Phát triển bền vững

Động lực hiện thực hóa cam kết phát triển bền vững

Phạm Sơn Chủ nhật, 26/03/2023 - 18:47

Tăng cường an sinh xã hội, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) theo Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc.

17 mục tiêu phát triển bền vững

Kể từ khi công bố báo cáo quốc gia tự nguyện (VNR) về thực hiện 17 SDGs vào năm 2018, đến nay, nền kinh tế Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung vấp phải nhiều biến động khó lường, từ đại dịch Covid-19 cho đến bất ổn địa chính trị, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này không chỉ dẫn đến tăng trưởng kinh tế giảm tốc mà còn gây ra khó khăn trong công tác thực hiện các SDGs.

Mặt khác, theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, biến đổi khí hậu cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình phát triển bền vững của Việt Nam khi ngày càng tạo ra những tác động tiêu cực đa chiều tới phát triển kinh tế cũng như đời sống xã hội.

Tuy nhiên, bất chấp những thách thức, Việt Nam vẫn duy trì cam kết triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, đặt mục tiêu thực hiện hóa 17 SDGs đến năm 2030. Đây cũng là lý do Việt Nam tiếp tục xây dựng VNR 2023.

Nỗ lực hiện thực hóa các SDGs của Việt Nam thời gian qua nhận được nhiều đánh giá tích cực. Theo bà Naomi Kitahara, quyền Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, Việt Nam đã đạt được kết quả tốt trên nhiều mục tiêu. Tiêu biểu trong số đó là mục tiêu số 1 về giảm nghèo, với tỷ lệ nghèo đa chiều chỉ còn 3,6%; mục tiêu số 6 về nước sạch và vệ sinh với 98,1% dân số được sử dụng nước sạch; mục tiêu số 9 về công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng với sự ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng; mục tiêu số 10 về giảm bất bình đẳng thông qua phân bổ nguồn lực chi cho an sinh xã hội tăng 15% mỗi năm.

Bên cạnh những kết quả tích cực, theo bà Kitahara, Việt Nam cũng đang đứng trước nguy cơ hụt hơi trong thực hiện hóa SDGs, đặt biệt ở các mục tiêu như số 2 về xóa nạn đói; số 3 về sức khỏe và cuộc sống tốt; số 4 về giáo dục hay số 5 về bình đẳng giới…

Tuy nhiên, báo cáo VNR chỉ ra, ở những mục tiêu này, Việt Nam cũng đang triển khai tương đối tích cực và đạt được một số thành tựu. Ví dụ, về giáo dục, tỷ lệ hoàn thành bậc tiểu học và trung học cơ sở đạt lần lượt 97,2 và 98%. Về mặt chăm sóc sức khỏe, 91% dân số Việt Nam đã tham gia bảo hiểm y tế.

Ngoài ra, bà Kitahara cho biết, mục tiêu số 13 về hành động về khí hậu; số 16 về cải cách thể chế và số 17 về hợp tác quốc tế đang không có số liệu theo dõi, do đó chưa thể xác định được tiến độ thực hiện của Việt Nam.

Báo cáo VNR cũng chỉ ra 2 “điểm lùi” của Việt Nam trong thời gian gần đây, bao gồm một số yếu tố liên quan đến tiếp cận nguồn năng lượng bền vững và có khả năng chi trả theo mục tiêu số 7 và bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái theo mục tiêu số 15.

Ưu tiên hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững

Chỉ còn chưa đầy 7 năm nữa là tới mốc thời hạn 2030 để thực hiện 17 SDGs như Liên hợp quốc đặt ra cũng như Việt Nam đã cam kết. Để đạt được 17 SDGs, theo báo cáo VNR, Việt Nam cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện mục tiêu số 2 về chấm dứt nạn đói, trong đó đặc biệt giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, trẻ em dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, cần nỗ lực hơn nữa trong một số việc như giải quyết vấn đề bạo lực giới và gánh nặng công việc chăm sóc gia đình không lương để thực hiện mục tiêu số 5; thúc đẩy việc làm bền vững, duy trì tăng trưởng kinh tế bao trùm để thực hiện mục tiêu số 8.

Ông Lê Việt Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học giáo dục tài nguyên và môi trường, Bộ Kế hoạch và đầu tư, đề xuất, trong bối cảnh hiện tại, cần ưu tiên thực hiện hỗ trợ phục hồi hậu Covid-19, ưu tiên phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, ngăn ngừa và thích ứng với biến đổi khí hậu. Cam kết tại COP26 của Thủ tướng Chính phủ cũng là tiền đề quan trọng để triển khai thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Còn theo bà Kitahara, Việt Nam nên tập trung đầu tư vào bảo trợ xã hội, bởi “đầu tư 1 đồng cho an sinh xã hội thì sẽ đem lại nhiều hơn so với 1 đồng GDP, nhiều hơn 1 đồng để Việt Nam thực hiện mục tiêu 2030”. Trong đó, một số giải pháp cần làm ngay như cải thiện sức khỏe toàn dân, giảm bất bình đẳng giới, giảm tác động từ ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, chuyển dịch năng lượng cũng là yếu tố cần được ưu tiên trong tiến trình hiện thực hóa 17 SDGs, đặc biệt đối với quốc gia có nhu cầu sử dụng năng lượng chưa ổn định và tăng nhanh qua các năm như Việt Nam.

Vinh danh nỗ lực phát triển bền vững của Mondelez Kinh Đô

Vinh danh nỗ lực phát triển bền vững của Mondelez Kinh Đô

Phát triển bền vững -  1 năm

Mondelez Kinh Đô được vinh danh là 1 trong top 50 doanh nghiệp FDI tiêu biểu nhất Việt Nam của giải thưởng Rồng Vàng 2023.

Sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt hướng tới phát triển bền vững

Sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt hướng tới phát triển bền vững

Tiêu điểm -  2 năm

Dự án sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt được Bộ Tài chính khởi động nhằm thực hiện hóa mục tiêu chuyển dịch năng lượng xanh, giảm phát thải, hạn chế sản phẩm có hại cho sức khỏe và môi trường.

Hành động tiếp theo của Alma trong chiến lược phát triển bền vững

Hành động tiếp theo của Alma trong chiến lược phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  2 năm

Khu nghỉ dưỡng Alma tại Cam Ranh mới đây đã hình thành trang trại hữu cơ trong khuôn viên khu nghỉ dưỡng, nhằm cung cấp hoa quả, rau, các sản phẩm tươi và trứng phục vụ cho các bữa ăn của thực khách.

Cách xây hệ sinh thái bền vững của CEO King Coffee Lê Hoàng Diệp Thảo

Cách xây hệ sinh thái bền vững của CEO King Coffee Lê Hoàng Diệp Thảo

Diễn đàn quản trị -  2 năm

Hướng đến một thương hiệu bền vững và một hệ sinh thái mà tất cả các bên cùng có lợi, đặc biệt là để ngày càng có nhiều người trải nghiệm và thưởng thức cà phê Việt Nam, King Coffee đang đẩy mạnh sự kết hợp có hiệu quả giữa sản xuất, phân phối và nhượng quyền quán café ở quy mô quốc tế.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon

Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon

Phát triển bền vững -  1 ngày

Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.

Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải

Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải

Phát triển bền vững -  3 ngày

Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.

Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới

Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới

Phát triển bền vững -  1 tuần

Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  41 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.