Đồng loạt nâng học phí năm học mới khiến CPI tháng 9 tăng 0,32%

Nhã Lam Thứ bảy, 28/09/2019 - 11:32

Nguyên nhân do sự tăng giá của 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ như tăng học phí, giá gạp, giá thịt lợn, thiết bị và đồ dùng gia đình, ...

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2019 tăng 0,32% so với tháng trước. 

Đồng loạt nâng học phí năm học mới khiến CPI tháng 9 tăng 0,32%

Cụ thể nhóm giáo dục tăng cao nhất với 3,15% (dịch vụ giáo dục tăng 3,53%) làm CPI chung tăng 0,18% do trong tháng có 50 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện lộ trình tăng học phí cho năm học mới. 

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,56%, trong đó lương thực tăng 0,3% do giá gạo tăng ở một số địa phương bị ảnh hưởng của mưa lũ; thực phẩm tăng 0,76%. 

Mặc dù giá các loại thịt gia cầm tươi sống giảm 0,31% nhưng giá nhóm thực phẩm vẫn tăng khá chủ yếu do giá thịt lợn tăng 2,78% (làm CPI chung tăng 0,12%); giá thủy sản tươi sống tăng 0,49% và giá rau tươi tăng 1,16%.

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,13%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,12%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,09% do nhu cầu sắm sửa quần áo và giày dép cho năm học mới. 

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch; đồ uống và thuốc lá cùng tăng 0,06%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,25%; nhóm bưu chính viễn thông không đổi. 

Hai nhóm có chỉ số giá giảm gồm nhóm giao thông giảm 1,24%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế giảm 0,01% (dịch vụ y tế giảm 0,06%).

Trong đó, sự giảm giá của nhóm giao thông chủ yếu do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh giảm giá xăng, dầu vào thời điểm 31/8/2019 và thời điểm 16/9/2019 làm chỉ số giá xăng dầu giảm 2,79% (tác động làm CPI giảm 0,12%). Ngoài ra còn do giá vé tàu hỏa giảm 3,28% và giá dịch vụ giao thông công cộng giảm 0,02%.

Đồng loạt nâng học phí năm học mới khiến CPI tháng 9 tăng 0,32% 1

CPI bình quân 9 tháng năm 2019 tăng 2,5% so với bình quân cùng kỳ năm 2018; CPI tháng 9/2019 tăng 2,2% so với tháng 12/2018 và tăng 1,98% so với cùng kỳ năm 2018. 

CPI 9 tháng năm 2019 tăng so với cùng kỳ năm trước do 4 nguyên nhân chính.

Thứ nhất, giá điện sinh hoạt điều chỉnh tăng từ ngày 20/3/2019 theo Quyết định số 648/QĐ-BCT của Bộ Công Thương cùng với nhu cầu tiêu dùng điện tăng vào dịp Tết và thời tiết nắng nóng trong quý II/2019 và quý III/2019 làm cho giá điện sinh hoạt 9 tháng năm 2019 tăng 7,69% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0,18%); 

Thứ hai, các địa phương điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 13/2019/TT-BYT ngày 5/7/2019 và Thông tư số 37/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế làm chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế tăng 3,36% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0,13%); 

Thứ ba, chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục tăng 6,73% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0,35%) do một số địa phương điều chỉnh tăng học phí trong năm học mới; 

Thứ tư, giá các mặt hàng thực phẩm tăng 4,21%, trong đó giá thịt lợn tăng 8,04% (làm cho CPI chung tăng 0,34%); dịch vụ giao thông công cộng tăng 3,17%; du lịch trọn gói tăng 3,16%; đồ uống, thuốc lá tăng 1,92%; quần áo may sẵn tăng 1,75%; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 2,12% và giá nhóm văn phòng phẩm tăng 3,53%. 

Ngoài ra, giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới như giá nhiên liệu, chất đốt, sắt thép tăng trở lại làm chỉ số giá xuất, nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất công nghiệp, nông nghiệp 9 tháng tăng so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, có 3 yếu tố chính góp phần kiềm chế CPI

Đầu tiên, giá xăng dầu giảm 3,46% (làm CPI chung giảm 0,14%); giá gas giảm 5,97%; 

Thứ hai, TP.HCM đã điều chỉnh giảm mức thu học phí theo Nghị quyết số 25/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của Hội đồng nhân dân thành phố làm chỉ số giá nhóm giáo dục giảm 0,55% trong tháng 2/2019 (làm CPI chung giảm 0,03%); 

Thứ ba, các cấp, các ngành tích cực triển khai các biện pháp bình ổn giá cả thị trường, đồng thời Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành chính sách tiền tệ kiên định mục tiêu giữ ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

Lạm phát cơ bản tháng 9/2019 tăng 0,16% so với tháng trước và tăng 1,96% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2019 tăng 1,91% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.

CPI bình quân 8 tháng đầu 2019 tăng thấp nhất 3 năm

CPI bình quân 8 tháng đầu 2019 tăng thấp nhất 3 năm

Tiêu điểm -  5 năm

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, đóng góp 0,14% vào mức tăng chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 8.

Giá xăng, dầu, gas đồng loạt hạ khiến CPI tháng 6 giảm 0,09%

Giá xăng, dầu, gas đồng loạt hạ khiến CPI tháng 6 giảm 0,09%

Tiêu điểm -  5 năm

Nguyên nhân do sự giảm giá mạnh của 3/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ như giá xăng, dầu, giá gas...

Xăng dầu và giá điện đẩy CPI tháng 5 tăng 0,49%

Xăng dầu và giá điện đẩy CPI tháng 5 tăng 0,49%

Tiêu điểm -  5 năm

Nguyên nhân CPI tháng 5/2019 tăng so với tháng trước là do sự lên giá của 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ, trong đó phần lớn thuộc về xăng dầu và điện.

CPI tháng 4 tăng 0,31% do giá xăng dầu lên cao

CPI tháng 4 tăng 0,31% do giá xăng dầu lên cao

Tiêu điểm -  6 năm

Nguyên nhân CPI tháng 4/2019 tăng so với tháng trước là do sự lên giá của 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ.

Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh

Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh

Tiêu điểm -  17 giờ

Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.

Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật

Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật

Tiêu điểm -  18 giờ

Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai

Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai

Tiêu điểm -  3 ngày

Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.

Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp

Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp

Tiêu điểm -  4 ngày

Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.

Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh

Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh

Tiêu điểm -  4 ngày

“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.

Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh

Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh

Tiêu điểm -  17 giờ

Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.

Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật

Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật

Tiêu điểm -  18 giờ

Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha

Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha

Doanh nghiệp -  18 giờ

Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.

Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro

Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro

Bất động sản -  20 giờ

Một làn sóng đầu tư vào các dự án đại đô thị đang lan rộng trên thị trường bất động sản, tạo ra những cú hích tăng trưởng đáng kể nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức về pháp lý, thanh khoản và quản trị rủi ro.

Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà

Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà

Doanh nghiệp -  1 ngày

Giá nguyên liệu tăng cao và bất ngờ khiến Bình Điền buộc phải đặt ra mục tiêu giảm so với năm trước nhưng vẫn sàng bứt phá nếu thị trường thuận lợi.

Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu

Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu

Tài chính -  1 ngày

Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.

Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?

Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?

Tài chính -  1 ngày

Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.