Dự trữ ngoại hối của các nước châu Á đạt mức cao nhất từ trước tới nay

Lê Minh Thứ năm, 14/09/2017 - 16:09

Các nước châu Á chưa từng chứng kiến mức dự trữ ngoại tệ lớn như hiện nay.

Ấn Độ dự kiến sẽ đạt mức dự trữ ngoại tệ cao mới là 400 tỷ USD. Tỷ lệ này tại các nước châu Á khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Indonesia đều ở mức cao kỷ lục. Trung Quốc, nước có lượng dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, đã tăng liên tiếp trong tháng 8 lên tới 3,09 nghìn tỷ USD.

Dòng vốn đầu tư ổn định và đồng USD yếu hơn đã làm gia tăng lượng dự trữ ngoại hối tại các nền kinh tế châu Á, khiến các ngân hàng trung ương trở nên nhạy cảm với bất kỳ sự biến động nào được kích hoạt bởi kế hoạch thu hẹp bảng cân đối kế toán của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) - kế hoạch chi tiết dự kiến sẽ được công bố vào ngày 20/9. 

Thực tế, các ngân hàng trung ương ở Ấn Độ và Indonesia đều đã cắt giảm lãi suất trong tháng trước để đối phó với quyết định của Fed.

"Đây là một chiến lược có chủ ý để đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro khi Fed có khả năng sẽ giảm thanh khoản, làm tăng rủi ro cho các dòng vốn đầu tư vào các thị trường mới nổi", ông Frederic Neumann, đồng giám đốc nghiên cứu kinh tế châu Á tại HSBC Holdings Plc ở Hồng Kông, cho biết:

Các ngân hàng trung ương châu Á có lý do chính đáng khi tìm kiếm các giải pháp như vậy. Trước đây, vào năm 2013, cựu chủ tịch Fed, ông Ben Bernanke đã quyết định cắt giảm chương trình mua lại trái phiếu và đe dọa sẽ rút vốn ra khỏi khu vực và gây áp lực lên các đồng tiền trong khu vực. Ngân hàng dự trữ Ấn Độ nằm trong số những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ quyết định đó khi các nhà đầu cơ đã ồ ạt bán đồng rupee.

Các điều kiện thị trường hiện nay đã được cải thiện tại Ấn Độ với đồng rupee ổn định và những hứa hẹn cải cách kinh tế.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ hơn 20 tỷ USD vào thị trường công cụ nợ và 6,5 tỷ USD vào thị trường chứng khoán Ấn Độ trong năm nay, giúp đồng rupee tăng hơn 6% so với đồng USD. Nước này cũng đã nhận được 60 tỷ USD vốn FDI trong năm tính đến tháng 3 năm 2017 và trở thành một trong những nước nhận được nhiều vốn đầu tư nhất khu vực Châu Á.

Đây cũng là một câu chuyện tương tự cho phần lớn các nền kinh tế trong khu vực, nơi có sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ với năng suất cao đang thu hút các nhà đầu tư bất chấp bốn lần tăng lãi suất của Fed.

Indonesia, nơi những ký ức về cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vẫn còn in dấu, đã xây dựng khối dự trữ nước ngoài của mình lên tới gần 129 tỷ USD. Tính đến cuối tháng 8, nước này có trữ lượng tương đương với 8,6 tháng nhập khẩu và trả nợ nước ngoài của chính phủ.

Trữ lượng ngoại hối của Thái Lan cũng đã tăng lên mức kỷ lục 196 tỷ USD khi dòng tiền chảy vào tăng mạnh. Nước này chịu tác động rất lớn từ bên ngoài, khiến các nhà hoạch định chính sách luôn căng thẳng.

Dự trữ ngoại tệ của Hàn Quốc đã tăng lên mức kỷ lục 384,8 tỷ USD vào cuối tháng 8. Đây là một trong những lý do khiến các nhà hoạch định chính sách của nước này vẫn tự tin về khả năng phục hồi của nền kinh tế mặc dù tồn tại những quan ngại về khả năng tăng lại suất của Fed và căng thẳng với Bắc Triều Tiên.

Dự trữ của Nhật Bản vẫn ổn định ở mức khoảng 1,2 nghìn tỷ USD kể từ khi chính phủ can thiệp để ngăn chặn sự tăng giá của đồng yên vào năm 2011.

Trữ lượng của Trung Quốc dường như đang trở lại quỹ đạo tăng, một phần nhờ vào đồng đô la suy yếu và sự tăng giá của đồng nhân dân tệ trong năm nay.

Một lý do khiến tiền đổ vào Châu Á là dấu hiệu tách bạch giữa quyết định của các ngân hàng trung ương khu vực và Fed.

Sian Fenner, nhà kinh tế học hàng đầu tại Oxford Economics, Singapore, cho biết: "Trong những lần trước, các chính sách tiền tệ ở châu Á dường như được đồng bộ hóa với chu kỳ thắt chặt của Fed. Nhưng hiện tại mọi chuyện đã thay đổi".

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Tiêu điểm -  1 giờ

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  1 giờ

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Bất động sản -  2 giờ

Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

Doanh nghiệp -  2 giờ

PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  3 giờ

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực