Dự báo tăng trưởng tín dụng vượt 'room' 14% do nhu cầu vốn tăng

Phương Anh Thứ ba, 30/08/2022 - 07:03

Nhiều ý kiến cho rằng, NHNN nên nới room tín dụng 1 - 2% để hỗ trợ cho nhu cầu phục hồi thực của nền kinh tế và doanh nghiệp.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 6/2022 đạt 9,4% so với đầu năm, cao hơn mức tăng 6,4% của cùng kỳ năm trước. Diễn biến theo tháng cho thấy tín dụng tăng tốc khá mạnh cho đến cuối tháng 6, nhưng sau đó đã chững lại đáng kể do NHNN chưa cấp room tín dụng.

Tính đến 15/08/2022, tín dụng tăng 9,6%, trong gần 1 tháng rưỡi, tức là chỉ tăng thêm 0,3 điểm phần trăm – là mức khá thấp so với mức tăng bình quân 1,6%/tháng trong nửa đầu năm.

Vào cuối tháng 7/2022, NHNN cho biết vẫn giữ mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14%, trong khi mức tăng so với cùng kỳ tính đến cuối tháng 6 đã là 17%.

Trên cơ sở định hướng của NHNN, dư địa tín dụng từ nay đến cuối năm chỉ còn chưa đầy 460.000 tỷ đồng, tức là chưa đến một nửa nhu cầu tín dụng tính đến 15/8, theo tính toán từ Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) mới đây.

Lịch sử cho thấy từ năm 2013 đến nay, tăng trưởng tín dụng thường tăng cao hơn trong nửa cuối năm so với nửa đầu năm, chỉ trừ năm 2019. Điều này phù hợp với quy luật nhu cầu vốn mạnh hơn trong nửa cuối năm. Tuy nhiên, năm 2022 có một đặc thù là năm phục hồi sau đại dịch, do đó, nhu cầu vốn đã tăng tốc mạnh trong giai đoạn đầu năm.

Trong 7 tháng đầu 2022, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng lần lượt gần 18% và 50% so với cùng kỳ, hàm ý rằng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp quay trở lại hoạt động và đầu tư mới vẫn còn khá lớn.

Dự báo tăng trưởng tín dụng vượt 'room' 14% do nhu cầu vốn tăng
Tăng trưởng tín dụng theo lĩnh vực.

Xét theo lĩnh vực cho vay, diễn biến cho thấy nhu cầu vay mua bất động sản đang dẫn dắt dòng chảy tín dụng, trong khi đó, cho vay đến các nhà phát triển bất động sản bị hạn chế bởi chính sách. Nhu cầu vốn cho hoạt động thương mại trở lại mạnh mẽ, các lĩnh vực còn lại có ghi nhận sự phục hồi về nhu cầu tín dụng nhưng chậm hơn.

Dựa vào bức tranh tín dụng chung và triển vọng phục hồi của nền kinh tế, VDSC đánh giá nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế vẫn sẽ ở mức cao. Việc siết room tín dụng trong phần lớn thời gian của quý III sẽ phần nào ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh và mở rộng của các doanh nghiệp trong thời gian còn lại của năm.

Điều này cũng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% trong chương trình phục hồi phát triển kinh tế khi sau ba tháng thực hiện, số tiền lãi đã hỗ trợ chỉ đạt hơn 1 tỷ đồng.

“Sắp tới, chúng tôi kỳ vọng NHNN có thể điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho phù hợp hơn với nhu cầu thực tế. Tăng trưởng tín dụng cả năm ước có thể đạt 16%”, VDSC nhận định.

Ngân hàng Nhà nước lý giải vì sao chưa nới room tín dụng

Tại diễn đàn “Chiến lược huy động vốn của doanh nghiệp trong hoàn cảnh mới” gần đây, TS. Cấn Văn Lực – thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, cho rằng, NHNN cần linh hoạt về hạn mức tăng trưởng tín dụng, không nên chờ đến quý IV mới nới room, bởi như vậy là quá trễ so với nhu cầu phục hồi của nền kinh tế và của doanh nghiệp.

Theo ông Lực, NHNN không nên quá lo ngại về lạm phát mà bóp nghẹt thị trường, trong khi có thể tận dụng được cơ hội phục hồi. “Khi cả thế giới đang đối mặt với lạm phát thì chúng ta đã kiểm soát được, đó là một cơ hội rất tốt”.

Nhu cầu vốn tín dụng trong năm nay được nhận định sẽ tăng trưởng cao gắn với nhu cầu thực hơn so với trước rất nhiều do nền kinh tế phục hồi, sản xuất kinh doanh được đẩy mạnh, doanh nghiệp có nhu cầu vốn để hoạt động.

Hơn nữa, thanh khoản hệ thống ngân hàng hiện nay hoàn toàn trong khả năng kiểm soát, trong khi dòng vốn trung và dài hạn chảy vào hệ thống các ngân hàng đang mạnh hơn.

Vị chuyên gia nhấn mạnh đây là các yếu tố khiến NHNN có thể yên tâm hơn khi xem xét nới room tín dụng.

Vì sao có thể sớm nới room tín dụng?

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho biết, vốn tín dụng ngân hàng là cực kỳ quan trọng để doanh nghiệp bất động sản có đủ nguồn vốn hoạt động. Nếu vốn tín dụng ngân hàng tắc sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bất động sản lại rất khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng.

Liên quan đến vấn đề room tín dụng, ông Châu cho rằng cần xem xét nâng thêm 1 – 2% từ mức room 14% của năm nay. Nguyên nhân là bởi phần lớn các NHTM hiện đã gần cạn room.

Do đó, ông khuyến nghị NHNN đánh giá và cho phép 4 ngân hàng lớn nới room, và xem xét nới room cho các ngân hàng đạt chuẩn BASE II nhưng vẫn phải đảm bảo ổn định nền kinh tế và kiểm soát lạm phát.

Trước đó, tại tọa đàm Phát triển nguồn vốn cho bất động sản: Dư địa và gợi ý các giải pháp bền vững, TS. Lê Xuân Nghĩa – thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, đồng quan điểm cho rằng, Việt Nam không nên quá lạm dụng chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát.

Trong 3 – 4 năm trở lại đây, tăng trưởng tín dụng của Mỹ trung bình 14%/năm, thì con số của Việt Nam ở mức 15-16%/năm là chấp nhận được. Do vậy, nếu Chính phủ thận trọng kiểm soát được lạm phát thì NHNN hoàn toàn có thể nới rộng room tín dụng khoảng 15% hoặc 16%. 

Những ngân hàng có lợi thế được nới room tín dụng

Những ngân hàng có lợi thế được nới room tín dụng

Tài chính -  2 năm
VCBS nhận định, các ngân hàng có hệ số CAR cao và mô hình quản trị rủi ro tốt hay có kế hoạch nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém sẽ được cấp hạn mức tín dụng cao hơn trung bình ngành trong dài hạn.
Những ngân hàng có lợi thế được nới room tín dụng

Những ngân hàng có lợi thế được nới room tín dụng

Tài chính -  2 năm
VCBS nhận định, các ngân hàng có hệ số CAR cao và mô hình quản trị rủi ro tốt hay có kế hoạch nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém sẽ được cấp hạn mức tín dụng cao hơn trung bình ngành trong dài hạn.
Bất động sản chờ nới room tín dụng

Bất động sản chờ nới room tín dụng

Bất động sản -  2 năm

Theo ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch BHS Group, nguồn cầu bất động sản chỉ đang chững lại một chút do việc hạn chế tín dụng. Khi điểm mấu chốt này được khơi thông, thị trường sẽ ngay lập tức bật dậy mạnh mẽ.

Thủ tướng: Không siết chặt tín dụng bất động sản một cách bất hợp lý

Thủ tướng: Không siết chặt tín dụng bất động sản một cách bất hợp lý

Bất động sản -  2 năm

Chính phủ chủ trương không siết chặt tín dụng, trái phiếu bất động sản một cách bất hợp lý, nhưng tăng cường kiểm tra, giám sát để phát triển thị trường an toàn, lành mạnh.

Tín dụng bất động sản: Không siết vẫn chặt?

Tín dụng bất động sản: Không siết vẫn chặt?

Bất động sản -  2 năm

Việc kiểm soát dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản để phòng ngừa rủi ro là cần thiết, song theo nhiều chuyên gia, cần tùy thuộc vào từng phân khúc, từng thời điểm thị trường.

ACB xin cấp thêm hạn mức tín dụng

ACB xin cấp thêm hạn mức tín dụng

Tài chính -  2 năm

Theo ban lãnh đạo ACB, đà tăng trưởng tín dụng vẫn duy trì tốt trong 4 tháng đạt mức 8% so với đầu năm. Hiện tại, ngân hàng đã nộp đơn xin NHNN cấp thêm hạn mức tín dụng và kỳ vọng có thể có được room mới từ cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7.

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Tiêu điểm -  35 phút

Các công ty phân tích nhìn nhận, dòng tiền khối ngoại sẽ sớm chảy vào các cổ phiếu bluechip của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Tài chính -  48 phút

Lãi suất thấp hơn không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình tại Mỹ mà còn giúp các nền kinh tế toàn cầu mở rộng các chính sách phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Phát triển bền vững -  3 giờ

TKV chi 70 tỷ đồng hỗ trợ các gia đình công nhân thiệt mạng, bị thương, bị thiệt hại do bão số 3 của các doanh nghiệp than.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  18 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  18 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  20 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  21 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.