Giá cả tăng mạnh sau Tết

Nhật Hạ Thứ ba, 31/01/2023 - 14:19

Giá hàng hóa và dịch vụ trở nên đắt đỏ hơn sau dịp Tết Nguyên đán Quý Mão.

Do nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão, nên giá hàng hóa và dịch vụ trong tháng này trở nên đắt đỏ hơn. Đồng thời giá xăng dầu trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới và điều chỉnh theo mức thuế bảo vệ môi trường từ đầu năm cũng là yếu tố làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2023 tăng 0,52% so với tháng trước, theo Tổng cục Thống kê.

Lạm phát tăng mạnh sau dịp Tết

Theo đó, 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ đã có chỉ số gia tăng, 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm và 1 nhóm hàng giữ giá ổn định.

Giao thông là nhóm có mức tăng cao nhất, tăng 1,39% (làm CPI chung tăng 0,13 điểm phần trăm) chủ yếu do giá xăng dầu tăng.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,12% do nhu cầu tiêu dùng và sử dụng làm quà biếu tặng trong dịp Tết khiến giá mặt hàng này tăng vọt.

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong công thức tính CPI, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống trong tháng 1 cũng tăng mạnh 0,82% (tác động làm CPI chung tăng 0,27 điểm phần trăm). Trong đó, giá gạo tăng 0,84% do giá xuất khẩu duy trì ở mức cao và nhu cầu tiêu dùng tăng; giá thịt lợn tăng 0,33%; thịt gia cầm tăng 1,23%; chè, cà phê, hoa quả cũng tăng giá trong dịp Tết.

Lạm phát tăng mạnh sau dịp Tết 1
Quán bún ốc nổi tiếng tại Hà Nội công khai tăng giá sau dịp Tết.

Hai nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giảm gồm giáo dục; nhà ở và vật liệu xây dựng.

Nguyên nhân chủ yếu do ngày 20/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 165/NQ-CP, trong đó yêu cầu các địa phương giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022-2023 như năm học 2021-2022 để tiếp tục hỗ trợ cho người dân nên một số địa phương đã điều chỉnh giảm mức học phí sau khi đã thu theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ.

Đồng thời, giá gas trong nước cũng được điều chỉnh giảm theo thế giới; giá nước sinh hoạt giảm.

Bưu chính viễn thông là nhóm duy nhất giữ được chỉ số giá ổn định so với tháng trước.

So với cùng kỳ năm 2022, CPI tháng 1 đã tăng 4,89%. Lạm phát cơ bản tháng 1 tăng 0,46% so với tháng trước, tăng 5,21% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,89%) chủ yếu do giá gas và giá dịch vụ giáo dục giảm là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng CPI trong tháng 1 năm nay thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Trong báo cáo công bố vào tháng 12/2022, HSBC cho rằng, lạm phát Việt Nam năm 2023 có thể lên tới 4% khi áp lực sẽ còn tăng mạnh hơn trong vài quý tới. Trong đó, tình trạng thiếu năng lượng sẽ tạo áp lực lạm phát toàn phần tại Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng tiếp tục chu kỳ thắt chặt.

Tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 5 được tổ chức giữa tháng này, TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, dự báo CPI bình quân năm 2023 sẽ ở mức 4 - 4,5% do có độ trễ vì nhập khẩu nhiều, lượng cung tiền lớn hơn theo thời vụ cuối năm 2022; và năm tới cũng là thời điểm phải chấp nhận tăng một số mặt hàng do nhà nước quản lý (lương cơ bản, giá điện, y tế, giáo dục...). 

Lạm phát kỳ vọng năm 2023 vẫn ở mức cao

Lạm phát kỳ vọng năm 2023 vẫn ở mức cao

Tài chính -  2 năm
Khối phân tích của VCBS cho rằng mục tiêu lạm phát trung bình trong năm nay được dự báo sẽ thấp dưới 4% - đạt mục tiêu của Quốc hội. Tuy nhiên, trong năm 2023, có thể thấy lạm phát kỳ vọng vẫn đang ở mức cao khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhiều khả năng duy trì chính sách tiền tệ thận trọng.
Lạm phát kỳ vọng năm 2023 vẫn ở mức cao

Lạm phát kỳ vọng năm 2023 vẫn ở mức cao

Tài chính -  2 năm
Khối phân tích của VCBS cho rằng mục tiêu lạm phát trung bình trong năm nay được dự báo sẽ thấp dưới 4% - đạt mục tiêu của Quốc hội. Tuy nhiên, trong năm 2023, có thể thấy lạm phát kỳ vọng vẫn đang ở mức cao khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhiều khả năng duy trì chính sách tiền tệ thận trọng.
Chính sách tiền tệ 2023 ưu tiên kiểm soát lạm phát

Chính sách tiền tệ 2023 ưu tiên kiểm soát lạm phát

Tài chính -  1 năm

Về định hướng điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2023, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, kiểm soát lạm phát, đảm bảo mục tiêu Quốc hội đặt ra, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ chính trị lớn nhất.

Lạm phát kỳ vọng năm 2023 vẫn ở mức cao

Lạm phát kỳ vọng năm 2023 vẫn ở mức cao

Tài chính -  2 năm

Khối phân tích của VCBS cho rằng mục tiêu lạm phát trung bình trong năm nay được dự báo sẽ thấp dưới 4% - đạt mục tiêu của Quốc hội. Tuy nhiên, trong năm 2023, có thể thấy lạm phát kỳ vọng vẫn đang ở mức cao khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhiều khả năng duy trì chính sách tiền tệ thận trọng.

Áp lực lạm phát lên cao khi giá thịt lợn có thể tăng 10% dịp cuối năm

Áp lực lạm phát lên cao khi giá thịt lợn có thể tăng 10% dịp cuối năm

Tiêu điểm -  2 năm

Do đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong chi tiêu về lương thực của dân cư, nếu giá thịt lợn tăng 10% dịp cuối năm như dự báo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, sẽ khiến áp lực lạm phát gia tăng trong thời gian tới. Chưa kể, giá xăng dầu trong nước cũng đang tăng trở lại sau 3 tháng giảm liên tục.

Nguy cơ lạm phát trở thành rào cản tăng trưởng kinh tế

Nguy cơ lạm phát trở thành rào cản tăng trưởng kinh tế

Tiêu điểm -  2 năm

Áp lực lạm phát có xu hướng ngày càng gia tăng trong thời điểm cuối năm 2022 đang gây thách thức rất lớn đối với nhiệm vụ bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và mục tiêu tăng trưởng.

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Bất động sản -  10 giờ

Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Diễn đàn quản trị -  13 giờ

Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Leader talk -  14 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Leader talk -  15 giờ

Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.