EVN lỗ hơn 26.000 tỷ đồng năm 2022
Đây là thông tin mới công bố của Bộ Công thương liên quan tới kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và 2022 của EVN.
Nhờ hai lần tăng giá bán điện, doanh thu bán điện thương phẩm của EVN năm ngoái là 494.359 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) năm ngoái lỗ từ sản xuất, kinh doanh lên tới 34.245 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với mức thua lỗ 20.747 tỷ đồng của năm trước đó, theo kết quả kiểm tra chi phí sản xuất, kinh doanh điện năm 2023 của EVN vừa được Bộ Công Thương.
Đoàn kiểm tra gồm đại diện của các bộ, cơ quan, hiệp hội có liên quan, như Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - thương binh và xã hội, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Hội Điện lực Việt Nam, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Theo Bộ Công Thương, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 là 528.604 tỷ đồng, bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện và phụ trợ - quản lý ngành, tăng 35.339 tỷ đồng so với năm 2022.
Giá thành sản xuất điện năm 2023 gần 2.089 đ/kWh, tăng 2,79% so với năm 2022, trong đó các khoản thu của EVN và các đơn vị thành viên từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện đã được giảm trừ vào chi phí sản xuất, kinh doanh của EVN và các đơn vị thành viên.
Tổng chi phí khâu phát điện là 441.356 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phát điện theo điện thương phẩm là hơn 1.744 đđồng/kWh. So với năm 2022, chi phí khâu phát điện năm 2023 tăng 29.113 tỷ đồng.
Tổng chi phí khâu truyền tải điện là 18.879 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 74,61 đồng/kWh.
Tổng chi phí khâu phân phối, bán lẻ điện là 66.773 tỷ đồng,
tương ứng với giá thành khâu phân phối - bán lẻ điện theo điện thương phẩm gần 264 đồng/kWh.
Sản lượng điện thương phẩm thực hiện năm 2023 là 253 tỷ
kWh, tăng 4,26% so với năm 2022.
Doanh thu bán điện thương phẩm năm 2023 là 494.359 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022. Giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện là 1.953,57 đ/kWh, tăng 3,76% so với năm 2022.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của EVN lỗ 34.245 tỷ đồng.
Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2023 là 12.423 tỷ đồng.
Tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện và các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của EVN lỗ 21.821,56 tỷ đồng.
Các khoản chưa hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2023 khoảng 18.032 tỷ đồng, bao gồm khoản chênh lệch tỉ giá theo hợp đồng mua bán điện các năm từ 2020 - 2023
Đây là thông tin mới công bố của Bộ Công thương liên quan tới kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và 2022 của EVN.
Dù hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ghi nhận lãi hơn 4.700 tỷ đồng nhưng riêng sản xuất kinh doanh điện lại lỗ trên 1.307 tỷ đồng trong năm 2020.
Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định không có bất cập trong điều hành giá điện, các chính sách giá điện được tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.