Đường bay giúp ‘cất cánh’ nông nghiệp công nghệ cao

Hồng Hải Thứ năm, 06/09/2018 - 16:54

Giữa bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ và lan tỏa, ý thức doanh nghiệp là yếu tố quyết định nâng tầm nông nghiệp.

Vật nuôi được nhận diện và theo dõi thông qua chíp gắn. Ảnh: Vinamilk

Những năm trở lại đây, cách mạng công nghiệp 4.0 với những ứng dụng khoa học công nghệ đã bùng nổ và lan tỏa trên toàn cầu, tới từng quốc gia, tham gia vào từng lĩnh vực. Cả thế giới đang dần xoay mình với những tiến bộ khoa học mới nhất, giúp con người sản xuất dễ dàng hơn nhưng năng suất hơn và chất lượng cao hơn.

Tại Việt Nam, từ cánh đồng đến cách trang trại chăn nuôi, những thành quả của cuộc cách mạng này hiện hữu ngày càng nhiều, khai phá tiềm năng to lớn ở phía trước.

Đường bay giúp ‘cất cánh’ nông nghiệp công nghệ cao
Ông Nguyễn Xuân Dương trong lễ ký kết của Tập đoàn Tân Long. Ảnh: Kiều Mai

Chia sẻ với phóng viên TheLEADER, ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng công nghiệp 4.0 hoàn toàn có thể áp dụng rất tốt, đặc biệt trong chăn nuôi như đánh dấu vật nuôi, truy xuất nguồn gốc, quan trị các trại chăn nuôi.

“Công nghiệp 4.0 áp dụng vào chăn nuôi rất dễ bởi từng con lợn, từng con bò có thể đánh dấu số tai để cập nhật và truy xuất được”, ông Dương nhận định.

Bên cạnh đó, công nghệ 4.0 có thể được sử dụng vào việc hình thành chợ nông sản, chợ đấu giá, chợ bán giống vật nuôi hay chợ bán sản phẩm chăn nuôi.

Trên thực tế, nhiều ông lớn của Việt Nam đã và đang áp dụng các thành quả khoa học mới nhất như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (Internet of things) hay blockchain.

Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Minh Phú Seafood Corp) - doanh nghiệp tôm lớn nhất Việt Nam, nhà xuất khẩu tôm số 1 thế giới và top 50 doanh nghiệp thủy sản lớn nhất toàn cầu - gần đây đã cho thấy kế hoạch sử dụng hệ thống AI nhằm giảm số lượng lao động cũng như kiểm soát chất lượng.

Theo đó, hệ thống AI được ứng dụng trên quy mô hầu hết ao nuôi đến năm 2019 và tới năm 2025, cắt giảm lực lượng quản lý cho ăn tới 70%.

Minh Phú Seafood cũng công bố kế hoạch xây dưng Khu phức hợp nông nghiệp công nghệ cao phát triển chuỗi giá trị tôm sử dụng công nghệ tiên tiến trong vận hành và quản lý như tự động hóa, robot hóa, AI giúp hạn chế tác động từ biến đổi khí hậu cũng như giải quyết vấn đề lao động.

Vinamilk hồi cuối tháng 3 cũng khánh thành trang trại số 1 thuộc Tổ hợp trang trại bò sữa công nghệ cao Vinamilk Thanh Hóa và tại đó, mỗi cá thể bò/bê sẽ được kết nối thẻ chíp điện tử với hệ thống giám sát trung tâm thông qua công nghệ quản lý đàn.

Tập đoàn Tân Long – một trong những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng đầu về chuỗi giá trị thực phẩm, bao gồm sản xuất gạo và chăn nuôi heo thịt, mới đây đã kí thỏa thuận hợp tác chiến lược trị giá hàng triệu Euro với đối tác Đan Mạch về các giải pháp và công nghệ trong chăn nuôi heo.

Tập đoàn này hiện đang tiến hành đầu tư vào công nghệ cao và đổi mới để có thể triển khai mô hình sản xuất kinh doanh khép kín 3F (Thức ăn gia súc- Trang trại chăn nuôi – Thực phẩm). Hiện tại, trang trại heo của Tân Long đã đạt tới quy mô 350.000 con, với định hướng nâng số lượng heo bán ra thị trường lên tới 1 triệu con mỗi năm trong thời gian tới.

Không chỉ có đàn gia súc hay các trang trại chăn nuôi, nông sản cũng là lĩnh vực đang được nhiều doanh nghiệp hướng đến để hòa chung vào dòng chảy 4.0.

Đường bay giúp ‘cất cánh’ nông nghiệp công nghệ cao 1
ông Nguyễn Chánh Trung – Giám đốc điều hành mảng gạo và nhà máy gạo thuộc Tập đoàn Tân Long. Ảnh: Kiều Mai

Trả lời câu hỏi của TheLEADER về vai trò của khoa học công nghệ đối với nông sản, ông Nguyễn Chánh Trung – Giám đốc điều hành mảng gạo và nhà máy gạo thuộc Tập đoàn Tân Long nhấn mạnh: “Thiết bị, công nghệ xử lý sau thu hoạch đóng vai trò rất quan trọng bởi ngoài nguồn nguyên liệu sạch, phương thức sản xuất, công nghệ xử lý, lưu trữ và chế biến sản phẩm xuất khẩu cũng phải phù hợp, đảm bảo được chất lượng sản phẩm ổn định, đạt tiêu chuẩn khắt khe của thị trường”.

Ông Trung cho rằng, trong lĩnh vực lúa gạo, ngoài việc phát triển cánh đồng, giúp đỡ người nông dân canh tác cho ra sản phẩm lúa gạo có chất lượng tốt, cần để ý đến thiết bị, công nghệ xử lý sau thu hoạch.

Bên cạnh chăn nuôi, gạo cũng là một thế mạnh của Tập đoàn Tân Long với nhiều khu tổ hợp chế biến gạo tại các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ. Với mục tiêu mở rộng quy mô sản xuất lúa gạo lên tới 240.000 tấn/năm, doanh nghiệp này dự kiến sẽ triển khai xây dựng khu liên hợp chế biến lúa gạo và bảo quản sau thu hoạch bằng công nghệ hiện đại của Đan Mạch.

Không chỉ có Tân Long, VinEco cũng gây ra tiếng vang lớn khi trở thành dấu chân của Vingroup trong lĩnh vực nông nghiệp cao.

Đường bay giúp ‘cất cánh’ nông nghiệp công nghệ cao 2
Những cánh đồng rau hoàn toàn tự động của VinEco

Với việc ký kết cùng 3 đối tác hàng đầu thế giới đến từ Nhật Bản và Isreal về cung ứng công nghệ cao cho sản xuất nông nghiệp, VinEco sẽ được cung cấp công nghệ nhà kính - nhà lưới, hệ thống tưới tiệu tự động, hệ thống cung cấp dinh dưỡng chủ động cho cây trồng cũng như công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa trên cánh đồng mẫu lớn.

Chưa hết, toàn bộ các giai đoạn từ trộn giá thể, rập lỗ, tra hạt, phủ hạt, tưới ẩm... đều được thực hiện bằng máy để đảm bảo độ sạch 100%; hạt mầm được chăm sóc bằng hệ thống tưới tự động và phun sương để giữ ẩm, điều khiển khí hậu, giúp năng suất cao, ổn định và chất lượng đồng đều.

Gạt bỏ những lo ngại liên quan đến nguồn đầu tư lớn, ông Nguyễn Xuân Dương chia sẻ với TheLEADER: “Tôi cho rằng vấn đề không phải là kinh phí nhiều mà quan trọng nhất là chúng ta có ý thức như thế nào”.

Theo ông, từng trại chỉ cần đeo chíp lên tai vật nuôi, đưa vào cơ sở dữ liệu của những doanh nghiệp lớn hoặc hiệp hội chăn nuôi. “Hiện chúng tôi đang có chương trình hỗ trợ của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) về xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm để các trại chăn nuôi tự cập nhật số liệu”.

“Quan trọng nhất là ý thức và nhận thức của người chăn nuôi về 4.0 như thế nào. Khi muốn sản phẩm được đánh dấu, được bảo vệ thì doanh nghiệp sẽ tham gia vào”, vị đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh. 

Giấc mơ nông nghiệp 4.0 đã thành hiện thực?

Giấc mơ nông nghiệp 4.0 đã thành hiện thực?

Tiêu điểm -  6 năm
Công nghệ cao đang ngày càng hiện hữu trên nhiều cánh đồng, trang trại chăn nuôi của Việt Nam với sự vào cuộc quyết liệt của những tập đoàn hàng đầu và cả những doanh nghiệp khởi nghiệp quy mô nhỏ.
Giấc mơ nông nghiệp 4.0 đã thành hiện thực?

Giấc mơ nông nghiệp 4.0 đã thành hiện thực?

Tiêu điểm -  6 năm
Công nghệ cao đang ngày càng hiện hữu trên nhiều cánh đồng, trang trại chăn nuôi của Việt Nam với sự vào cuộc quyết liệt của những tập đoàn hàng đầu và cả những doanh nghiệp khởi nghiệp quy mô nhỏ.
Việt Nam có thiên thời, địa lợi, nhưng tại sao ngành nông nghiệp vẫn chưa cất cánh?

Việt Nam có thiên thời, địa lợi, nhưng tại sao ngành nông nghiệp vẫn chưa cất cánh?

Doanh nghiệp -  6 năm

Tôi nhận ra rằng, chất lượng thực phẩm tại Việt Nam vẫn thua kém nhiều nước trong khu vực. Thậm chí, chúng ta còn thua cả Campuchia và Lào. Do vậy, nhất định chúng ta phải làm một điều gì đó để thay đổi nền nông nghiệp nước nhà.

Gỡ nút thắt cho nông nghiệp Việt

Gỡ nút thắt cho nông nghiệp Việt

Tiêu điểm -  6 năm

Theo Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, những bất cập trong khâu chế biến, tổ chức còn nhỏ lẻ và thiếu tính liên kết là những rào cản lớn đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  4 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  8 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  8 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  9 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  12 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.