dự án sao cho tối đa hoá lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và đặc biệt là khả năng huy động vốn.

Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp phát triển dự án thực hiện dự án giao thông với tư cách một phần trong hệ sinh thái kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ, dự án hạ tầng giao thông gần với các dự án bất động sản, dự án du lịch nghỉ dưỡng hoặc các khu công nghiệp lớn.

Các dự án giao thông khi đó không chỉ mang lại doanh thu thu phí sử dụng đường bộ, mà còn có ý nghĩa mang lại ngoại ứng tốt cho các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp đó.

Điều này khiến cho nhà đầu tư tận dụng được thêm các giá trị gia tăng của dự án công trình giao thông.

Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đa số là nguồn vốn vay từ các ngân hàng trong nước. Đây là đặc điểm khác biệt so với lĩnh vực điện lực khi nguồn vốn đầu tư chủ yếu đến từ nước ngoài.

Vốn đầu tư trong nước có lợi thế là không chịu rủi ro về tỷ giá nhưng thường có nhược điểm là lãi suất trung bình cao hơn. Do đó, đòi hỏi dự án cần có lợi nhuận lớn thì mới có thể đáp ứng được mức lãi suất cao như vậy.

Luật thiếu cơ chế chia sẻ rủi ro, nhà đầu tư hờ hững dự án PPP

Luật thiếu cơ chế chia sẻ rủi ro, nhà đầu tư hờ hững dự án PPP

Tiêu điểm -  1 năm
Mặc dù Luật PPP đã giới thiệu một số biện pháp bảo đảm đầu tư và chia sẻ rủi ro trong các dự án PPP, các biện pháp này chưa đáp ứng các yêu cầu của thị trường.
Luật thiếu cơ chế chia sẻ rủi ro, nhà đầu tư hờ hững dự án PPP

Luật thiếu cơ chế chia sẻ rủi ro, nhà đầu tư hờ hững dự án PPP

Tiêu điểm -  1 năm
Mặc dù Luật PPP đã giới thiệu một số biện pháp bảo đảm đầu tư và chia sẻ rủi ro trong các dự án PPP, các biện pháp này chưa đáp ứng các yêu cầu của thị trường.
Vì sao các siêu dự án PPP đói vốn, kém hấp dẫn?

Vì sao các siêu dự án PPP đói vốn, kém hấp dẫn?

Tiêu điểm -  1 năm

Hút vốn đầu tư vào các dự án PPP hiện không thực sự hấp dẫn do nhiều nguyên nhân.

Gỡ nút thắt huy động vốn cho các dự án PPP

Gỡ nút thắt huy động vốn cho các dự án PPP

Tiêu điểm -  1 năm

Để thu hút vốn tư nhân vào lĩnh vực hạ tầng, cần hoàn thiện chính sách liên quan tới cơ chế tài chính đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư và xây dựng thị trường mua bán quyền khai thác các dự án PPP.

Chủ tịch EuroCham: Khuôn khổ pháp lý về PPP còn quá đơn giản

Chủ tịch EuroCham: Khuôn khổ pháp lý về PPP còn quá đơn giản

Leader talk -  2 năm

Theo Chủ tịch EuroCham Alain Cany, Việt Nam cần xây dựng khung pháp lý toàn diện hơn để các công ty FDI có thể đóng góp nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng.

Tranh luận về kiểm toán các dự án PPP

Tranh luận về kiểm toán các dự án PPP

Tiêu điểm -  4 năm

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần kiểm toán toàn diện dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư để đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân.

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Tiêu điểm -  1 ngày

Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  38 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.