Doanh nghiệp
Grab mở dịch vụ giao nhận đồ ăn cạnh tranh với Now và Loship
Dù bước chân vào thị trường đặt món trực tuyến muộn hơn các đối thủ, nhưng GrabFood có những lợi thế cạnh tranh về dữ liệu và công nghệ cùng nền tảng hơn 175.000 tài xế dịch vụ gọi xe hiện hữu.
Sau 5 tháng triển khai tại TP.HCM, Grab Việt Nam đã tiếp tục ra mắt dịch vụ giao nhận thức ăn GrabFood tại Hà Nội. Với dịch vụ này, các tài xế có thể gia tăng thu nhập, bên cạnh dịch vụ chở hàng và vận tải hành khách thông thường. Trong khi khách hàng có thể đặt món ăn yêu thích, tài xế sẽ đến tận nơi lấy đồ ăn và chuyển tận tay khách.
Ngoài phí trả cho món ăn tại quán (tài xế Grab ứng trước), khách sẽ chịu thêm phí vận chuyển trung bình 15.000 đồng. Với mỗi đơn hàng như vậy, GrabFood sẽ giao nhận đồ ăn trong khoảng 30 phút.
Hiện GrabFood chỉ đang đóng vai trò thu tiền hộ, nên chỉ cho thanh toán tiền mặt, khách hàng sẽ trả khi nhận hàng và chưa cho thanh toán thẻ.
Trên địa bàn Hà Nội đã có khoảng 200 quán ăn tham gia vào hệ thống của GrabFood. Thực đơn mà dịch vụ cung cấp cũng khá đa dạng, từ các món bình dân như: bánh mỳ, bún, miến, xôi phở; cho tới Dimsum, gà rán, mỳ Ý, đồ chay...
Theo báo cáo của Euromonitor, thị trường đặt món trực tuyến ở Việt Nam trong năm 2018 sẽ đạt khoảng 33 triệu USD và đạt hơn 38 triệu USD vào năm 2020, với tốc độ tăng trưởng trung bình 11%/năm.
Thị trường này tuy nhỏ so với mảng F&B nói chung, nhưng lại thu hút các doanh nghiệp theo đuổi bởi tính trung thành đối với loại hình dịch vụ này khá cao.
Now.vn (trước đây là DeliveryNow) của Foody, Loship.com của Lozi và Vietnammm.com (từng thâu tóm Foodpanda vào tháng 12/2015) là 3 công ty đang cung cấp dịch vụ trên thị trường này. Trong đó, Now.vn đang dẫn đầu thị trường về số lượng đơn hàng giao hằng ngày.
Các chuyên gia trong lĩnh vực nhận định, dư địa thị trường còn nhiều, tốc độ tăng trưởng hàng tháng nhanh là lý do Grab quyết định tham gia vào lĩnh vực đặt món trực tuyến.
Đại diện Grab Việt Nam cho biết, trong thời gian ngắn triển khai, số lượng đơn hàng GrabFood tại liên tục tăng. Tại Hà Nội, GrabFood được thử nghiệm vào ngày 05/09/2018 và số lượng đối tác kinh doanh đã tăng gấp 8 lần.
Ông JerryLim, Giám đốc Grab tại Việt Nam cho biết, khi đặt chân vào thị trường đã có các đối thủ kinh nghiệm, thử thách với Grab là không hề nhỏ. Nhưng phía Grab cũng có những lợi thế nhất định như: dữ liệu, công nghệ...
Theo thời gian, khi số lượng các đơn đặt món tăng lên, GrabFood có thể định hình được khẩu vị của người Việt, từ đó đưa ra các gợi ý phù hợp hơn các công ty đối thủ. Mục tiêu cuối cùng mà Grab hướng đến là chất lượng dịch vụ vượt trội.
Với số lượng đối tác tại Việt Nam lên tới 175.000 người, cùng thói quen sử dụng Grab đã định hình, dịch vụ GrabFood cũng sẽ nhanh chóng được khách hàng đón nhận.
Ông Jerry Lim tự tin nói: "Theo tìm hiểu của chúng tôi, quy mô thị trường đặt món trực tuyến ở Việt Nam lớn hơn nhiều so với con số 33 triệu USD, và sẽ còn tăng rất nhanh trong thời gian tới. Do đó GrabFood rất tiềm năng ở thị trường Việt Nam".
Tương tự Grabbike, GrabTaxi, ông Jerry Lim đặt kì vọng, GrabFood sẽ thay đổi được thói quen người tiêu dùng, nhanh chóng trở nên phổ biến như dịch vụ gọi xe. Tất nhiên, vị này không phủ nhận, để thay đổi thói quen người tiêu dùng, GrabFood cần một nền tảng công nghệ mạnh, cùng nguồn lực tài chính dồi dào - vốn đang là bài toán đau đầu của các ứng dụng dịch vụ đa nền tảng hiện nay.
Tính đến cuối năm ngoái, Công ty TNHH Grab - đơn vị vận hành Grab Việt Nam đã lỗ lũy kế hơn 1.700 tỷ đồng. Trước đó, theo thông tin từ Bộ Tài Chính, trong 3 năm đầu hoạt động ở Việt Nam, Grab lỗ 938 tỷ đồng. Như vậy chỉ trong vòng một năm, số lỗ lũy kế của Grab đã tăng gần gấp đôi.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hoạt động kinh doanh lỗ là do chi phí bán hàng của Grab luôn chiếm tỷ trọng lớn. Riêng năm 2017, công ty đã chi gần 600 tỷ đồng chi phí này, gấp 4 lần so với các năm trước đó. Con số này phản ánh việc Grab đã phải chi rất nhiều cho các chương trình quảng bá, tiếp thị để thu hút đối tác và khách hàng.
Việc mở rộng quy mô nhanh cũng khiến chi phí quản lý của doanh nghiệp này tăng chóng mặt trong năm ngoái, lên hơn 200 tỷ đồng, gấp 3 lần so với năm 2015.
Chi phí hoạt động lớn trong khi doanh thu chưa đủ bù đắp, Grab phải vay nợ để duy trì hoạt động. Đến cuối năm 2017, khoản nợ ngắn hạn của công ty là hơn 1.500 tỷ đồng. Trước đó, Grab Việt Nam từng vay công ty mẹ tại Malaysia 50 triệu USD.
Grab lỗ hơn 1.700 tỷ đồng tại Việt Nam
Ứng dụng gọi xe Việt Nam chật vật tìm lối đi trước sự bành trướng của Grab
Từ đầu năm 2018 tới nay, một loạt ứng dụng gọi xe Việt Nam đã được ra mắt như VATO, Aber, hay FastGo... nhưng dấu ấn mà các công ty này để lại vẫn chưa thực sự nhiều.
Grab lỗ hơn 1.700 tỷ đồng tại Việt Nam
Không chỉ chịu áp lực tài chính lớn do kinh doanh không có lãi, Grab đang đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ các ứng dụng gọi xe mới xuất hiện tại Việt Nam như Go-Viet, Fastgo.
Uber, Grab nhận ‘trái đắng’ vì sáp nhập tại Singapore
Singapore mới đây đã tuyên phạt Grab và Uber 9,5 triệu USD sau khi kết luận về vụ sáp nhập của hai ứng dụng gọi xe này vào hồi tháng 3.
GO-VIET đã có cả ngàn tài xế đối đầu Grab sau một tháng ra mắt
Với đội ngũ hàng ngàn tài xế, GO-VIET sẽ mở rộng hoạt động trên 12 quận tại TP. HCM từ đầu tháng 8.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.