Tài chính
ACB xin cấp thêm hạn mức tín dụng
Theo ban lãnh đạo ACB, đà tăng trưởng tín dụng vẫn duy trì tốt trong 4 tháng đạt mức 8% so với đầu năm. Hiện tại, ngân hàng đã nộp đơn xin NHNN cấp thêm hạn mức tín dụng và kỳ vọng có thể có được room mới từ cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7.
Trong quý I/2022, hoạt động kinh doanh cốt lõi của ACB ghi nhận tăng trưởng tốt với thu nhập lãi thuần tăng 17%, đạt gần 5.441 tỷ đồng.
Các mảng kinh doanh chính khác cũng ghi nhận tăng trưởng. Lãi từ dịch vụ tăng 18% so cùng kỳ; lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng gần 55% mang về cho ACB lần lượt hơn 739 và 303 tỷ đồng; lãi từ hoạt động khác gấp 7,5 lần so cùng kỳ, ghi nhận khoản lãi hơn 369 tỷ đồng tại các hoạt động kinh doanh khác.
Tổng thu nhập ngoài lãi quý I đạt khoảng 1.300 tỷ đồng, tăng trưởng 37%. Trong đó, hoạt động bancassurance đóng góp 390 tỷ đồng doanh thu.
Tổng thu nhập hoạt động của ACB hết quý I/2022 đạt gần 6.850 tỷ đồng, tăng 20,7% so cùng kỳ. Trong khi chi phí hoạt động tăng 39,3%, lên gần 2.739 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí nhân viên tăng 25%.
Tổng dư nợ cho vay cuối quý I/2022 của ACB đạt 380 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với cuối năm ngoái và 17,2% so với cùng kỳ, với động lực chính đến từ cho vay ngắn hạn đối với những phân khúc khách hàng chiến lược (cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ).
Theo ban lãnh đạo ACB, đà tăng trưởng tín dụng vẫn duy trì tốt trong 4 tháng đạt mức 8% so với đầu năm. Hiện tại, ngân hàng đã nộp đơn xin NHNN cấp thêm hạn mức tín dụng và kỳ vọng có thể có được room mới từ cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7.
Đáng chú ý, trong kỳ ngân hàng hoàn nhập 338 tỷ đồng dự phòng do hoạt động thu hồi nợ cải thiện, phần lớn trong tổng thu nhập từ nợ xấu đã xóa đến từ nhóm 6. Đây là lần đầu tiên ACB được hoàn nhập dự phòng rủi ro kể từ quý I/2019. Trước đó, tại ĐHCĐ thường niên 2022, ban lãnh đạo ACB cho biết, ngân hàng đã trích lập dự phòng khoảng 2.300 tỷ đồng do ảnh hưởng của Covid -19.
Nhưng đầu năm 2022, tình hình khách hàng cơ cấu đã cải thiện tốt, dư nợ tái cơ cấu từ 27.000 tỷ đồng cơ cấu trong năm 2021, đến quý I/2022 chỉ còn 15.000 tỷ đồng. Nếu tình hình khả quan thì ACB sẽ hoàn nhập dự phòng và có một khoản thu nhập bất thường trong năm nay.
Hoạt động trích lập và thu hồi nợ hiệu quả giúp ACB duy trì vị thế nhóm ngân hàng có chất lượng tài sản tốt nhất hệ thống. Tổng số dư nợ xấu tại ACB tăng 11% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ nhóm 2 đã giảm 15% so với đầu năm, tốt hơn đáng kể so với mặt bằng chung của ngành ngân hàng.
Tổng nợ quá hạn của ngân hàng tương đối ổn định khi không tăng so với thời điểm đầu năm. Tổng dư nợ chịu ảnh hưởng Covid giảm còn 15 nghìn tỷ đồng, giảm 12% so với đầu năm, và ngân hàng đã thu hồi được 1,2 nghìn tỷ đồng.
Do dư nợ đã thu hồi được một phần, nên khoản trích lập dự phòng 338 tỷ đồng trước đó đã được hoàn nhập giúp chi phí dự phòng thuần trong kỳ ở mức 3 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối quý I/2022, tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 lần lượt là 0,42% và 0,82%.
Hoàn nhập dự phòng cũng là yếu tố chính tác động tích cực tới lợi nhuận của ACB. Ngân hàng báo lãi trước thuế quý I/2022 hơn 4.114 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ.
Ông Nguyễn Khắc Nguyện được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc ACB
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.