Tài chính
Động lực phía sau việc nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém
Cùng là câu chuyện nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém, mỗi nhà băng lại tìm kiếm những cơ hội và lợi ích khác nhau.
Tại Đại hội cổ đông của VPBank, Vietcombank, MB năm nay, câu chuyện nhận chuyển giao, tái cấu trúc ngân hàng yếu kém được nhiều cổ đông nhắc tới. Đây cũng là ba ngân hàng đang chuẩn bị nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém được nhắc tới nhiều nhất.
Trả lời câu hỏi của cổ đông, ban lãnh đạo các ngân hàng trên đều tin tưởng việc nhận chuyển giao sẽ mang lại lợi ích, song mỗi bên lại tìm kiếm những cơ hội khác nhau.
Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch VPBank cho biết, nếu xét ở góc độ tài chính đơn thuần thì hầu hết các ngân hàng không thiết tha với việc tham gia hỗ trợ các ngân hàng yếu kém, bởi hiện các ngân hàng 0 đồng đều bị lỗ luỹ kế và đang tiếp tục lỗ.
Tuy nhiên, VPBank lại có điều kiện phù hợp tham gia vào quá trình tái cấu trúc. Sau khi gọi được nguồn vốn lớn từ đối tác Nhật Bản SMBC, VPBank hiện trong trạng thái dư thừa nguồn vốn và phải đối mặt với bài toán tăng trưởng quy mô.
Khi tham gia vào tái cơ cấu, các ngân hàng sẽ được Ngân hàng Nhà nước ưu tiên tăng trưởng tín dụng cao hơn trung bình ngành và được ưu tiên mở “room” nước ngoài.
“Đó có thể coi là điều kiện đủ, sau điều kiện cần là vốn. Các ngân hàng đang bị giới hạn room nước ngoài ở mức 30% và hiện nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn muốn tham gia vào VPBank. Nếu được nới room thì sẽ có điều kiện để nâng quy mô vốn của ngân hàng”, ông Dũng chia sẻ.
Trong khi đó, ban lãnh đạo ngân hàng MB lại nhìn nhận việc tham gia tái cấu trúc ngân hàng yếu kém không chỉ giúp tăng trưởng tín dụng mà còn nâng cao năng lực quản trị.
Chủ tịch MB, ông Lưu Trung Thái chia sẻ MB đã sẵn sàng, chỉ còn chờ phương án trình lên được Chính phủ phê duyệt. Tại đại hội cổ đông vừa diễn ra, ban lãnh đạo ngân hàng cho biết phương án nhận chuyển giao bắt buộc của MB sẽ được phê duyệt trong tháng 4.
Hiện, MB đã và đang triển khai một số giao dịch hợp tác, hỗ trợ ngân hàng thương mại mục tiêu theo định hướng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, nhằm chuẩn bị cho việc nhận chuyển giao bắt buộc, có thể sẽ được thực hiện trong năm nay.
Sau khi nhận chuyển giao bắt buộc, ngân hàng mục tiêu vẫn là một ngân hàng độc lập trực thuộc MB. Sau khi hoàn tất quá trình tái cơ cấu, MB có thể lựa chọn sáp nhập hoặc thoái vốn khỏi ngân hàng này.
Ít quan tâm tới tăng trưởng tín dụng, Vietcombank tham gia quá trình tái cơ cấu ngân hàng yếu kém hướng tới mục tiêu tài sản.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank cho biết ngân hàng đã hoàn thiện phương án và hiện đang trình Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Vietcombank đã đưa ra các giải pháp cụ thể để không bị động, nhằm đảm bảo việc chuyển giao suôn sẻ và tuân thủ lộ trình. Ngân hàng đã thành lập các tiểu ban nhằm hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng yếu kém nhận chuyển giao.
"Theo kế hoạch, việc nhận chuyển giao sẽ được thực hiện trong năm 2024. Về lâu dài, tiếp nhận ngân hàng yếu kém tạo ra cơ hội cho Vietcombank có nhiều lựa chọn như bán cổ phần, sáp nhập", ông Tùng cho biết.
Hiện có 3 ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu bị kiểm soát đặc biệt được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng gồm ngân hàng xây dựng Việt Nam (CBBank); ngân hàng dầu khí toàn cầu (GP Bank); ngân hàng Đại Dương (OceanBank).
Hiện tại, Vietcombank đang hỗ trợ cho vay và hỗ trợ toàn diện CBBank; còn MB đang hợp tác toàn diện với OceanBank còn VPBank được cho là đang tiếp cận GP Bank.
Ngoài ra, ngân hàng Đông Á (Dong A Bank) và ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng thuộc diện kiểm soát đặc biệt, bắt buộc tái cơ cấu.
Theo phân tích của lãnh đạo các ngân hàng, khác với lý do “nhiệm vụ chính trị” như giai đoạn trước, nhận chuyển giao các nhà băng yếu kém hiện nay thực sự mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng.
Chưa kể, những ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng yếu kém có thể được nới tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại từ mức 30% lên 49%.
Riêng Vietcombank không được hưởng cơ chế này, song có thể được trả cổ tức bằng cổ phiếu từ toàn bộ lợi nhuận còn lại sau trích lập các quỹ để tăng vốn tự có (trong các năm xử lý lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng), thay vì phải chi một phần cổ tức tiền mặt theo yêu cầu của Bộ Tài chính như các năm trước.
Ngoài ra, với những tổ chức tín dụng trong diện phải chuyển giao bắt buộc, NHNN cũng đưa ra nhiều cơ chế ưu đãi như: được NHNN cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến 0% trong thời gian thực hiện chuyển giao bắt buộc, không phải thực hiện các tỷ lệ an toàn hoạt động, không bị giới hạn tăng trưởng tín dụng hàng năm…
Nếu quá trình nhận chuyển giao bắt buộc diễn ra suôn sẻ, các ngân hàng yếu kém thoát lỗ sau 8-9 năm như ước tính thì các ngân hàng lớn nhận chuyển giao sẽ rút ngắn được quá trình mở rộng quy mô.
Ngân hàng số Cake tăng cường bảo mật tiền gửi bằng mã khóa
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo cần cơ chế kiểm soát lạm quyền
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, các nội dung trong dự thảo cơ bản đã được xây dựng một cách đầy đủ và rõ ràng trên cơ sở thực tiễn triển khai thí điểm Nghị quyết 42.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?
Theo các chuyên gia, con số định giá 5 tỷ USD, tương đương P/B khoảng 5 lần của TCBS đang ở mức cao nếu so với vị thế một công ty chứng khoán.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.
Hải An: Đô thị dẫn dắt dòng dân cư chiến lược Hải Phòng
Giữ vai trò cửa ngõ Hải Phòng, là vùng phát triển sôi động với thế mạnh công nghiệp – thương mại – logistics, Hải An đang vươn mình mạnh mẽ, thu hút chuyên gia quốc tế, lao động chất lượng cao và giới đầu tư nhạy bén nhờ nhiều động lực tăng trưởng.