Diễn đàn quản trị
Đối thủ thực sự của các 'ông lớn' đồ ăn nhanh khi vào Việt Nam
Nhiều thương hiệu khi vào một thị trường mới thường nhìn vào đối thủ trực tiếp, như McDonald's sẽ liệt kê Burger King, Carl's Jr., Mos Burger hay Subway vào danh sách đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, cách nghĩ như thế đúng nhưng chưa đủ nhất là ở thị trường Việt Nam.

Trong một bài viết gần đây bàn về câu chuyện phát triển của các thương hiệu đồ ăn nhanh tại Đông Nam Á được đăng tải trên một diễn đàn dành cho cộng đồng người châu Á, bình luận của một người Philippines đã gây nên cuộc tranh luận rất gay gắt. Cụ thể, người này cho rằng các hãng đồ ăn nhanh thất bại tại Việt Nam là do người Việt nghèo, không có tiền để ra các cửa hàng như người Philippines.
Nhiều dân mạng Philippines đưa ra dẫn chứng, một thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng của Mỹ đã mở hơn 600 cửa hàng tại Philippines trong khi chỉ có 22 cửa hàng tại Việt Nam. Họ cũng đưa thêm dẫn chứng số lượng cửa hàng KFC, Jollibee tại Philippines vượt trội so với Việt Nam.
“Thành thật mà nói thì Việt Nam còn nghèo nhưng quan trọng hơn là sản phẩm thay thế đối với mảng bánh burger của Việt Nam quá nhiều, các thương hiệu đồ ăn nhanh lớn khó cạnh tranh lại với đồ ăn nhanh truyền thống Việt”, CEO Pizza Home Hoàng Tùng nhận định.
Một độc giả trên diễn đàn đặt ra câu hỏi, nếu lựa chọn giữa một cái bánh hamburger nhỏ bé giá 3USD với một tô bún Việt Nam có nhiều thịt, rau, nhân mỳ hơn với giá 1,5USD, bạn sẽ chọn món gì? Đa phần khách du lịch nước ngoài không muốn ghé vào những tiệm đồ ăn nhanh của các thương hiệu quốc tế vì họ biết rằng nền ẩm thực Việt Nam vô cùng đồ sộ và đáng thưởng thức.
Theo ông Tùng, nhiều thương hiệu khi vào một thị trường mới thường nhìn vào đối thủ trực tiếp. Chẳng hạn, McDonald's sẽ liệt kê Burger King, Carl's Jr., Mos Burger hay Subway vào đối thủ cạnh tranh.
CEO Pizza Home kể chuyện trở thành 'thánh bắt trend' mùa Covid
“Thực ra đúng nhưng không đủ. Nó sẽ có sản phẩm thay thế nữa. Giống như hai ông bán bún nhìn vào nhau thì là đối thủ trực tiếp nhưng nếu nhìn vào cả sản phẩm thay thế thì đối thủ còn là quán phở vì ăn phở xong rồi lấy đâu ra bụng mà ăn bún nữa”, ông chủ Pizza Home nói.
Hoặc như Coca-Cola ngoài liệt kê Pepsi là đối thủ thì đúng ra còn phải liệt kê luôn cả trà đá vỉa hè là đối thủ.
Thất bại đau thương và bài học trong ngành F&B
“Tôi từng có kinh nghiệm thất bại khi làm burger, mới thấy được đối thủ thay thế đôi khi mới là đối thủ khủng nhất”, CEO Pizza Home chia sẻ.
Theo ông Tùng, danh mục bánh burger hay bánh donut (bánh vòng) thực sự không phải là món ăn phù hợp với khẩu vị của người Việt. Những thương hiệu kiểu như McDonald's, Burger King, Subway, Mos Burger, Dunkin's Donut có thể là “hổ báo” ở nước ngoài, thậm chí là “khủng long toàn cầu” nhưng khó phát triển ở Việt Nam.
Không phải do họ không giỏi mà trên thực tế họ rất giỏi, nhưng bởi nhu cầu thị trường yếu và tiềm năng thị trường đối với sản phẩm bánh burger không nở ra theo như suy nghĩ của họ.
Năm 2013, McDonald's gia nhập thị trường Việt Nam. Ông Tùng hy vọng bánh burger sẽ trở thành một phần ẩm thực Việt vì McDonald's là một ông lớn và trước đó đã có Burger King.
Vị chuyên gia F&B này cho biết, kinh doanh trong ngành bánh đủ lâu sẽ hiểu rằng làm ra một chiếc bánh burger ngon không quá khó. Cái khó nhất là hệ thống hóa để bán ra được sản lượng lớn với chất lượng ổn định, mà điều này lại liên quan đến cầu của thị trường, nghĩa là số lượng người ăn phải đủ lớn.
Ông Tùng nghĩ rằng những thương hiệu lớn kia sẽ thay đổi được thị trường (educate) và từ đó ông Tùng có thể hưởng lợi. Ông quyết định mở một thương hiệu mang tên Maxi Burger với hy vọng sau này thị trường bánh burger trở nên khổng lồ, ông sẽ có một thương hiệu cũng lớn lên theo nhu cầu.
Maxi Burger theo chiến lược không bán giá thấp hơn McDonald’s hay Burger King nhưng phải “rẻ hơn”. Vì thích Burger King hơn McDonald’s về khẩu vị nên ông Tùng chỉ làm một cỡ bánh duy nhất, bằng cỡ to nhất của Burger King nhưng giá chỉ bằng bánh cỡ nhỏ của Burger King, coi như rẻ hơn mà không bị mất giá.
Tính toán tiếp theo của ông là nhảy vào trung tâm thương mại, cụ thể là Royal City, để cho oách. Mặc dù trên cùng địa chỉ là Royal City nhưng cửa hàng của ông Tùng rất nhỏ, giá thuê 1 triệu đồng/m2 nên không dám thuê cửa hàng to. Khi phát hiện ra ngay sát cạnh Maxi Burger là Carl's Jr., một trong năm thương hiệu bán bánh burger lớn nhất nước Mỹ, lúc mở cửa hàng, ông Tùng cũng rất lo lắng.
Dù đội ngũ có mạnh đến mấy, tiền có nhiều đến mấy, thương hiệu có to đến mấy nhưng cuối cùng sản phẩm có tạo được thói quen hay không mới là yếu tố then chốt.
Ông Hoàng Tùng
CEO Pizza Home
Sau khi thấy trong trung tâm thương mại Royal City có nhiều “anh tài” bán burger quá, ông Tùng nảy ra ý tưởng làm cách nào đó thể hiện rằng Maxi Burger có “tay nghề” tốt, thể hiện Maxi Burger làm “tươi” mà để cho khách hàng ngầm hiểu…
Sau cùng, ông quyết làm sản phẩm burger cỡ 25cm. Ông Tùng cho biết, thực ra sản phẩm cỡ đại này khó bán nhưng nó thể hiện là sản phẩm không đụng hàng và khách hàng cũng sẽ hiểu rằng làm ra được cái vỏ bánh to như vậy thì đương nhiên bánh phải tươi và tay nghề phải rất tốt chứ không phải dạng vừa.
Hơn nữa, bánh to nó cũng có sự kết nối với cái tên Maxi (to Max) của Maxi Burger.
Đợt khai trương, khách đến cửa hàng của ông rất đông và thích thú với sản phẩm. Maxi Burger hoàn vốn rất nhanh nhờ khoản đầu tư ban đầu rất khiêm tốn. Nhưng một thời gian sau đó, Maxi Burger của ông Tùng bước vào giai đoạn đau thương.
Tầm gần một năm sau ngày khai trương, Carl's Jr. với diện tích vài trăm mét vuông đóng cửa vì theo ông Tùng là không chịu nổi tiền thuê mặt bằng. Không chỉ Carl's Jr. mà rất nhiều thương hiệu F&B khác trong Royal City sau đó cũng “ra đi”. Maxi Burger nhỏ hơn nên trụ lại được nhưng sau gần hai năm, thương hiệu này cũng rời khỏi các trung tâm thương mại.
“Thực ra đến nay, ngay cả Burger King cũng phải thu hẹp quy mô kinh doanh hay như McDonald’s cũng không chạy mở điểm được đúng như kế hoạch. Không phải vì mấy thương hiệu đó kém, đội ngũ đằng sau nào là chú Hạnh Nguyễn Jonathan, nào là anh Bảo Hoàng IDG, toàn hàng siêu khủng. Chậm không phải bởi vì họ không giỏi mà bởi sản phẩm bánh burger dường như chưa thể trở thành một phần thói quen của người Việt”, ông Tùng nhận định.
Thế nên theo ông chủ Pizza Home, dù đội ngũ có mạnh đến mấy, tiền có nhiều đến mấy, thương hiệu có to đến mấy nhưng cuối cùng sản phẩm có tạo được thói quen hay không mới là yếu tố then chốt.
“Với sản phẩm bánh burger, khi sức mua không đủ lớn, thị trường quá nhỏ thì việc những thương hiệu với sản phẩm lõi là bánh burger gặp khó là chuyện đương nhiên”, ông Tùng nói.
Ông chủ bánh burger Corona lách qua khe cửa hẹp trong dịch Covid-19
Viet Kitchen, Pizza Home và bài học nhân bản chuỗi F&B
Bài học cho những người kinh doanh đồ ăn và thức uống (F&B) là phải cân bằng giữa tính nghệ sỹ của người làm bếp và tính liên hoàn của món ăn, đồng thời cần đảm bảo đánh đúng tâm lý khách hàng.
Ông lớn F&B đua nhau 'xuống đường'
Xu hướng ẩm thực và nhu cầu ăn uống liên tục thay đổi đã thúc đẩy nhiều thương hiệu ẩm thực lớn "xuống đường" trải nghiệm mô hình bán hàng lưu động, ẩm thực đường phố.
Covid-19 phơi bày những điểm yếu của ngành F&B
Quy mô doanh nghiệp trong ngành F&B khá phân mảnh, với tiềm lực tài chính yếu. Do đó, trước những tác động nặng nề của COVID-19, họ thường sa vào vòng luẩn quẩn do phải xử lý dòng tiền, cắt giảm chi phí, cắt giảm nhân sự.
Cạm bẫy nhượng quyền ngành F&B
Có rất nhiều cạm bẫy được khéo léo che đậy mà nếu những người có ý định mua nhượng quyền thương hiệu không nhận ra thì rất có thể sẽ phải sớm nếm trái đắng!
Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn
Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.
Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI
Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.
Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh
Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.