Dù Covid-19, vốn FDI vẫn đổ vào Việt Nam 13,9 tỷ USD kể từ đầu năm

Nhật Hạ Thứ năm, 28/05/2020 - 17:37

Mặc dù vốn FDI đổ vào Việt Nam 5 tháng đầu năm nay chỉ bằng 83% cùng kỳ năm ngoái, nhưng về cấu phần, vốn đăng ký mới và vốn điều chỉnh vẫn tăng.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài 5 tháng đầu năm nay đạt 13,9 tỷ USD, bằng 83% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù vốn đăng ký cấp mới và vốn điều chỉnh tăng hơn so với cùng kỳ, song góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư ngoại lại giảm mạnh, làm giảm tổng vốn đầu tư.

Tuy nhiên, nếu xét về giá trị, vốn đăng ký 5 tháng đầu năm 2020 vẫn tăng so với cùng kỳ các năm 2016-2018 (tăng 40% so với năm 2018, 14% so với năm 2017 và 26% so với năm 2016).

Trong đó, có 1.212 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tổng vốn đăng ký đạt 7,44 tỷ USD, giảm 11% về số dự án nhưng tăng 15,2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư tăng là do trong 5 tháng đầu năm có dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu được cấp giấy chứng nhận mới với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn đăng ký mới. Do đó, quy mô mỗi dự án bình quân tăng hơn so với cùng kỳ, từ 4,7 triệu USD năm 2019 lên 6,1 triệu USD năm 2020.

Theo đó, Nhà máy điện khí LNG Bạc Liêu là dự án điện quy mô lớn lần đầu tiên do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức IPP (dự án điện độc lập), thuộc Trung tâm nhiệt điện khí LNG Bạc Liêu có tổng công suất 3.200 MW.

Tổ hợp nhà máy phát điện trên bờ được đặt tại xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình với diện tích 40 ha; tổ hợp kho cảng LNG nằm trên vùng biển tỉnh Bạc Liêu (diện tích 100 ha), cách vị trí nhà máy điện 35 km. Công ty Delta Offshore Energy Pte. Ltd (DOE Singapore) là chủ đầu tư dự án và Tập đoàn Bechtel (Hoa Kỳ) là tổng thầu EPC của dự án.

Về vốn điều chỉnh, có 436 lượt dự án đăng ký điều chỉnh với tổng vốn tăng thêm đạt trên 3,45 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2019.

Vốn điều chỉnh tăng đột biến sau khi giảm liên tục trong 3 tháng đầu năm 2020 do có dự án Tổ hợp hoá dầu miền Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1,386 tỷ USD. 

Sau khi được phép tăng vốn, dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam hay còn gọi là Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đã nâng vốn từ 3,7 tỷ USD lên gần 5,1 tỷ USD. Dự án này được quyết định đầu tư vào năm 2008, nhưng sau đó đã liên tục được điều chỉnh, đổi chủ đầu tư.

Cuối cùng, đến tháng 6/2018, Tổ hợp hóa dầu miền Nam đã trở thành dự án 100% vốn đầu tư của doanh nghiệp Thái Lan sau khi Tập đoàn SCG ký thỏa thuận mua lại 29% cổ phần của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) trong dự án. 

Sau nhiều năm lận đận, dự án đã được khởi công xây dựng từ đầu năm 2018. Cùng với việc đề xuất được tăng vốn đầu tư vào năm ngoái, Tập đoàn SCG cũng đã cam kết đưa dự án vận hành vào cuối năm 2022.

Đối với góp vốn, mua cổ phần, kể từ đầu năm đến nay đã có 3.528 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị gần 2,99 tỷ USD, tăng 12% số lượt góp vốn, mua cổ phần nhưng chỉ bằng 39% giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù số lượt góp vốn, mua cổ phần tăng, song quy mô góp vốn nhỏ, bình quân chỉ có 0,85 triệu USD/lượt góp vốn, nhỏ hơn nhiều so với quy mô bình quân so với cùng kỳ (2,42 triệu USD/lượt).

Cơ cấu giá trị góp vốn, mua cổ phần trong tổng vốn đầu tư đăng ký cũng giảm đáng kể so với cùng kỳ, từ 45% trong 5 tháng năm 2019 xuống 22% trong cùng kỳ năm nay.

Theo thống kê của cục này, dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) kể từ đầu năm đến nay đã giải ngân được 6,7 tỷ USD, bằng 92% so với cùng kỳ năm trước.

Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư ngoại đã rót vốn vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu. Sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai. Thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ.

Dù Covid-19, vốn FDI vẫn đổ vào Việt Nam 13,9 tỷ USD kể từ đầu năm

Theo đối tác đầu tư, 96 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó, Singapore dẫn đầu. Tiếp theo lần lượt là Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. 

Dù Covid-19, vốn FDI vẫn đổ vào Việt Nam 13,9 tỷ USD kể từ đầu năm 1

Nếu xét theo số lượng dự án thì Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với 325 dự án, Trung Quốc đứng vị trí thứ hai với 176 dự án, Nhật Bản đứng thứ ba với 133 dự án, Hồng Kông đứng thứ tư với 113 dự án, Singapore thứ năm với 103 dự án.

Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 57 tỉnh thành phố, trong đó Bạc Liêu thu hút nhiều nhất. Theo sau là Bà Rịa – Vũng Tàu và TP.HCM.

Dù Covid-19, vốn FDI vẫn đổ vào Việt Nam 13,9 tỷ USD kể từ đầu năm 2

Nếu xét theo số lượng dự án thì thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu với 450 dự án, Hà Nội đứng thứ hai với 258 dự án, Bắc Ninh đứng thứ ba với 78 dự án.

Kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đã giảm trở lại sau khi tăng nhẹ trong 4 tháng đầu năm nay. Xuất khẩu kể cả dầu thô đạt 66 tỷ USD, giảm 7% so kỳ năm trước, chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 65,4 tỷ USD, giảm 6,8% so với cùng kỳ, chiếm 69% kim ngạch xuất khẩu.

Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 55,5 tỷ USD, giảm 4% so cùng kỳ năm 2019 và chiếm 58% kim ngạch nhập khẩu.

Mặc dù bị tác động bởi dịch Covid-19, song trong 5 tháng đầu năm 2020, khu vực đầu tư nước ngoài vẫn xuất siêu 10,5 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 9,8 tỷ USD không kể dầu thô, bù đắp phần nhập siêu của khu vực trong nước.

Việt Nam sẽ đứng đâu trong chiến lược Trung Quốc + 1?

Việt Nam sẽ đứng đâu trong chiến lược Trung Quốc + 1?

Leader talk -  4 năm

Việt Nam sẽ chuẩn bị chiến lược, chiến thuật gì trước làn sóng Trung Quốc + 1, một xu thế kinh tế đã khuynh đảo toàn cầu suốt 2 thập niên.

Đón luồng đầu tư rút khỏi Trung Quốc

Đón luồng đầu tư rút khỏi Trung Quốc

Leader talk -  4 năm

Không phải phần lớn đầu tư của các nước sẽ dịch chuyển khỏi Trung Quốc, cũng không phải mọi đầu tư của các nước và của chính Trung Quốc dịch chuyển đi đều phù hợp với nhu cầu và khả năng tiếp nhận của Việt Nam.

FDI, Trung Quốc và kinh tế Việt Nam

FDI, Trung Quốc và kinh tế Việt Nam

Leader talk -  4 năm

Việt Nam phải khẩn trương đặt lại chiến lược FDI, đưa ra các chính sách đối ngoại và ban hành các đạo luật có thể ngăn chặn được các dự án FDI có vấn đề.

Singapore dẫn đầu về vốn FDI rót vào Việt Nam trong 4 tháng qua

Singapore dẫn đầu về vốn FDI rót vào Việt Nam trong 4 tháng qua

Tiêu điểm -  4 năm

Trong 93 quốc gia có đầu tư vào Việt Nam, Singapore hiện đang dẫn đầu với tổng số vốn 5 tỷ USD, cách biệt lớn so với phần còn lại trong 4 tháng chống dịch Covid-19 vừa qua.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  14 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.