Gian nan cuộc chiến 'giấy phép con'

Hoàng Đông Thứ sáu, 03/05/2024 - 13:57

Nhiều điều kiện kinh doanh không cần thiết, không hợp lý và không có ý nghĩa nhưng vẫn tồn tại, cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Vẫn phổ biến tình trạng điều kiện kinh doanh được lồng ghép vào quy chuẩn kỹ thuật và chứng chỉ. Ảnh minh họa: Hoàng Anh

Số liệu từ báo cáo của Văn phòng Chính phủ cho thấy, giai đoạn từ 2021 đến hết 2023, gần 2.800 điều kiện kinh doanh thuộc 224 văn bản quy phạm pháp luật đã được cắt giảm hoặc đơn giản hóa.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu, TS. Nguyễn Thị Minh Thảo, Trưởng ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) nhìn nhận, số lượng các điều kiện kinh doanh được cắt giảm vẫn rất ít hoặc chỉ cắt những điều kiện không thực sự có ý nghĩa.

Bên cạnh đó, bà Thảo cho rằng, số lượng các điều kiện kinh doanh cắt giảm chủ yếu được tổng hợp theo báo cáo chứ chưa có đánh giá về chất lượng cải cách. Do đó, trên thực tế, chi phí tuân thủ của doanh nghiệp chưa thực sự giảm.

Theo kết quả rà soát điều kiện kinh doanh của CIEM, hiện vẫn còn tồn tại nhiều quy định kinh doanh có tính chất chung chung, thiếu rõ ràng, nhiều điều kiện không cần thiết.

Điều kiện kinh doanh được lồng ghép trong các quy chuẩn kỹ thuật và chứng chỉ khá phổ biến và chứa đựng các "giấy phép con".

Đồng quan điểm, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, những quy định, điều kiện kinh doanh bất cập làm giảm sự cạnh tranh và tác động lớn đến doanh nghiệp khi thị trường xuất hiện những biến động.

Lấy ví dụ, lĩnh vực kinh doanh xăng dầu đang được quản lý rất chặt, cụ thể, nhà nước can thiệp trực tiếp vào giá thành, yêu cầu doanh nghiệp xăng dầu đầu mối phải dự trữ lưu thông, đặt số lượng nhập khẩu tối thiểu, quy định cả về số lượng đầu mối doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu được nhập.

Bên cạnh đó, các thủ tục pháp lý cũng phức tạp như yêu cầu doanh nghiệp phải giải trình lý do điều chỉnh giá khi làm thủ tục kê khai giá xăng dầu.

Hay như theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, các quy định về phòng cháy chữa cháy có chi phí tuân thủ rất cao. Bên cạnh đó, nhiều công trình, thiết bị phòng, chữa cháy được doanh nghiệp trang bị nhưng sau đó lại không được pháp luật công nhận, gây lãng phí và thiệt hại lớn.

Đơn cử như theo "quy chuẩn quốc gia về an toàn cháy cho nhà ở và công trình" của Bộ Xây dựng, công trình phải có biện pháp bảo vệ cấu kiện có yêu cầu chịu lửa. Để đảm bảo quy chuẩn này, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng sơn chống cháy.

Tuy nhiên, đến năm 2020, Chính phủ ban hành nghị định quy định chi tiết một số điều trong Luật Phòng cháy và chữa cháy, trong đó quy định doanh nghiệp phải sơn thử sơn chống cháy lên mẫu kết cấu và thử nghiệm mẫu đó trước khi sử dụng. Điều này gây ra tốn kém cả về thời gian và chi phí của doanh nghiệp.

Chuyên gia của CIEM nhìn nhận, cải cách môi trường kinh doanh có xu hướng chững lại kể từ năm 2019, có thể thấy rõ qua kết quả khảo sát năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong thực thi, tuân thủ quy định dẫn đến đội chi phí.

Không chỉ vậy, điều này còn gia tăng rủi ro cho doanh nghiệp, tạo dư địa cho tham nhũng, giảm tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh và niềm tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư. Những yếu tố này tác động trực tiếp tới tăng trưởng của nền kinh tế.

Bà Thảo khuyến nghị, cần nhận diện các điều kiện kinh doanh, qua đó thay thế hoặc bãi bỏ đối với những điều kiện không hợp pháp, không cần thiết, không khả thi hoặc không dựa trên cơ sở khoa học rõ ràng.

Kiến nghị bãi bỏ hoặc sửa đổi theo hướng đơn giản hóa, giảm chi phí tuân thủ đối với các điều kiện kinh doanh không phù hợp với thực tiễn hoặc can thiệp sâu vào hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp.

Minh bạch, cụ thể hóa theo hướng dễ hiểu và khả thi đối với các điều kiện kinh doanh được quy định chung chung, không rõ ràng; cân nhắc bãi bỏ các điều kiện nếu không thể xác định được tiêu chí cụ thể và minh bạch.

Đối với một số yêu cầu không cần thiết, có thể bãi bỏ hoặc sửa đổi theo hướng đưa vào tài liệu hướng dẫn, tiêu chuẩn kỹ thuật để doanh nghiệp có thể lựa chọn tự nguyện tham gia.

Rà soát, bãi bỏ các chứng chỉ không cần thiết, thu gọn các chứng chỉ trùng lặp nội dung để tránh lãng phí; hực hiện phân cấp và đẩy mạnh xã hội hóa việc đào tạo, sát hạch, cấp chứng chỉ.

Giấy phép con có còn là 'đầu Phạm Nhan': Cuộc chiến còn nhiều gian nan

Giấy phép con có còn là 'đầu Phạm Nhan': Cuộc chiến còn nhiều gian nan

Leader talk -  7 năm
Đề xuất xóa bỏ gần 2.000 giấy phép con cản trở doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và đầu tư chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối, không đồng tình của cơ quan quản lý vốn đang sử dụng những thủ tục đó để kiếm lợi, thu phí ngoài pháp luật thông qua việc “bôi trơn”, “đi cửa sau” của doanh nghiệp.
Giấy phép con có còn là 'đầu Phạm Nhan': Cuộc chiến còn nhiều gian nan

Giấy phép con có còn là 'đầu Phạm Nhan': Cuộc chiến còn nhiều gian nan

Leader talk -  7 năm
Đề xuất xóa bỏ gần 2.000 giấy phép con cản trở doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và đầu tư chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối, không đồng tình của cơ quan quản lý vốn đang sử dụng những thủ tục đó để kiếm lợi, thu phí ngoài pháp luật thông qua việc “bôi trơn”, “đi cửa sau” của doanh nghiệp.
Gốc rễ vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh

Gốc rễ vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh

Tiêu điểm -  1 năm

Cải cách thủ tục hành chính đã có nhiều chuyển biến đáng ghi nhận, tuy nhiên, vẫn còn những chính sách, quy trình gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân chưa được giải quyết.

Cải thiện môi trường kinh doanh chưa thực chất

Cải thiện môi trường kinh doanh chưa thực chất

Tiêu điểm -  1 năm

Cắt giảm điều kiện kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc, cần tiếp tục có sự vào cuộc mạnh mẽ của các bên liên quan.

Quảng Ninh nhìn lại 2 năm hợp tác với VCCI để cải thiện môi trường kinh doanh

Quảng Ninh nhìn lại 2 năm hợp tác với VCCI để cải thiện môi trường kinh doanh

Tiêu điểm -  1 năm

Quan hệ hợp tác Quảng Ninh và Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) bao gồm những nội dung cụ thể nhằm thúc đẩy một cách quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cải thiện, nâng cao chất lượng điều hành kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, thúc đẩy thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp.

‘Nâng’ môi trường kinh doanh bằng hợp tác báo chí – doanh nghiệp

‘Nâng’ môi trường kinh doanh bằng hợp tác báo chí – doanh nghiệp

Tiêu điểm -  1 năm

Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, để hợp tác báo chí - doanh nghiệp bền vững, cần xây dựng văn hoá hợp tác, và thiết lập sự hợp tác trên nền tảng văn hoá.

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Tiêu điểm -  2 giờ

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Tiêu điểm -  2 giờ

TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tiêu điểm -  13 giờ

Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Tiêu điểm -  17 giờ

Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Tiêu điểm -  17 giờ

Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.

Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi Việt trong quý I/2025

Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi Việt trong quý I/2025

Nhịp cầu kinh doanh -  5 phút

Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với gần 40% thị phần, gia tăng khoảng cách với Grab, theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence.

Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh

Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh

Tài chính -  1 giờ

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.

Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Doanh nghiệp -  1 giờ

Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

Doanh nghiệp -  2 giờ

Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Doanh nghiệp -  2 giờ

Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Tiêu điểm -  2 giờ

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.