Eximbank lần đầu chia cổ tức tiền mặt sau 10 năm

Trần Anh Thứ sáu, 06/09/2024 - 15:17

Lần gần nhất nhà băng này trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông diễn ra vào năm 2014, với tỷ lệ 4%.

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa thông báo 20/9 là ngày đăng ký cuối cùng để hưởng quyền nhận cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3% bằng tiền mặt và 7% bằng cổ phiếu.

Với cổ tức tiền mặt, mức chi trả là 3%, tương ứng 1 cổ phiếu được nhận 300 đồng, thời gian thanh toán là ngày 4/10. Với hơn 1,74 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Eximbank sẽ chi hơn 522 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức này.

Đây là lần đầu tiên cổ đông Eximbank được nhận cổ tức bằng tiền mặt sau 10 năm. Lần gần nhất nhà băng này trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông diễn ra vào năm 2014, với tỷ lệ 4%.

Bên cạnh đó, Eximbank dự kiến phát hành thêm gần 121,9 triệu cổ phiếu mới với tỷ lệ 7%. Số lượng cổ phiếu dự kiến sau khi phát hành lên 1,86 tỷ cổ phiếu. Vốn điều lệ của Eximbank sau phát hành sẽ tăng từ 17.469 tỷ đồng lên 18.688 tỷ đồng.

Trước đó, trong năm 2023, cổ đông Eximbank đã hai lần chia cổ tức cổ phiếu với tỷ lệ 20% và 18%. Cổ tức được chia từ nguồn lợi nhuận giữ lại từ các năm 2017 đến 2021. Tổng số tiền để thực hiện là 2.459 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 20%.

Hoạt động của Eximbank dần ổn định trong thời gian gần đây, sau khi tập đoàn Gelex xuất hiện với tư cách cổ đông lớn.

Đầu tháng 8 vừa qua, Tập đoàn Gelex đã mua thêm 89,1 triệu cổ phiếu Eximbank, nâng tỷ lệ sở hữu tại Eximbank lên 10%, trở thành cổ đông lớn nhất tại ngân hàng này.

Về kết quả kinh doanh, 6 tháng đầu năm, Eximbank ghi nhận lợi nhuận hơn 1.470 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến cuối quý II/2024, tổng tài sản của Eximbank đạt 212.000 tỷ đồng, tăng 5,3% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng ở mức 151.300 tỷ đồng, tăng 8%.

Về triển vọng trong dài hạn, hãng đánh giá tín nhiệm quốc tế S&P Global Ratings vừa công bố mức tín nhiệm đối tác dài hạn của Eximbank giữ nguyên “B+” với triển vọng “Ổn định”.

Tổ chức xếp hạng này đã chỉ ra sự cải thiện tích cực từ các chỉ số về hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của Eximbank trong năm 2023.

Theo đó, lợi nhuận Eximbank đã trở về mức bình thường với ROA đạt 1,1%, so với mức 1,7% trong năm 2022. Điều này phản ánh độ nén của biên lãi thuần (NIM) sau một loạt hành động cắt giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài ra, S&P Global cũng ghi nhận Eximbank đã cân đối lại danh mục cho vay vốn đem lại biên độ lợi nhuận cao theo hướng tập trung vào các khoản cho vay khách hàng cá nhân, khách hàng SME, đồng thời xử lý các khoản nợ xấu tồn đọng.

“Chất lượng nợ của Eximbank đã cải thiện đáng kể so với thời điểm trước đại dịch. Chúng tôi tin rằng tỉ lệ chất lượng nợ của ngân hàng sẽ duy trì ổn định trong năm 2024, trước khi cải thiện dần trong năm 2025”, S&P Global nhận định.

Sóng lớn ngành cảng biển

Sóng lớn ngành cảng biển

Doanh nghiệp -  3 tháng
Sau giai đoạn khó khăn, ngành cảng biển Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng tích cực từ năm 2024 nhờ triển vọng sản lượng hàng hóa xuất khẩu phục hồi.
Sóng lớn ngành cảng biển

Sóng lớn ngành cảng biển

Doanh nghiệp -  3 tháng
Sau giai đoạn khó khăn, ngành cảng biển Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng tích cực từ năm 2024 nhờ triển vọng sản lượng hàng hóa xuất khẩu phục hồi.
Tham vọng 'holdings' của Viconship

Tham vọng 'holdings' của Viconship

Doanh nghiệp -  2 tháng

Những năm gần đây, Công ty thay đổi chiến lược khi tập trung để trở thành một “holdings” – không trực tiếp tham gia hoạt động mà chuyển sang đẩy mạnh mua bán sáp nhập (M&A) để nắm giữ các công ty cảng hàng đầu của Việt Nam.

Viconship muốn thâu tóm toàn bộ cảng Nam Hải Đình Vũ

Viconship muốn thâu tóm toàn bộ cảng Nam Hải Đình Vũ

Doanh nghiệp -  2 tháng

Dự kiến Viconship sẽ ghi nhận hơn 2.600 tỷ đồng lợi thế thương mại khi hợp nhất cảng Nam Hải Đình Vũ. Ước tính doanh nghiệp sẽ phân bổ 263 tỷ đồng chi phí lợi thế thương mại mỗi năm cho tới 2034

Viconship rút khỏi dự án khách sạn Hyatt Place Hải Phòng

Viconship rút khỏi dự án khách sạn Hyatt Place Hải Phòng

Doanh nghiệp -  3 tháng

Công ty đặt mục tiêu toàn quyền sở hữu cảng Nam Hải Đình Vũ.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  12 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  16 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  16 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  21 giờ

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  21 giờ

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  21 giờ

Quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị được cho là ba yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Tiêu điểm -  22 giờ

Chính phủ đang xem xét sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư theo phương thức PPP nhằm bảo đảm căn cứ pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án PPP trong thời gian tới.