Điện gió ngoài khơi gọi tên EVN
Trong các phương án lựa chọn giao triển khai điện gió ngoài khơi thí điểm, EVN được xem là ứng cử viên “sáng giá” theo luận giải của Bộ Công thương.
PVN và EVN cần được góp sức của nhà đầu tư ngoại, hoặc các công ty thành viên có cổ phần chi phối để có thể bước vào sân chơi điện gió ngoài khơi.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó trưởng ban điện và năng lượng tái tạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, trong bối cảnh chưa có hành lang pháp lý cụ thể đối với điện gió ngoài khơi, PVN đã đề xuất Bộ Công thương, đối với những vấn đề không có trong luật hiện hành (khoảng 15 bộ luật), Thủ tướng Chính phủ quyết định hành lang pháp lý để điều chỉnh điện gió ngoài khơi thí điểm.
Tuy nhiên, đề xuất này theo ông Hùng cũng khó khả thi, bởi lẽ xung đột, vướng mắc từ các luật không dễ được xử lý chỉ bằng một quyết định.
Vì vậy, việc ban hành một nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội là điều nên nghĩ tới để mở cửa cho điện gió ngoài khơi thí điểm tại Việt Nam.
Thứ hai, Luật Điện lực cũng như các cơ quan quản lý nhà nước đều không nhắc tới đối tác nước ngoài trong các dự án điện gió ngoài khơi. Việc này tạo rất nhiều khó khăn cho cả EVN lẫn PVN vì đều không thể tự thực hiện dự án, cả về yếu tố kỹ thuật lẫn tài chính.
PVN đề xuất đưa một điều khoản/điều luật để cho phép đối tác nước ngoài đồng hành cùng PVN hoặc EVN thực hiện dự án.
Thứ ba, nếu Chính phủ giao PVN hay EVN thực hiện các dự án điện gió ngoài khơi sau thí điểm vì lý do an ninh quốc phòng, hai tập đoàn nhà nước này cũng không đủ nguồn lực để thực hiện, nhất là sau năm 2030.
Vì vậy, ông Hùng cho biết, PVN đề xuất mở rộng thành phần nhà đầu tư trong nước theo hướng không nhất thiết phải 100% vốn nhà nước như PVN hay EVN, mà có thể là các công ty thành viên có phần vốn chi phối của EVN hay PVN là đủ.
Như vậy, sẽ đa dạng hóa được nguồn lực mà vẫn đảm bảo sự kiểm soát của Nhà nước.
Thứ tư, vì dự án điện gió ngoài khơi bao gồm cả diện tích trên đất liền và biển, PVN đề xuất việc giao biển đi đôi với giao đất. Thực tế đã có một số ý kiến cho rằng, không cần điều chỉnh của Luật Đất đai đối với phần đất (phục vụ xây dựng trạm biến áp, kết nối đường dây ra nhà máy), nhưng triển khai sẽ phát sinh rất nhiều vướng mắc.
Vì vậy, đề xuất của PVN cho rằng, nên có một quyết định của Thủ tướng hoặc một nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để trước mắt giao ngay khu vực biển (không vướng quy hoạch khác) để nghiên cứu, triển khai thí điểm điện gió ngoài khơi, trong thời gian đó sẽ hoàn thành sửa đổi, điều chỉnh bổ sung các bộ luật liên quan.
“Nếu không thì chúng ta sẽ tiếp tục chờ, không biết đến bao giờ mới triển khai được điện gió ngoài khơi”, ông Hùng nhấn mạnh.
Ông Hùng cũng cho biết thêm, cùng với Bộ Công thương và các cơ quan hữu trách, PVN thời gian qua đã tham gia tích cực vào quá trình đề xuất Quốc hội sửa đổi Luật Điện lực cũng như xử lý các chồng chéo giữa các luật khác về đất đai, đầu tư, xây dựng, đấu thầu, biển và hải đảo.
Về vấn đề chậm triển khai các dự án trong quy hoạch điện VIII, thực tế sau khoảng một năm từ khi có quy hoạch thì mới có kế hoạch thực hiện quy hoạch này, mà đặt yêu cầu phải chọn chủ đầu tư.
“Như vậy, vô hình chung chúng ta đã lấn thời gian lựa chọn chủ đầu tư vào thời gian thực hiện dự án”, ông Hùng nhấn mạnh.
Hiện có rất nhiều dự án muốn đưa vào vận hành trước năm 2030 nhưng chưa chọn được chủ đầu tư. Đây là bất cập rất lớn, ảnh hưởng đến tiến độ các dự án nguồn điện ưu tiên cho quốc gia.
Trong các phương án lựa chọn giao triển khai điện gió ngoài khơi thí điểm, EVN được xem là ứng cử viên “sáng giá” theo luận giải của Bộ Công thương.
Theo đánh giá của Chính phủ, thiếu cơ chế chính sách và hành lang pháp lý có thể khiến các mục tiêu về điện gió ngoài khơi theo quy hoạch điện VIII khó đạt được.
Bộ Công thương khẳng định chưa có cơ sở pháp lý để giao cho EVN và các doanh nghiệp trong nước triển khai các dự án điện gió ngoài khơi.
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.
Dự án xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn được giao cho Liên doanh Becamex - Đèo Cả.
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.
Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.