Dù giá thịt lợn giảm, học phí đắt hơn vẫn khiến CPI tháng 9 tăng tiếp
Nhật Hạ
Thứ tư, 30/09/2020 - 09:02
CPI tháng 9 tăng 0,12% so với tháng trước. Trong đó, nhóm giao dịch tăng cao nhất 2,08% do học phí và giá các mặt hàng sách, vở, đồ dùng học tập cùng tăng. Ngược lại, kìm hãm CPI chung tăng phải kể tới việc giá thịt lợn đã giảm 3,51%.
Theo Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2020 tăng 0,12% so với tháng trước. Nguyên nhân là do 6/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu có CPI tăng so với tháng trước.
Cụ thể, nhóm giáo dục tăng cao nhất với 2,08% (dịch vụ giáo dục tăng 2,29%) làm CPI chung tăng 0,12% do trong tháng có 44 tỉnh, thành phố tăng học phí cho năm học mới 2020-2021 và giá các mặt hàng sách vở, đồ dùng học tập tăng.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,62%, chủ yếu do giá điện sinh hoạt tăng 3,23% (làm CPI chung tăng 0,11%) và giá gas tăng 0,52%.
Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,1% do nhu cầu sắm sửa quần áo và giày dép cho năm học mới; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,05%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,02%.
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá giảm gồm nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,31%, trong đó lương thực tăng 0,53% do giá gạo tăng 0,71%; thực phẩm giảm 0,59% như giá thịt lợn giảm 3,51%, giá các sản phẩm chế biến từ thịt lợn giảm và giá các loại thịt khác cũng giảm theo.
Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,2% do nhu cầu du lịch của người dân giảm khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại.
Nhóm giao thông giảm 0,12% do ba đợt điều chỉnh giảm giá xăng dầu gần đây; Nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình giảm 0,06%; Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,02%.
Tính chung quý III năm nay, CPI tăng 0,92% so với quý trước và tăng 3,18% so với cùng kỳ năm 2019. Có 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính tăng, trong đó, nhóm hàng hóa và dịch vụ ăn uống dẫn đầu tăng 11,47% so với cùng kỳ năm trước và nhóm giáo dịch tăng 3,52%, còn các nhóm còn lại chỉ tăng trên dưới 1%. Ba nhóm có chỉ số giảm gồm giao thông giảm 13,4%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 1,65%; bưu chính viễn thông giảm 0,54%.
CPI tháng 9/2020 tăng 0,01% so với tháng 12/2019 và tăng 2,98% so với cùng kỳ năm 2019. CPI bình quân 9 tháng năm 2020 tăng 3,85% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.
CPI 9 tháng tăng so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Đầu tiên, giá các mặt hàng lương thực tăng 4,03% (làm CPI chung tăng 0,15%);
Thứ hai, giá các mặt hàng thực phẩm tăng 14,31% (làm CPI chung tăng 3,05%), trong đó riêng giá thịt lợn tăng 70,55% (làm CPI chung tăng 2,39%);
Thứ ba, giá thuốc và thiết bị y tế tăng 1,43% do dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp nên nhu cầu về mặt hàng này ở mức cao;
Thứ tư, giá các mặt hàng đồ uống, thuốc lá và các loại quần áo may sẵn tăng cao, lần lượt tăng 1,58% và 0,73% so với cùng kỳ năm 2019.
Bên cạnh đó, có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI 9 tháng năm 2020:
Thứ nhất, giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu giảm 22,12% (làm CPI chung giảm 0,8%); giá dầu hỏa giảm 30,1%; giá gas trong nước giảm 1,68%;
Thứ hai, nhu cầu đi lại, du lịch của người dân giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm giá của nhóm du lịch trọn gói giảm 2,13% so với cùng kỳ năm trước; giá cước vận tải của các loại phương tiện như giá vé máy bay giảm 33,7% và giá vé tàu hỏa giảm 1,6%.
Thứ ba, Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch Covid-19 như gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng nên giá điện tháng 5 và tháng 6 năm nay giảm lần lượt 0,28% và 2,72% so với tháng trước;
Cuối cùng, các cấp, các ngành tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, bảo đảm cân đối cung cầu và ổn định thị trường.
Lạm phát cơ bản tháng 9/2020 giảm 0,02% so với tháng trước và tăng 1,97% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2020 tăng 2,59% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.
Chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng giảm dần. CPI bình quân 7 tháng năm 2020 tăng 4,07% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng đến tháng này, chỉ số này còn tăng 3,96%, dưới mức lạm phát mục tiêu 4% do Quốc hội và Chính phủ đề ra.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng này tăng 0,4% so với tháng 6, mức cao nhất trong 9 năm. Nguyên nhân chính đến từ giá xăng dầu và nhu cầu sử dụng điện, nước tăng cao.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng này tăng 0,66% so với tháng 5, mức cao nhất trong 9 năm. Nguyên nhân chính đến từ giá xăng dầu và giá thịt lợn tăng mạnh.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng này giảm 0,03% so với tháng 4. Nguyên nhân chính đến từ sự sụt giảm mạnh của giá xăng dầu.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.