Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) dự báo mục tiêu của chỉ số VN-Index vào cuối năm 2021 là 1.250 điểm, tăng 13% so mức cuối năm 2020 trên cơ sở tăng trưởng EPS các doanh nghiệp trên HOSE lần lượt ở mức 30%.
Trong báo cáo triển vọng thị trường năm 2021, Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã có những đánh giá tích cực về nền kinh tế cũng như TTCK Việt Nam.
Theo đó, việc phản ứng nhanh chóng và quyết liệt của Việt Nam trong việc kiểm soát dịch Covid-19 đã mang lại thành quả to lớn, không chỉ từ tỷ lệ tử vong thấp so với các quốc gia khác trên thế giới mà còn giúp Việt Nam mở cửa lại nền kinh tế sớm hơn, cũng như giảm thiểu các tác động đến kinh tế vĩ mô và đảm bảo sự ổn định về mặt tài chính.
VCSC dự báo tăng trưởng GDP sẽ phục hồi và tăng tốc đạt 6,7% trong năm 2021 từ mức 2,9% trong năm 2020, sau thời gian gián đoạn do dịch Covid-19. Triển vọng tăng trưởng cơ cấu cao của Việt Nam vẫn được duy trì, được thúc đẩy bởi quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa tiếp tục gia tăng. Tăng trưởng GDP dự báo sẽ đạt 6,5% vào năm 2022 và 2023.
Đà tăng trưởng sẽ tiếp tục với sự dẫn dắt của khu vực FDI/xuất khẩu do Việt Nam hưởng lợi từ quá trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng đang diễn ra khi diễn biến đi lại toàn cầu và chi tiêu đầu tư của doanh nghiệp phục hồi.
Bên cạnh đó, môi trường lãi suất thấp sẽ hỗ trợ sự phục hồi của khu vực công và bảng cân đối kế toán của các ngân hàng từ tác động của covid-19 mà không gây ra cú sốc lớn cho sự ổn định vĩ mô.
Những tác động tích cực của nền kinh tế vĩ mô sẽ tiếp đà tăng trưởng cho thị trường chứng khoán. VCSC dự báo mục tiêu của chỉ số VN-Index vào cuối năm 2021 là 1.250 điểm, tăng 13% so mức cuối năm 2020. Dự báo mục tiêu của VN-Index sơ bộ năm 2022 là 1.400 điểm. Tăng trưởng EPS các doanh nghiệp trên HOSE lần lượt ở mức 30% và 21% cho năm 2021 và 2022.
Dự báo mục tiêu của VN-Index năm 2021 của VCSC tương ứng với P/E trượt là 16,9 lần dựa theo EPS dự báo 2021 và P/E dự phóng 12 tháng tính đến cuối năm 2022 là 13,9 lần.
Các yếu tố hỗ trợ cho dự báo của VCSC là cải cách thị trường dẫn đến tăng nhanh tiến độ việc nâng hạng thị trường lên nhóm thị trường mới nổi. Trần sở hữu nước ngoài vẫn là một vấn đề quan trọng đối với Việt Nam trong đánh giá khả năng tiếp cận thị trường của MSCI.
Các luật đầu tư mới (luật đầu tư, doanh nghiệp và chứng khoán) có thể dẫn đến cải thiện khả năng tiếp cận của các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, quá trình cổ phần hóa và thoái vốn của DNNN được thực hiện trở lại, có thể thu hút vốn mới và tăng/mở rộng vốn hóa thị trường và thanh khoản. Ngoài ra, việc tăng tốc đầu tư cơ sở hạ tầng, nếu thu hút thêm nhiều vốn nước ngoài hơn theo luật PPP mới cũng là yếu tố hỗ trợ cho thị trường.
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Tổ chức tài chính phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho SeABank nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, biến đổi khí hậu
Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.
Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.
Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.