Phát triển bền vững

Nhận thức về kinh tế tuần hoàn vẫn chưa đầy đủ

Phạm Sơn Chủ nhật, 21/08/2022 - 10:06

Khảo sát hơn 500 doanh nghiệp cho kết quả, chỉ 20 – 30% hiểu rõ và 3 – 6% doanh nghiệp hiểu rất rõ về kinh doanh tuần hoàn.

Ông Trịnh Đức Chiều, Phó trưởng ban nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp CIEM, phát biểu tại Hội thảo công bố Báo cáo Mô hình kinh doanh tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và áp dụng tại Việt Nam

Năm 2019, khi trong khung chính sách, pháp lý chưa hề nhắc đến kinh tế tuần hoàn, 9 doanh nghiệp hàng đầu ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) thành lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), với mục tiêu thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành bao bì.

Sự kiện này tạo được tiếng vang lớn khi khái niệm kinh tế tuần hoàn, khi đó vẫn còn rất xa lạ, lại trở thành chất gắn kết cho những đối thủ cạnh tranh quyết định ngồi lại với nhau, bắt tay nhau cùng hành động. Đến nay, PRO Việt Nam đã có 19 thành viên, triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu tái chế 100% bao bì của các thành viên vào năm 2030.

Trước đó, vào năm 2015, tức là trước cả khi khái niệm kinh tế tuần hoàn lần đầu tiên được “gọi tên” tại Việt Nam, 2 nhà sản xuất điện tử hàng đầu là HP Việt Nam và Apple Việt Nam đã khởi xướng chương trình Việt Nam Tái chế để thúc đẩy xử lý hiệu quả và thu hồi tài nguyên từ rác thải điện tử.

Chủ tịch VietCycle: 5 khuyến nghị giúp vận hành cỗ máy kinh tế tuần hoàn

Thực tế, những mô hình kinh tế tuần hoàn xuất hiện ở Việt Nam không phải từ năm 2015 hay 2019 mà từ hàng chục năm trước. Những mô hình sơ khai của kinh tế tuần hoàn là những thứ đã rất quen thuộc với người Việt: mô hình Vườn – ao – chuồng; hệ thống đồng nát, ve chai, làng nghề tái chế…

Trong các văn bản chính sách, dù phải đến năm 2020, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi mới chính thức nhắc đến khái niệm kinh tế tuần hoàn nhưng nhiều quy định và chính sách về phát triển bền vững trước đó như chiến lược tăng trưởng xanh, chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững… đều đã có những nội dung, đề ra những công cụ liên quan đến kinh tế tuần hoàn.

Nhận thức chưa đủ

Xuất hiện ở Việt Nam từ rất sớm, tuy nhiên, kinh tế tuần hoàn và kinh doanh tuần hoàn, theo ông Trịnh Đức Chiều, Phó trưởng ban nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), chủ yếu vẫn đang dược áp dụng một cách chưa có tính hệ thống.

Điều này xuất phát từ việc nhận thức về kinh tế và kinh doanh tuần hoàn của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa rõ ràng, chưa thống nhất. Theo khảo sát mới được CIEM thực hiện đối với 508 doanh nghiệp trên cả nước, chỉ có khoảng 20 – 30% doanh nghiệp hiểu rõ và 3 – 6% doanh nghiệp hiểu rất rõ về kinh tế tuần hoàn. Do đó, tỷ lệ áp dụng kinh tế và kinh doanh tuần hoàn cũng chưa cao. Có đến hơn 50% doanh nghiệp được khảo sát chưa áp dụng các giải pháp kinh doanh tuần hoàn.

Trả lời khảo sát của CIEM, cộng đồng doanh nghiệp cho biết, những khó khăn cản trở việc áp dụng kinh tế tuần hoàn là khung pháp luật, khung chính sách; nguồn lực; công nghệ; chuỗi giá trị; cơ sở hạ tầng; chiến lược, cấu trúc của doanh nghiệp và văn hóa xã hội.

Trong đó, khó khăn lớn nhất là những yếu tố liên quan đến khía cạnh kinh doanh là nguồn lực, công nghệ và thị trường. Điều này xuất phát từ năng lực của doanh nghiệp Việt vẫn còn chưa đủ, cũng như thói quen tiêu dùng và chính sách pháp luật vẫn dựa trên mô hình kinh doanh tuyến tính.

Mặt khác, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp triển khai kinh tế và kinh doanh tuần hoàn cũng chưa đầy đủ. Trong số chưa đầy 50% doanh nghiệp triển khai các giải pháp kinh tế tuần hoàn, chỉ có khoảng từ 3 – 15% doanh nghiệp nhận được các hỗ trợ.

Đây là những điều cần được đặc biệt lưu ý, bởi theo ông Chiều, trong giai đoạn đầu, vai trò của Nhà nước là đặc biệt quan trọng để xây dựng khung pháp luật và chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp vượt qua thách thức để mạnh dạn triển khai mô hình mới.

6 bài học thiết lập kinh tế tuần hoàn cho Việt Nam nhìn từ Nhật Bản

6 bài học thiết lập kinh tế tuần hoàn cho Việt Nam nhìn từ Nhật Bản

Phát triển bền vững -  2 năm

Nhanh chóng áp dụng các quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020; loại bỏ dần các nhà máy đốt rác; tận dụng triệt để rác hữu cơ để ủ phân vi sinh là một số điều Việt Nam cần thực hiện để quản lý hiệu quả rác thải rắn và thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn, nhìn từ kinh nghiệm của Nhật Bản.

Kinh tế tuần hoàn là 'mỏ vàng' cho thủy sản

Kinh tế tuần hoàn là 'mỏ vàng' cho thủy sản

Phát triển bền vững -  2 năm

Xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, hướng tới bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là nhiệm vụ cho ngành thủy sản, được đưa ra tại Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 – 2030 mới được Phó thủ tướng Lê Văn Thành phê duyệt.

Truyền thông hiệu quả thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Truyền thông hiệu quả thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  2 năm

Hàng loạt nội dung về pháp lý và chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, hạn chế rác thải đã và đang được xây dựng, ban hành. Để những chính sách và khung pháp lý này đi vào đời sống, vai trò của truyền thông, báo chí là đặc biệt quan trọng.

Khung pháp lý về kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Khung pháp lý về kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  2 năm

Kinh tế tuần hoàn (KTTH) là một trong những vấn đề mới và nóng được Việt Nam quan tâm đẩy mạnh trong những năm gần đây. Năm 2020, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên thuộc ASEAN thể chế hóa vấn đề kinh tế tuần hoàn trong Luật Bảo vệ môi trường (BVMT).

Sửa miễn phí đồ gia dụng cho người dân vùng lũ Thái Nguyên

Sửa miễn phí đồ gia dụng cho người dân vùng lũ Thái Nguyên

Tiêu điểm -  11 giờ

Liên chi hội Cơ điện lạnh Việt Nam sửa miễn phí đồ gia dụng cho người dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ tỉnh Thái Nguyên, nhưng gặp khó khăn về link kiện.

FPT lãi trước thuế hơn 7.000 tỷ đồng, đón nhân sự thứ 80.000

FPT lãi trước thuế hơn 7.000 tỷ đồng, đón nhân sự thứ 80.000

Doanh nghiệp -  11 giờ

FPT đón sinh nhật thứ 36 với kết quả kinh doanh tích cực, đồng thời đã vượt mốc 80.000 nhân sự tại 30 quốc gia trên thế giới, với 78 quốc tịch khác nhau.

Lọc hóa dầu Bình Sơn trước cơ hội trở thành trung tâm năng lượng vùng

Lọc hóa dầu Bình Sơn trước cơ hội trở thành trung tâm năng lượng vùng

Phát triển bền vững -  17 giờ

Mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực mới có thể giúp Lọc hóa dầu Bình Sơn rút ngắn thời gian trở thành doanh nghiệp năng lượng hàng đầu Việt Nam.

VASEP đề xuất cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp sau bão

VASEP đề xuất cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp sau bão

Phát triển bền vững -  17 giờ

Theo VASEP, các doanh nghiệp có hoạt động nuôi trồng thủy sản, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản cần được đưa vào danh mục được hỗ trợ sau bão.

Vietravel Airlines bổ nhiệm CEO mới

Vietravel Airlines bổ nhiệm CEO mới

Hồ sơ quản trị -  17 giờ

Hãng hàng không Vietravel Airlines chính thức bổ nhiệm ông Đào Đức Vũ làm tổng giám đốc sau khi ông Nguyễn Minh Hải từ nhiệm.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của ROX iPark trên bản đồ khu công nghiệp

Sự tăng trưởng nhanh chóng của ROX iPark trên bản đồ khu công nghiệp

Bất động sản -  17 giờ

Sau hơn hai thập kỷ, ROX iPark đã trở thành nhà phát triển bất động sản khu công nghiệp hàng đầu Việt Nam, được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn.

Khải Hoàn Land góp nghìn tỷ vào 2 dự án 'trên giấy'

Khải Hoàn Land góp nghìn tỷ vào 2 dự án 'trên giấy'

Doanh nghiệp -  20 giờ

Ước tính, Khải Hoàn Land đã góp thêm gần 1.500 tỷ đồng cho hai dự án Gò Găng và Tân Quới trong vòng hơn hai năm qua.