Tiêu điểm
Du lịch mất đà tăng trưởng vì khách Trung Quốc
Sự phụ thuộc quá lớn vào khách du lịch Trung Quốc đang kéo đà tăng trưởng du lịch Việt Nam chậm lại đáng kể.
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam 5 tháng đầu năm nay ước đạt gần 7,3 triệu lượt, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2018.
Tốc độ tăng trưởng này thấp hơn nhiều mức tăng của những năm trước khi 5 tháng đầu 2018, lượng khách quốc tế tăng tới 27,6% và con số của 5 tháng đầu 2017 là gần 30%.
Tại phiên chất vấn buổi chiều ngày 5/6/2019 trong khuôn khổ Kỳ họp Quốc hội thứ 7 khóa XIV, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện nhận định việc tăng trưởng du lịch chậm lại xuất phát từ lượng khách Trung Quốc giảm.
Số liệu từ Tổng cục Du lịch cho thấy trong 5 tháng đầu năm nay, khách Trung Quốc đến Việt Nam giảm gần 1% trong khi tăng tới 37% và gần 60% trong cùng giai đoạn năm 2018 và 2017.
Bộ trưởng nhận định: “Nếu thị trường Trung Quốc không tăng thì du lịch Việt Nam rất khó. Trên thế giới này, tất cả các nước đều mong muốn thu hút khách từ thị trường Trung Quốc”.
Nha Trang, một trong những điểm du lịch rất đông du khách Trung Quốc vài năm vừa qua cũng cho thấy sự sụt giảm khách du lịch đến từ nước này, theo ông Lê Văn Sơn, Tổng giám đốc khách sạn Liberty Central Nha Trang, Chi hội trưởng Chi hội khách sạn kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch Nha Trang – Khánh Hòa.
Điều này đã khiến các khách sạn không có thương hiệu tại đây chật vật với mức công suất sử dụng phòng chỉ dừng lại ở mức 50% hoặc thấp hơn. Không ít khách sạn thậm chí rơi vào cảnh bị ép giá.
“Hiện nay lượng khách Hàn Quốc tăng đáng kể nhưng không bù đắp được lượng khách Trung Quốc sụt giảm bởi số khách Trung Quốc rất lớn”, ông Sơn cho biết.
Số liệu từ Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa cho thấy rõ chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm 2019, số lượng khách du lịch Hàn Quốc đến đây đã tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 44.000 lượt.
Khách Hàn Quốc đến Việt Nam cũng tăng trưởng 22,4%, đạt 1,76 triệu lượt trong 5 tháng đầu năm. Nhưng tốc độ tăng này cộng với mức tăng của thị trường Nhật Bản và châu Âu cũng không kéo đà tăng trưởng trở lại mức năm trước vì khách Trung Quốc chiếm tới 1/3 tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam.
Ông Sơn nhận định tình trạng suy giảm khách Trung Quốc một phần đến từ việc các chuyến bay từ đây gặp khó khăn về thời gian, ít “giờ vàng”.
Bên cạnh đó, khách Trung Quốc không bền vững ở một địa điểm mà “ùa một lần tới chỗ này rồi chuyển sang chỗ khác”. Các khu vực đã đi Nha Trang rồi không còn quan tâm điểm đến này nữa.
“Khách Trung Quốc giống như một cơn sóng cuốn từ từ”, vị Phó chủ tịch Hiệp hội nhận định.
Ông cho rằng tập trung vào nội địa đầy tiềm năng là giải pháp ngắn hạn nhanh nhất bởi thị trường này không giống thị trường nước ngoài trong việc cần thời gian quảng bá, quảng cáo đẩy thương hiệu.
Bên cạnh đó, không nên quá tập trung vào một thị trường nào, ông Sơn khuyến nghị.
Tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng giải pháp là phải đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến tại những thị trường quan trọng, đặc biệt là Trung Quốc.
Ngoài ra, để giảm sự phụ thuộc vào một hay vài thị trường, Việt Nam nhiều lần được cho rằng cần gia tăng thu hút các thị trường lớn khác như Mỹ hay châu Âu thông qua chính sách thị thực thuận lợi hơn.
“Mở rộng danh mục các quốc gia được miễn thị thực, bao gồm tất cả các quốc gia mà Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự do bao gồm các nước thành viên Liên minh châu Âu, các đối tác thương mại hoặc đầu tư quan trọng và các thị trường mục tiêu của du lịch trong nước”, EuroCham trong Sách Trắng 2019 khuyến nghị.
Bên cạnh đó, kéo dài thời hạn chương trình miễn thị thực với thời mới là từ 1 năm đến 5 năm.
EuroCham nói về hai nút thắt của du lịch Việt Nam
Việt Nam cần nghiêm túc tính đến việc đổ thêm tiền cho quảng bá du lịch
Nhiều ý kiến cho rằng, chi phí quảng bá du lịch của Việt Nam cần tăng lên ít nhất gấp 10 lần hiện nay.
Du lịch mắc kẹt trong bài toán nhân sự
Lao động trong ngành du lịch Việt Nam thiếu hụt cả về lượng lẫn chất.
Hai thành viên của Công ty Duy Tân được trao Thương hiệu quốc gia 2024
Công ty CP Nhựa tái chế DUYTAN và Công ty CP Khuôn chính xác Minh Đạt thuộc Công ty Duy Tân được trao Thương hiệu quốc gia 2024.
Phúc Sinh Group mở cửa hàng K Coffee đầu tiên ở Hà Nội
Cửa hàng K Coffee đầu tiên ở Hà Nội nằm trong kế hoạch mở rộng chuỗi tại các thành phố lớn của Phúc Sinh Group.
Dấu ấn Tân Long trong chiến lược chuyển dịch của BAF Việt Nam
Mối quan hệ với Tập đoàn Tân Long giúp mang lại nhiều lợi thế củng cố khả năng tăng trưởng, chiếm lĩnh thị phần ngành chăn nuôi heo của BAF Việt Nam.
Chiến lược trẻ hóa đội ngũ ở PNJ
Trong quá trình chuyển giao thế hệ, PNJ vẫn giữ được bộ gen của doanh nghiệp, đồng thời tạo ra sự tươi mới với những cá tính mới và phương pháp làm việc mới.
Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao
Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ làn sóng đầu tư mới giá trị cao, đánh dấu sự phát triển trở thành một trung tâm sản xuất, logistics và kỹ thuật số của khu vực.
Mảng nông nghiệp tái tạo của Mekong Capital thăng hoa
Startup nông nghiệp tái tạo Husk dù mới về tay Mekong Capital chưa lâu, nhưng đã ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực và trở thành điểm sáng của năm 2024.
Doanh nghiệp TP. HCM lo ngại tiền thuê đất tăng cao
Nhiều doanh nghiệp sẽ phải trả thêm chi phí vì tiền thuê đất tăng theo bảng giá đất mới điều chỉnh của TP.HCM.