Tiêu điểm
Gỡ nút thắt huy động vốn cho các dự án PPP
Để thu hút vốn tư nhân vào lĩnh vực hạ tầng, cần hoàn thiện chính sách liên quan tới cơ chế tài chính đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư và xây dựng thị trường mua bán quyền khai thác các dự án PPP.
Từ khi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP) có hiệu lực năm 2021, số lượng dự án được triển khai theo PPP còn khá khiêm tốn, với 10 dự án mới được phê duyệt và 14 dự án đang triển khai các bước chuẩn bị đầu tư.
Tuy vậy, các dự án PPP mới đều là các dự án trọng điểm của quốc gia và địa phương, với tổng mức đầu tư khoảng 235.000 tỷ đồng, tương ứng với dự kiến huy động được gần 100.000 tỷ đồng vốn đầu tư tư nhân cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
Các chuyên gia từ công ty kiểm toán và tư vấn Deloitte Việt Nam đã chỉ ra một số nút thắt hạn chế hiệu quả của hợp tác công tư ở Việt Nam.
Thứ nhất, cơ chế tài chính chưa đủ cân bằng để đảm bảo tốt hơn quyền lợi của khu vực tư nhân khi tham gia hợp tác công tư.
Các chuyên gia đánh giá quy định về mức vốn nhà nước tham gia dự án PPP tối đa 50% và cơ chế chia sẻ doanh thu giảm là chưa phù hợp với các quy định về ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, cam kết của nhà nước về bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư cần phải được làm rõ và thực hiện một cách đáng tin cậy hơn trong thực tế.
Ví dụ, điều 82 Luật PPP quy định, khi doanh thu tăng, nhà đầu tư phải chia sẻ với nhà nước.
Tuy nhiên, nhưng khi doanh thu giảm, nhà nước chỉ chia sẻ với các điều kiện ràng buộc như quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan thay đổi làm giảm doanh thu; đã thực hiện đầy đủ các biện pháp điều chỉnh mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công… nhưng chưa bảo đảm mức doanh thu tối thiểu là 75%.
Trong khi đó, việc chia sẻ rủi ro cần được thực hiện ngay để đảm bảo các phương án tài chính và sức khỏe tài chính tối thiểu của doanh nghiệp. Việc chứng minh được các điều kiện này cần rất nhiều thời gian và thường làm giảm đi tính kịp thời và hiệu quả của việc hỗ trợ.
Ngoài ra, các chuyên gia Deloitte Việt Nam cũng chỉ ra thực tế thiếu một khuôn khổ để đánh giá và quản lý các nghĩa vụ dự phòng phát sinh từ cơ chế bảo đảm, bảo lãnh của Nhà nước cho các nghĩa vụ với khu vực tư nhân.
Theo nhiều chuyên gia quốc tế, phạm vi bảo lãnh cho một dự án PPP cụ thể nên được nhìn nhận là biện pháp thay thế cho đầu tư công. Đây cũng là tiền đề rất quan trọng cho việc ghi nhận và phản ánh tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia PPP.
Vướng mắc thứ hai là chính sách kế toán về PPP và BOT chưa tương thích với thông lệ quốc tế.
Thứ ba là nợ xấu trong các dự án BOT tương đối cao do dòng tiền từ dự án hụt so với phương án tài chính ban đầu đến từ việc đội vốn kéo dài thời gian xây dựng, lưu lượng giao thông thực tế thấp hơn nhiều so với dự kiến, hạ tầng giao thông không đồng bộ khiến cho cao tốc không khai thác được công suất hoàn vốn.
Thứ tư, tín dụng ngân hàng hoặc trái phiếu là các kênh huy động vốn được sử dụng chủ yếu để tài trợ cho các doanh nghiệp BOT.
Với thực tế cơ chế tài chính ở trên và một phần từ việc kết quả kinh doanh phản ánh chưa theo thông lệ quốc tế, các doanh nghiệp BOT rất khó huy động vốn thêm từ các nguồn khác như cổ đông hay nhà đầu tư quan tâm, bởi kết quả kinh doanh trong những năm đầu tiên của dự án không khả quan.
Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu cao tại ngân hàng cũng khiến cho dòng vốn đầu tư thêm từ các tổ chức tín dụng cho các dự án BOT bị hạn chế để kiểm soát rủi ro tài chính chung của hệ thống ngân hàng.
Thứ năm là thiếu thị trường mua bán quyền khai thác các dự án PPP. Hiện chưa thực sự hình thành thị trường thứ cấp để mua bán quyền khai thác các dự án này, khiến các nhà đầu tư ngần ngại vì thiếu đi một kênh để thu hồi vốn đầu tư sớm và quay vòng cho các dự án mới.
Dựa trên kinh nghiệm quốc tế, các chuyên gia đề xuất ba nhóm giải pháp để gỡ các nút thắt trên là huy động vốn và tạo thanh khoản; tăng quy mô và danh mục dự án; và nâng cao năng lực quản trị, minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Các chuyên gia của Deloitte Việt Nam khuyến nghị, trước hết, Việt Nam cần hoàn thiện chính sách liên quan tới cơ chế tài chính đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư, cơ chế chia sẻ rủi ro linh hoạt.
Cùng với đó, cần đạt được sự đồng thuận cao trong nhận thức và thực hiện của các đối tượng có liên quan, bao gồm nhà đầu tư và cơ quan nhà nước khu vực công.
Thông qua chính sách về cơ chế tài chính minh bạch và ổn định, nguồn lực đầu tư cho PPP sẽ không chỉ tập trung trong lĩnh vực giao thông mà dần dần, nguồn vốn ngân sách sẽ thực sự phát huy vai trò dẫn dắt trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác.
Đồng thời, cơ chế tài chính rõ ràng giúp phân loại các dự án đầu tư theo phương thức PPP hay BOT để có thể kế toán ghi nhận theo bản chất kinh tế. Việc kiểm toán cũng sẽ thuận lợi hơn trên nền tảng các quy tắc và ghi nhận kế toán rõ ràng hơn.
Quan điểm này được bà Trần Thị Thúy Ngọc, Phó tổng giám đốc thường trực Deloitte Việt Nam đưa ra mới đây tại diễn đàn về phục hồi kinh tế do Kiểm toán Nhà nước tổ chức.
Ngoài các chính sách về đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư, bà Ngọc kiến nghị Việt Nam cần sớm ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp hướng dẫn việc áp dụng thông lệ quốc tế về kế toán báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp PPP.
Xa hơn, cần có cơ chế khuyến khích việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực PPP.
Không chỉ vậy, Việt Nam cần xây dựng thị trường mua bán quyền khai thác các dự án PPP.
Cụ thể, khi các dự án PPP đã hoạt động và thu hồi lợi nhuận, nhà đầu tư có thể bán quyền khai thác dự án cho các bên thứ ba.
Điều này giúp họ thu hồi vốn đầu tư ban đầu và sử dụng tiền này để đầu tư vào các dự án khác, giúp dòng vốn được luân chuyển nhanh hơn; đồng thời, tạo ra các chuỗi giá trị trong lĩnh vực PPP mà mỗi mắt xích phân khúc sẽ tìm được nhiều nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro phù hợp hơn.
Không chỉ vậy, thị trường mua bán quyền khai thác có thể giúp thu hút nhiều nguồn tài trợ khác nhau, bao gồm cả các nhà đầu tư quốc tế, từ đó, có thể giúp giảm áp lực lên nguồn vốn trong nước và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cơ sở hạ tầng.
Một kinh nghiệm quan trọng khác cho Việt Nam là cần tăng cường giáo dục và truyền thông với công chúng.
Theo đó, cần có sự nỗ lực trong giáo dục và truyền thông để tạo sự hiểu biết và ủng hộ từ cộng đồng xã hội đối với các dự án PPP và doanh nghiệp PPP.
Điều này đặc biệt quan trọng khi có những thay đổi phương án tài chính ảnh hưởng đến giá dịch vụ công cung cấp cho người dân, từ đó tạo ra sự đồng thuận cao khi triển khai, tránh kéo dài thời gian hoàn vốn.
Cuối cùng, bà Ngọc khuyến nghị Chính phủ và doanh nghiệp nên có sự tư vấn chiến lược và đánh giá ảnh hưởng của các dự án PPP khi áp dụng các thông lệ quốc tế để có sự điều chỉnh kịp thời, nhất quán và đồng bộ cho cả cơ chế tài chính, kế toán và cơ chế huy động vốn.
Chủ tịch EuroCham: Khuôn khổ pháp lý về PPP còn quá đơn giản
Sân bay Quảng Trị được đầu tư 5.800 tỷ đồng theo hình thức PPP
Sân bay Quảng Trị dự kiến có công suất 1 triệu hành khách/năm và 3.100 tấn hàng hóa/năm, được xây dựng tại các xã Gio Quang, xã Gio Hải và xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
Tranh luận về kiểm toán các dự án PPP
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần kiểm toán toàn diện dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư để đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân.
Mở toang cánh cửa vào các dự án PPP
Để đón đầu dòng vốn đầu tư nước ngoài hậu Covid-19, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần sớm có luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư với những quy định đột phá để thu hút nhà đầu tư ngoại tham gia vào các dự án hạ tầng.
Luật mới sẽ giúp thu hút được nhà đầu tư lớn vào các dự án PPP
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Đức Trung, việc chỉ có nghị định chưa đảm bảo khung pháp lý cao nhất để điều chỉnh hoạt động của các dự án PPP dẫn đến nhiều tồn tại trong thời gian vừa qua.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực