Giải pháp ‘tiêu dùng thông minh – không sinh rác nhựa’ của VietCycle
Phạm Sơn
Thứ bảy, 09/07/2022 - 19:11
Máy bán dung dịch tự động CyclePacking ra đời nhằm mục đích thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua xây dựng kênh phân phối và cung ứng bền vững, khuyến khích tái chế, tái sử dụng.
Máy bán dung dịch tự động CyclePacking.
Trước đây, các sản phẩm dung dịch, hóa chất dùng trong đời sống thường ngày như dầu gội, sữa tắm, nước giặt, dung dịch vệ sinh… thường được đóng thành các can và chai nhựa để bán cho người tiêu dùng.
Những bao bì nhựa đó thường có chất lượng tốt, độ bền cao, vẫn còn nguyên vẹn kể cả khi đã dùng hết dung dịch bên trong. Chính vì lý do này, những năm gần đây, nhiều nhãn hàng đã cung cấp dung dịch đựng trong bao bì mềm nhằm tiết kiệm chi phí, giảm giá bán cho người tiêu dùng. Khách hàng mua dung dịch đựng trong bao bì mềm có thể đem về nhà, đổ vào những chai, những can nhựa cũ để tiếp tục sử dụng.
Giải pháp tiêu dùng tưởng chừng như mang tính tiết kiệm này lại tạo ra gánh nặng lớn cho công tác quản lý chất thải rắn. Theo ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Công ty VietCycle, những bao bì mềm này có giá trị tái chế thấp, do đó thường không được thu gom, tái chế.
Xuất phát từ chính thực tế này, ông Vượng và đội ngũ VietCycle mới đây đã cho ra đời máy bán dung dịch CyclePacking, với nguyên lý bán dung dịch thông qua rót trực tiếp vào chai, can của người tiêu dùng, thay vì tiêu tốn thêm bao bì.
Bà Nguyễn Thị Hoàng My, Phó tổng giám đốc công ty VietCycle, cho biết, máy CyclePacking hoạt động tương tự như máy bán nước tự động, với sản phẩm là các loại dung dịch sử dụng trong gia đình. Người sử dụng có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc mã QR và máy có thể trả lại tiền thừa sau mỗi giao dịch.
Một điểm đặc biệt, chiếc máy CyclePacking là máy bán dung dịch tự động đầu tiên trên thế giới được tích hợp thêm tiện ích cung cấp vỏ chai, vỏ can do VietCycle sản xuất từ nhựa tái chế.
Máy CyclePacking chính thức được ra mắt tại triển lãm thuộc khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2022, tổ chức vào cuối tháng 6 vừa qua. Tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà; bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cùng nhiều khách tham dự đã tham quan, trải nghiệm và đánh giá cao sáng kiến của VietCycle.
Chung tay thay đổi nhận thức của người tiêu dùng
Dự án CyclePacking là một trong 3 mũi nhọn chiến lược của công ty VietCycle nhằm thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua xây dựng kênh phân phối và cung ứng bền vững, khuyến khích tái chế, tái sử dụng. Dự án đặt mục tiêu giảm 90 triệu bao bì nhựa và 54 triệu kg khí thải carbon đến hết năm 2027.
Một số tổ chức quốc tế như UNDP; Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID)… cũng đang xem xét đồng hành và tài trợ với VietCycle trong dự án này.
Có giải pháp tốt, có sự đồng hành của nhiều đơn vị hàng đầu, tuy nhiên ông Vượng và đội ngũ VietCycle vẫn tỏ ra trăn trở về vấn đề rất lớn là thay đổi được nhận thức và thói quen của người tiêu dùng.
Để khuyến khích khách hàng sử dụng máy bán dung dịch tự động, Chủ tịch VietCycle cho biết sẽ mở rộng truyền thông, đồng thời tổ chức những chương trình khuyến mãi, tặng quà cho người tiêu dùng.
Ông Vượng bày tỏ mong muốn có thêm nhiều sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp. Thực tế, máy bán hàng CyclePacking có thể là giải pháp giúp nhiều doanh nghiệp thực thi công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), cũng là giải pháp giúp doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm đối với môi trường và xã hội.
Cân nhắc bối cảnh trong nước, quốc tế và chọn lựa lĩnh vực ưu tiên là những đề xuất của các chuyên gia JICA cho việc xây dựng khung kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn.
Xác định thuận lợi, khó khăn cũng như thấu hiểu giá trị mô hình kinh tế tuần hoàn đem lại giúp doanh nghiệp triển khai mô hình này một cách hiệu quả và thực tiễn.
Thay vì tốn tiền xử lý rác thải phát sinh, nhiều nhà máy trong khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền đã thu lợi nhuận từ việc bán chính những loại rác thải đó làm đầu vào sản xuất nguyên vật liệu thứ cấp.
Theo TS. Lại Văn Mạnh, Trưởng ban kinh tế tài nguyên và môi trường, Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), khái niệm kinh tế tuần hoàn cần được đơn giản hóa để tất cả các bên đều có thể hiểu được và sẵn sàng tham gia vào.
Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Vietravel Airlines cho biết đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 2.600 tỷ đồng, dự kiến hoàn tất trong nửa đầu năm 2026.
Tập đoàn GEO (Đức) tham vọng sản xuất tuabin gió nhãn hiệu "Made in Việt Nam" tại Bình Định, với bước đà là Trung tâm phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo.
Tăng trưởng kinh tế trung hạn của Việt Nam vẫn có triển vọng tích cực, nhưng những bất định toàn cầu đặt ra nhiều rủi ro, theo nhận định của Fitch Ratings.
Thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Petrovietnam và VIMC hứa hẹn mở ra chương mới cho kinh tế biển, thông qua tối ưu hai trụ cột cốt lõi năng lượng và hàng hải.
Ngày 21/6/2025, Tập đoàn CEO khởi công tổ hợp nghỉ dưỡng Novotel Cam Ranh Resort, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình phát triển hệ sinh thái du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam.
Bốn doanh nghiệp họ FLC bất ngờ cùng triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường, đánh dấu bước chuyển mới sau thời gian dài khủng hoảng và gián đoạn hoạt động.