Giải bài toán động lực tăng trưởng 2021

Phạm Sơn Thứ sáu, 22/01/2021 - 08:29

Theo nhiều chuyên gia, gói hỗ trợ, kích thích kinh tế tiếp theo là điều cần thiết khi tác động của đại dịch Covid-19 vẫn còn kéo dài và diễn biến khó lường.

Đầu tư công có thể không tạo ra động lực tăng trưởng mạnh mẽ như trước nhưng vẫn phải đảm bảo vai trò dẫn dắt hướng đi cho nền kinh tế.

Đầu tư công đóng vai trò dẫn dắt

Bước vào năm 2021, một vấn đề được nhiều chuyên gia, tổ chức nghiên cứu đặt ra là liệu đầu tư công có còn là động lực cho tăng trưởng, khi nguồn vốn tồn đọng được giải ngân hết.

Lý giải về động lực tăng trưởng năm 2021, ông Đỗ Thành Trung, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, đầu tư công là cấu phần rất quan trọng nhưng tỷ trọng đang ngày càng giảm trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Điều này thể hiện phần nào thành công trong việc tái cơ cấu nền kinh tế.

Tuy nhiên, ông Trung nhận định, đầu tư công có thể không tạo ra động lực tăng trưởng mạnh mẽ như trước nhưng vẫn phải đảm bảo vai trò dẫn dắt hướng đi cho nền kinh tế. Điều này được thể hiện tương đối rõ nét trong chiến lược kinh tế, xã hội trung hạn (2021 – 2025).

Theo đó, trong thời gian tới, vốn ngân sách nhà nước sẽ tiếp tục đổ vào các dự án về cơ sở hạ tầng như hệ thống cầu đường, đường cao tốc và cảng biến, cũng như các dự án về đổi mới sáng tạo, năng lượng sạch, ứng phó biến đổi khí hậu, giải quyết ô nhiễm môi trường theo quy hoạch từng địa phương.

Đại diện Bộ Kế hoạch và đầu tư nhận xét, việc giải ngân đầu tư công năm 2021 có thể sẽ không cao được như năm 2020, tuy nhiên vấn đề này không quá quan trọng.

Theo ông Trung, điều cần lưu tâm hiện nay là hiệu quả của các dự án đầu tư trong dài hạn để tạo đà cho tiến trình phát triển bao trùm và bền vững. Đây cũng là lý do Bộ quyết định không vay thêm vốn để đầu tư ồ ạt trong thời điểm chi phí vốn vay xuống thấp vào năm 2020.

Hình hài gói kích thích kinh tế mới

Trong bối cảnh kinh tế thiệt hại nặng nề, Chính phủ đã kịp thời ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, tuy nhiên hiệu quả đem lại chưa thực sự đạt được như kỳ vọng.

Ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định, gói cứu trợ được Chính phủ ban hành trong thời gian nhanh, chưa từng có tiền lệ và đầy thách thức, do đó khó tránh khỏi những điểm chưa thành công.

Tuy nhiên, nhìn vào mặt tích cực, những điểm chưa thành công đó có thể trở thành bài học kinh nghiệm quý giá để thiết kế gói hỗ trợ tiếp theo vào năm 2021. Theo nhiều chuyên gia, gói hỗ trợ tiếp theo là điều cần thiết để tạo đà cho nền kinh tế khi tác động của đại dịch Covid-19 vẫn còn kéo dài và diễn biến khó lường.

Viện phó CIEM nhận định, gói cứu trợ tiếp theo sẽ phục vụ cho 2 mục đích, bao gồm phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng, từ đó được thiết kế với 2 cấu phần rõ ràng.

Đối với mục tiêu phục hồi, Chính phủ cần tập trung vào những chính sách chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó tuyệt đối tránh những chính sách gây ra “tác động ngược” có thể làm tình thế trở nên trầm trọng hơn.

“Gói hỗ trợ đầu tiên đặt ra tiêu chí phải mất bao nhiêu, thiệt hại bao nhiêu mới được hỗ trợ, vô tình khiến một số doanh nghiệp cố gắng giảm bớt doanh thu đi để hưởng chính sách. Đây là bài học cần tránh”, ông Hiếu nhận định.

Cùng với đó, chính sách hỗ trợ cần xác định đúng đối tượng, dựa theo kết quả đầu ra, không nên hỗ trợ cho những doanh nghiệp yếu kém, không có khả năng phát triển, những “doanh nghiệp xác sống”, đáng ra sớm bị loại bỏ khỏi thị trường nếu không có dịch bệnh nhưng lại tồn tại lay lứt nhờ hưởng chính sách.

Đối với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, theo ông Hiếu, có 2 từ khóa được quan tâm chú trọng là năng suất và năng động. Trong đó, năng suất là yếu tố tạo dư địa cho doanh nghiệp, còn năng động là yêu cầu để doanh nghiệp thích ứng trong bối cảnh bất định.

Để thực hiện được điều này, chính sách tài khóa nên hướng tới lợi ích của toàn dân, tập trung đầu tư vào y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng, bên cạnh việc cải cách thể chế tạo được tính cạnh tranh cho thị trường.

Ông Hiếu nhấn mạnh, cốt lõi của cải cách là giảm thiểu sự can thiệp của Nhà nước vào những hoạt động của thị trường cũng như đơn giản hóa quy trình, thủ tục để tránh gây ra sự tốn kém, thiếu hiệu quả.

Đồng quan điểm với đại diện CIEM, chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan cho biết, bài học từ ứng phó với Covid-19 đem lại là việc tập trung cao nguồn lực vào một ban chỉ đạo duy nhất, tránh dàn trải, phức tạp hóa để nâng cao hiệu quả, tạo dựng niềm tin.

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Tiêu điểm -  15 giờ

Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  18 giờ

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Tiêu điểm -  1 ngày

Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.

Doanh nghiệp điện tái tạo: 'Người vui, kẻ buồn' với khung giá điện 2025

Doanh nghiệp điện tái tạo: 'Người vui, kẻ buồn' với khung giá điện 2025

Tiêu điểm -  1 ngày

Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.

Biến số then chốt kích hoạt chu kỳ tăng trưởng chưa từng có của Việt Nam

Biến số then chốt kích hoạt chu kỳ tăng trưởng chưa từng có của Việt Nam

Tiêu điểm -  1 ngày

Các chuyên gia cho rằng, chỉ khi có sự đột phá về khoa học công nghệ và thể chế, Việt Nam mới có thể thoát khỏi cái bóng của mô hình tăng trưởng cũ và tạo dựng được động lực phát triển trong kỷ nguyên mới.

Panasonic bàn giao trung tâm giải pháp HVAC cho trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

Panasonic bàn giao trung tâm giải pháp HVAC cho trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

Nhịp cầu kinh doanh -  3 phút

Panasonic Việt Nam đã bàn giao trung tâm giải pháp HVAC (hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí) cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.

500 thương hiệu tham gia triển lãm quốc tế giấy và bao bì

500 thương hiệu tham gia triển lãm quốc tế giấy và bao bì

Nhịp cầu kinh doanh -  6 phút

Triển lãm quốc tế giấy và bao bì là cơ hội để các doanh nghiệp cập nhật xu hướng phát triển xanh hóa, số hóa cùng các giải pháp thúc đẩy bền vững của ngành.

Giá vàng hôm nay 9/5: Cắm đầu sau khi Mỹ - Anh đạt thoả thuận

Giá vàng hôm nay 9/5: Cắm đầu sau khi Mỹ - Anh đạt thoả thuận

Vàng -  1 giờ

Giá vàng hôm nay 9/5 giảm thêm 0,5 - 1 triệu đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Leader talk -  1 giờ

Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Leader talk -  2 giờ

Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.

Vietnam Airlines mở lại đường bay Hà Nội - Moscow

Vietnam Airlines mở lại đường bay Hà Nội - Moscow

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Sau ba năm tạm dừng, đường bay thẳng kết nối Hà Nội với Moscow chính thức hoạt động trở lại vào ngày 8/5 với 254 hành khách từ Việt Nam.

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Tiêu điểm -  15 giờ

Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.