Phát triển bền vững

Kẻ ngược đường trong cuộc chơi điện than

Minh Nhật Thứ tư, 27/04/2022 - 07:16

Trong khi phần lớn thế giới đang cam kết và hành động cắt giảm điện than vì mục tiêu khí hậu, Trung Quốc lại cho thấy sự gia tăng đáng chú ý, chiếm tới 56% lượng bổ sung mới.

Sự gia tăng của các nhà máy điện than mới với công suất hơn 25GW của Trung Quốc gần như đã lấp đầy khoảng trống của các nhà máy dừng hoạt động trên phần còn lại của thế giới vào năm 2021, theo dữ liệu báo cáo mới nhất từ Cơ quan Giám sát năng lượng toàn cầu (Global Energy Monitor - GEM).

Mức tổng công suất của các nhà máy điện than mới tại Trung Quốc năm 2021 chiếm tới 56% lượng bổ sung mới trên toàn cầu. Trong khi đó, công suất bị dừng hoạt động chỉ ở khoảng 1,2 – 2,1GW (chỉ tính tới việc dừng hoạt động của các tổ máy từ 30MW trở lên) – mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ.

Kẻ ngược đường trong cuộc chơi điện than
Công suất điện than được xây dựng vào năm 2021 theo quốc gia (GW). Nguồn: GEM.

Không chỉ vậy, trong suốt năm 2021, thị phần điện than đang phát triển của Trung Quốc tăng đáng chú ý, từ 7% lên 55%, tương đương 251GW, ghi nhận lần đầu tiên Trung Quốc chiếm hơn một nửa công suất đang phát triển. Công suất này bao gồm các giai đoạn đã được công bố, trước khi cho phép, được cho phép và đang xây dựng.

Các nhà máy điện than mới đã khởi công năm ngoái tại Trung Quốc đánh dấu mức lớn nhất kể từ năm 2016, và gần gấp ba so với phần còn lại của thế giới.

Kẻ ngược đường trong cuộc chơi điện than
Điện than toàn cầu trong quá trình đang xây dựng và tiền xây dựng, giai đoạn 2015–2021 (GW).

GEM đánh giá các mục tiêu về khí hậu của Trung Quốc vẫn chưa khiến nước này buộc phải thu hẹp công suất điện than. Các động lực chính của việc tiếp tục mở rộng điện than ở thị trường tỷ dân này bao gồm đầu tư không đủ vào năng lượng sạch; việc quy hoạch và vận hành lưới điện lạc hậu, với mỗi tỉnh đều quy hoạch công suất như một hòn đảo biệt lập.

Cùng với đó là mâu thuẫn giữa chính sách của chính quyền trung ương về tăng cường truyền tải điện từ tây sang đông với sự ưu tiên của chính quyền các tỉnh miền đông và ven biển để tạo ra điện tại địa phương.

Cụ thể, trong nửa cuối 2021, Trung Quốc đã trải qua tình trạng thiếu than và điện than, dẫn đến việc phân bổ điện ở hơn một nửa số tỉnh ở mức đỉnh điểm thiếu thốn vào tháng 9. Cuộc khủng hoảng đã được các nhóm ủng hộ than tận dụng thành công để viết lại chính sách năng lượng tại quốc gia này.

Theo GEM, sự chuyển dịch các luồng gió chính trị dường như đã dẫn đến việc tiếp tục cho phép các nhà máy điện than vào đầu năm nay, với ít nhất 7,3GW công suất mới được cho phép chỉ trong sáu tuần đầu tiên, nhiều hơn gấp đôi so với toàn bộ công suất năm ngoái.

Ngoài ra, Ủy ban Phát triển và cải cách quốc gia (NDRC) của Trung Quốc gần đây đã kêu gọi tăng tốc phê duyệt và xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới để thúc đẩy nhu cầu về ngành sản xuất thiết bị (nhà máy điện) – thay vì từ nhu cầu tăng công suất điện than.

Ông Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẽ ngừng xuất khẩu nhà máy điện than

Các dự án điện than mới nhất của Trung Quốc bắt đầu tại các khu vực xuất khẩu điện là Quý Châu, Nội Mông, Sơn Tây, Thiểm Tây và Cam Túc, và nhiều trong số này cũng đóng vai trò chính trong phát triển năng lượng gió và năng lượng mặt trời.

Tuy nhiên, các kế hoạch truyền tải điện từ Tây sang Đông lại phụ thuộc nhiều vào mở rộng nhiệt điện than, GEM đánh giá.

Bên cạnh đó, Hồ Nam đã công bố tám dự án phát nhiệt điện trong kế hoạch 5 năm sau khi gặp phải tình trạng thiếu điện vào mùa đông giai đoạn 2020 – 2021, khi nhiều nhà máy điện than không thể hoạt động trong điều kiện nhiệt độ dưới 0 độ C và sản lượng thủy điện yếu do mưa ít.

Tình trạng thiếu điện vẫn xảy ra mặc dù khu vực lưới điện trung ương, trực thuộc Hồ Nam, có công suất điện lớn hơn nhiều so với mức cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu cao điểm, cho thấy cách thức quản lý lưới điện vẫn còn thiếu sót.

Các nhà máy điện than mới có tuổi thọ điển hình là 20 – 50 năm, và sẽ khiến ngành điện rơi vào tình trạng phụ thuộc nhiều hơn vào than. Nếu theo Thỏa thuận chung Paris, sẽ không còn chỗ xây dựng và vận hành cho lượng công suất mới này.

Theo đó, cần phải chuyển dịch hoàn toàn các đầu tư mới sang công suất điện sạch để đưa Trung Quốc đi đúng hướng trong phát thải CO2 và tránh tình trạng dư thừa công suất không cần thiết.

“Do ngành điện của Trung Quốc là nguồn gia tăng lượng khí thải hóa thạch toàn cầu chính trong hai năm qua, việc hướng tất cả các khoản đầu tư mới vào sản xuất điện sạch sẽ là một đóng góp quan trọng nhằm đáp ứng các mục tiêu của Thỏa thuận Paris”, GEM nhấn mạnh.

 

Làn sóng khai tử điện than dâng cao

Làn sóng khai tử điện than dâng cao

Phát triển bền vững -  3 năm
Thêm nhiều động thái, cam kết từ các quốc gia về việc ngừng xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới trên toàn cầu.
Làn sóng khai tử điện than dâng cao

Làn sóng khai tử điện than dâng cao

Phát triển bền vững -  3 năm
Thêm nhiều động thái, cam kết từ các quốc gia về việc ngừng xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới trên toàn cầu.
Thời khó của nhiệt điện than

Thời khó của nhiệt điện than

Phát triển bền vững -  2 năm

Các doanh nghiệp nhiệt điện than đang phải đối mặt với thách thức từ nhiều phía, như nguồn nguyên liệu đầu vào đắt đỏ hơn, ít nguồn vốn hỗ trợ hơn, hay cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nguồn năng lượng tái tạo.

Nhiệt điện sạch: Giải pháp cho các nhà máy điện than?

Nhiệt điện sạch: Giải pháp cho các nhà máy điện than?

Phát triển bền vững -  2 năm

Các nhà máy nhiệt điện của Nhật Bản đang có kế hoach thay thế dần than bằng amoniac và hydro để đạt được mục tiêu trung hòa carbon, thay vì chấp nhận đóng cửa.

Gáo nước lạnh với nhiều thị trường điện than sau động thái của Trung Quốc

Gáo nước lạnh với nhiều thị trường điện than sau động thái của Trung Quốc

Phát triển bền vững -  3 năm

Cam kết ngừng tài trợ điện than ở nước ngoài của Trung Quốc sẽ khiến mức tăng trưởng nhu cầu than toàn cầu giảm 1.100 triệu tấn, hàng loạt dự án điện than tại 20 quốc gia có nguy cơ lớn bị hủy bỏ.

Điện than tại Việt Nam có thể được... mua lại để đóng cửa

Điện than tại Việt Nam có thể được... mua lại để đóng cửa

Phát triển bền vững -  3 năm

Một sáng kiến đang được ADB và Prudential lên kế hoạch là mua lại các nhà máy nhiệt điện than đã đi vào hoạt động, sau đó cho dừng hoạt động sớm hơn kế hoạch ban đầu.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  9 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  12 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  12 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  13 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  13 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.

Đọc nhiều