Giá dầu tiếp tục trượt dài trước hiệu ứng cộng dồn
Giá dầu hôm nay tiếp tục kéo dài đà suy giảm mạnh từ cuối tuần trước trong bối cảnh gia tăng nguồn cung từ cả Mỹ, Saudi Arabia và Nga.
Giá dầu thô Brent mới đây đã có mức sụt giảm ngày lớn nhất trong hơn 2 năm qua giữa bối cảnh căng thẳng thương mại đe dọa nhu cầu dầu và khả năng Libya mở lại cảng.
Theo số liệu cập nhật từ Reuters, giá dầu thô Brent đã giảm tới 5,46 USD, tương đương 6,9%, chạm mức 73,4 USD/thùng. Đây là mức giảm trong ngày lớn nhất kể từ ngày 9/2/2016. Dầu thô của Mỹ cũng sụt giảm 5%, tương đương 3,73 USD, đạt 70,38 USD/thùng.
Sự bán tháo diễn ra sớm trong phiên giao dịch khi thông tin từ Libya cho biết quốc gia này sẽ mở lại các cảng đã bị đóng cửa hồi cuối tháng Sáu. Thông tin về việc sụt giảm dầu tồn kho từ Mỹ cũng không tạo ra sự đảo ngược tâm lý thị trường mà ngược lại, làm cho đợt bán tháo gia tăng.
Bên cạnh đó, áp lực bán bị đẩy lên khi căng thẳng thương mại gia tăng lo ngại về nhu cầu dầu khi Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu hàng đầu của Mỹ cũng như rủi ro trong các phiên giao dịch.
Một trong những nguyên nhân khác là sự tăng lên của đồng USD trong báo cáo về mức lạm phát đáng ngạc nhiên của Mỹ mới đây, làm tăng khả năng Cục dự trữ liên bang sẽ tăng gấp đôi lãi suất trong năm nay. Việc đồng USD mạnh lên có thể làm suy yếu một số mặt hàng như dầu mỏ.
Libya mới đây cũng mở cửa trở lại bốn cảng xuất khẩu dầu sau khi phe phía Đông bàn giao lại, kết thúc cuộc đình công gây áp lực nên sản lượng của quốc gia này, Reuters dẫn tin.
Theo số liệu được đưa bởi CNBC, Saudi Arabia đã tăng sản lượng dầu trong tháng 6 lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2016 nhằm "làm mát" thị trường sau khi giá dầu thô tăng lên mức cao nhất trong vòng 3 năm. Tháng trước, sản lượng của Saudi Arabia đã đạt gần 10,5 triệu thùng mỗi ngày, tăng vọt so với con số khoảng 10 triệu thùng của tháng 5.
Bước nhảy vọt này cho thấy quốc gia xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới đang làm đúng lời hứa kiểm soát giá dầu. Saudi Arabia đã phải chịu nhiều áp lực từ các nước nhập khẩu lớn như Trung Quốc và Ấn Độ cũng như hứng sự chỉ trích từ Tổng thống Mỹ.
Giá dầu thời gian gần đây đã được đẩy lên cao và thậm chí lập đỉnh trong khoảng 3 năm khi Iran phải nhận lệnh trừng phạt từ Mỹ sau khi chính quyền ông Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân. Không chỉ vậy, nền kinh tế lớn nhất thế giới này còn yêu cầu các nước đồng minh không nhập khẩu dầu từ Iran vào tháng 11 tới nếu không muốn hứng chịu hạn chế tài chính từ Mỹ.
Giá dầu hôm nay tiếp tục kéo dài đà suy giảm mạnh từ cuối tuần trước trong bối cảnh gia tăng nguồn cung từ cả Mỹ, Saudi Arabia và Nga.
Gần một nửa chi phí vận hành của các hãng hàng không là chi phí nhiên liệu, mặt hàng này đã tăng 41% từ đầu năm và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thay đổi chính sách thương mại quốc tế cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.
Được thành lập và vận hành bởi những nhà kinh doanh khá kín tiếng, Tập đoàn Thành Công (TC Group) đã phát triển tới quy mô của những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Bán lẻ, nhà ở và nghỉ dưỡng là các lĩnh vực thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam thời gian gần đây.
GS. Gurdev Singh Khush, đồng chủ nhân giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình nghiên cứu và hợp tác với GS. Võ Tòng Xuân để tạo ra những giống lúa mới.
Ngay từ đầu năm nay, Viettel Post đã công bố chiến lược chuyển mình thành một công ty logistics theo hướng chuyên nghiệp, xanh và hiệu quả.
Quy chế dân chủ liệu có thật sự bảo vệ quyền lợi người lao động, hay vẫn chỉ mang tính hình thức? Đâu là giải pháp để xây dựng môi trường làm việc dân chủ?
Trong kỷ nguyên công nghệ, gen Z đang phải đối mặt với áp lực thành công sớm, liên tục đáp ứng kỳ vọng xã hội và xu hướng sống thay đổi không ngừng.