Tiêu điểm
Singapore dẫn đầu về vốn FDI rót vào Việt Nam trong 4 tháng qua
Trong 93 quốc gia có đầu tư vào Việt Nam, Singapore hiện đang dẫn đầu với tổng số vốn 5 tỷ USD, cách biệt lớn so với phần còn lại trong 4 tháng chống dịch Covid-19 vừa qua.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài 4 tháng đầu năm nay đạt 12,33 tỷ USD, bằng 84% so với cùng kỳ năm 2019.
Mặc dù vốn đăng ký cấp mới và vốn điều chỉnh tăng hơn so với cùng kỳ, song góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư ngoại lại giảm mạnh, làm giảm tổng vốn đầu tư.
Tuy nhiên, nếu xét về giá trị, vốn đăng ký 4 tháng đầu năm 2020 vẫn tăng so với cùng kỳ các năm 2016-2018 (tăng 52% so với năm 2018, 16% so với năm 2017 và 79% so với năm 2016). Mức độ giảm trong 4 tháng cũng ít hơn so với 3 tháng đầu năm.
Trong đó, có 984 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tổng vốn đăng ký đạt 6,78 tỷ USD, giảm 9,1% về số dự án và tăng 26,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019.
Vốn đầu tư tăng là do trong 4 tháng đầu năm có dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu được cấp giấy chứng nhận mới với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD, chiếm 59% tổng vốn đăng ký mới đã đẩy quy mô dự án bình quân tăng hơn so với cùng kỳ, từ 4,9 triệu USD năm 2019 lên 6,9 triệu USD năm 2020.
Về vốn điều chỉnh, có 335 lượt dự án đăng ký điều chỉnh với tổng vốn tăng thêm đạt trên 3,07 tỷ USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2019.
Vốn điều chỉnh tăng đột biến sau khi giảm liên tục trong 3 tháng đầu năm 2020 do có Dự án tổ hợp hoá dầu miền Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1,386 tỷ USD. Tuy nhiên số lượt dự án điều chỉnh vốn trong 4 tháng đầu năm vẫn giảm 5,2% so với cùng kỳ.
Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 3.210 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị gần 2,5 tỷ USD, tăng 33% số lượt góp vốn, mua cổ phần và bằng 35% giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Mặc dù số lượt góp vốn, mua cổ phần tăng, song quy mô góp vốn nhỏ, bình quân chỉ có 0,77 triệu USD/lượt góp vốn, nhỏ hơn nhiều so với quy mô bình quân so với cùng kỳ.
Cơ cấu giá trị góp vốn, mua cổ phần trong tổng vốn đầu tư đăng ký cũng giảm đáng kể so với cùng kỳ, từ 49% trong 4 tháng năm 2019 xuống 20% trong 4 tháng năm nay.
Báo cáo nêu rõ, dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) kể từ đầu năm đến nay đã giải ngân được 5,15 tỷ USD, bằng 90% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư ngoại đã rót vốn vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu. Sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai. Thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ.
Theo đối tác đầu tư, 93 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó, Singapore dẫn đầu. Tiếp theo lần lượt là Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc.
Nếu xét theo số lượng dự án thì Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với 265 dự án, Trung Quốc đứng vị trí thứ hai với 135 dự án, Nhật Bản đứng thứ ba với 116 dự án, Singapore đứng thứ tư với 81 dự án.
Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 57 tỉnh thành phố, trong đó Bạc Liêu thu hút nhiều nhất. Theo sau là Bà Rịa – Vũng Tàu và TP.HCM.
Nếu xét theo số lượng dự án thì thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu với 369 dự án, Hà Nội đứng thứ hai với 223 dự án, Bắc Ninh đứng thứ ba với 65 dự án.
Kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đã tăng trở lại sau khi giảm nhẹ trong 3 tháng đầu năm 2020. Xuất khẩu kể cả dầu thô đạt 56,5 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 55,7 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ, chiếm 69% kim ngạch xuất khẩu.
Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 46,3 tỷ USD, tăng 3% so cùng kỳ năm 2019 và chiếm 58% kim ngạch nhập khẩu.
Mặc dù bị tác động bởi dịch Covid-19, song trong 4 tháng đầu năm 2020, khu vực đầu tư nước ngoài vẫn xuất siêu 10,2 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 9,4 tỷ USD không kể dầu thô, bù đắp phần nhập siêu 9,6 tỷ USD của khu vực trong nước, giúp cả nước xuất siêu 983 triệu USD.
Bài toán thiếu hụt lao động kỹ thuật cao khu vực FDI thời Covid-19
Chỉ thị mới của Thủ tướng về chống dịch Covid-19
Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ cho phép các địa phương được nới lỏng các biện pháp hạn chế về chống Covid-19 để khôi phục hoạt động kinh tế xã hội, nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát tốt dịch bệnh trong tình hình mới.
5 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19
Covid-19 đã khiến gần 5 triệu lao động ở Việt Nam phải dừng, giãn việc hoặc mất việc, do đó, khiến tỷ lệ người có việc làm quý I xuống mức thấp nhất 10 năm.
Kiều hối 2020 dự kiến giảm kỷ lục vì đại dịch Covid-19
Ngân hàng Thế giới dự báo, khủng hoảng gây ra bởi đại dịch Covid-19 sẽ khiến lượng kiều hối toàn cầu sụt giảm mạnh mẽ, trong đó khu vực châu Âu và Trung Á giảm mạnh nhất.
Covid-19 có thể ảnh hưởng tới hơn 10 triệu lao động Việt Nam
Trong các lĩnh vực, lưu trú và ăn uống có nguy cơ phải đối diện với sự suy giảm đáng kể về sản lượng kinh tế ở mức cao nhất và lao động phi chính thức chiếm tới hơn 81% số lao động của lĩnh vực này.
Thanh toán số giúp ngành du lịch thoát lối mòn
Thanh toán số được giới chuyên gia kì vọng sẽ trở thành chìa khóa giúp thúc đẩy du lịch, trong bối cảnh toàn ngành đang trên đà hồi phục.
Sửa Luật Điện lực: Cập nhật đầy đủ vướng mắc hiện nay
Chính phủ yêu cầu, việc sửa Luật Điện lực cần cập nhật đầy đủ các nội dung vướng mắc hiện nay, với tinh thần mở ra không gian để phát triển nhưng phải quản lý được.
Sân bay Long Thành: Chậm ngày nào, ảnh hưởng ngày đó
Đây là kết luận của Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Minh Sơn tại buổi làm việc với chủ đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành hôm 2/11.
Để công nghệ tiếp thị không trở thành 'con dao hai lưỡi'
Công nghệ tiếp thị đang tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng có thể đẩy doanh nghiệp vào nguy hiểm nếu chú tâm vào tốc độ thay vì tính chính xác.
Quảng Ninh quyết hoàn thành dự án nhà ở xã hội trước Tết
Dự án nhà ở xã hội khu dân cư Đồi ngân hàng tại Quảng Ninh, với 80% khối lượng đã hoàn thành, đang trong giai đoạn nước rút.
Doanh nghiệp thủy sản... 'tươi ngon' hơn
Sau nửa đầu năm khó khăn, quý III/2024 chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng của các "ông lớn" ngành thủy sản với doanh thu và lợi nhuận vượt trội.
Giá chung cư Hà Nội liệu có giảm?
Nhiều ý kiến cho rằng, để giá chung cư Hà Nội giảm trong ngắn hạn là gần như không thể.