Doanh nghiệp
Hà Đô được xếp hạng tín nhiệm A với triển vọng ổn định
Theo báo cáo được công bố, năng lực kinh doanh “Tốt” cho thấy vị thế của Hà Đô trong hai mảng kinh doanh chính là bất động sản và năng lượng, cũng như khả năng chuyển đổi mô hình kinh doanh dần từ tập trung ở bất động sản sang phát triển năng lượng với nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn từ năm 2021.
Ngày 28/8, FiinRatings vừa công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm dài hạn nhà phát hành lần đầu đối với đầu Công ty CP Tập đoàn Hà Đô (Hà Đô) ở mức “A” với triển vọng xếp hạng “Ổn định” trong 24 tháng tới.
Cụ thể, mảng năng lượng của Hà Đô cũng được đánh giá ở mức “Tốt”, thể hiện qua năng lực phát triển dự án có hiệu quả cao và sự đa dạng trong cơ cấu nguồn phát điện, qua đó đóng góp vào sự ổn định trong dòng tiền mỗi năm.
Quy mô của mảng này cũng chiếm 66,6% cơ cấu tài sản và 68,7% cơ cấu lợi nhuận gộp của công ty năm 2022. Trong đó, thủy điện là nguồn chính của Hà Đô với công suất 314 MW, đóng góp vào hơn 80% sản lượng và hơn 70% doanh thu từ hoạt động phát điện hàng năm của công ty.
Với khung pháp lý và cơ chế giá bán ít biến động và các nhà máy năng lượng tái tạo của Hà Đô cũng đều đạt được mức giá cao nhất trong khung giá FiT, tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động phát điện của Hà Đô ổn định và đạt bình quân 71,5% trong giai đoạn 2020 - 2022, được đánh giá cao hơn đáng kể so với mức trung bình ngành.
Bên cạnh đó, năng lực kinh doanh của Hà Đô ở mảng bất động sản được đánh giá ở mức “Khá”, phản ánh quy mô trung bình trong một thị trường tương đối phân mảnh và chiến lược triển khai dự án có phần cẩn trọng của công ty.
Theo đó, Hà Đô chủ yếu gia tăng quỹ đất qua các hoạt động M&A quỹ đất sạch hoặc tài trợ quy hoạch để xin chủ trương đầu tư cho các dự án dài hạn tại các khu vực lân cận trung tâm Hà Nội và TP.HCM.
Hà Đô thường hạn chế tập trung vào nhiều dự án tại cùng một thời điểm mà có xu hướng sắp xếp quá trình phát triển các dự án theo nhiều giai đoạn giúp tránh được áp lực và nhu cầu sử dụng vốn cao đối với các dự án chưa rõ ràng.
Thêm nữa, khả năng sinh lời của Hà Đô được đánh giá cao hơn trung bình ngành, phản ánh qua tỷ suất lợi nhuận gộp trung bình từ mảng bất động sản trong giai đoạn 2020-2022 của Hà Đô đạt 50,6%, cao hơn mức trung bình ngành là 36,4% nhờ việc mở bán các sản phẩm tại dự án Hà Đô Centrosa Garden.
Trong bối cảnh các hoạt động trên thị trường bất động sản có dấu hiệu giảm tốc, hiệu quả hoạt động của Hà Đô được đánh giá ở mức tốt hơn các doanh nghiệp cùng ngành, phản ánh qua tỷ lệ khách hàng trả tiền trước chiếm khoảng 51% hàng tồn kho bất động sản của Hà Đô vào thời điểm cuối năm 2022 so với mức trung bình ngành chỉ khoảng 24%.
Nguồn thu bất động sản này chủ yếu đến từ dự án Hà Đô Charm Villas, dự kiến được mở bán nốt trong 2023-2024.
Ngoài ra, hồ sơ rủi ro tài chính của Hà Đô được đánh giá ở mức “Thấp”, thể hiện qua mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính thấp hơn trung bình ngành, và cấu trúc các khoản nợ vay phù hợp với khả năng tạo ra dòng tiền của công ty.
Cụ thể, tại ngày 31/12/2022, tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu của công ty ở mức 0,9 lần, thấp hơn so với mức trung bình 1,6 lần của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, và được kỳ vọng tiếp tục giảm xuống trung bình 0,6 lần trong giai đoạn 2023-2024 sau khi Hà Đô thực hiện các nghĩa vụ thanh toán nợ gốc tới hạn.
Do đó, rủi ro tài chính của Hà Đô ở mức tương đối thấp khi thời gian đáo hạn nợ bình quân hiện tại khoảng 8 năm và các khoản nợ vay tới hạn của công ty cũng được phân bổ đều qua các năm.
Mức độ thanh khoản của Hà Đô cũng được đánh giá ở mức độ phù hợp, thể hiện qua hệ số nguồn cung thanh khoản/mức độ sử dụng thanh khoản được giữ ở mức tối thiểu 1,2 lần trong 24 tháng tới.

Nửa đầu năm 2023, Hà Đô ghi nhận 1.520 tỷ đồng doanh thu thuần và gần 438 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm lần lượt 8% và 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đóng góp chính cho doanh thu nửa đầu năm của tập đoàn là mảng năng lượng từ thuỷ điện, điện gió, điện mặt trời với gần 920 tỷ đồng doanh thu, gần như đi ngang so với nửa đầu năm ngoái.
Mảng kinh doanh bất động sản đem về cho tổng doanh thu Hà Đô hơn 390 tỷ đồng, thấp hơn 31 % so với cùng kỳ năm 2022.
Năm 2023, Hà Đô đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất đạt 3.225 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 971 tỷ đồng, lần lượt giảm gần 10% và 29% so với kết quả đạt được trong năm 2022. Như vậy, sau 6 tháng, doanh nghiệp đã thực hiện được 45% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Coteccons được xếp hạng tín nhiệm BBB với triển vọng Ổn định
'Chuyển nhà' sang HOSE, Nam Tân Uyên có gì?
Công ty CP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên hiện là một trong những nhà phát triển hạ tầng khu công nghiệp lớn nhất phía Nam.
Liên minh AI Âu Lạc: Lời 'hiệu triệu' quy tụ các công ty công nghệ lớn nhất Việt Nam
Quan sát những biến động địa chính trị trên thế giới, Chủ tịch FPT chỉ ra, thực chất đó là sự cạnh tranh, so tài trong lĩnh vực công nghệ.
Five Star Group khởi công 2 tổ hợp căn hộ khách sạn tại Vũng Tàu
Tập đoàn Five Star Group vừa tổ chức lễ khởi công hai tổ hợp căn hộ - khách sạn 5 sao chuẩn quốc tế Five Star Odyssey và Five Star Poseidon tại Vũng Tàu.
Lộc Trời vật lộn trong khủng hoảng
Tập đoàn Lộc Trời đang đối mặt với giai đoạn khủng hoảng chưa từng có, từ kết quả kinh doanh lao dốc đến những bất ổn nội bộ bị phanh phui.
Doanh nghiệp 'họ' FLC đồng loạt triệu tập đại hội cổ đông bất thường
Bốn doanh nghiệp họ FLC bất ngờ cùng triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường, đánh dấu bước chuyển mới sau thời gian dài khủng hoảng và gián đoạn hoạt động.
'Phố hội biên giới' Asia Vibe: Ngôi sao mới trên bản đồ đầu tư miền Bắc
Giữa vùng biên sôi động bậc nhất miền Bắc, một “phố hội biên giới” mới đang hình thành tại Asia Vibe (Vinhomes Golden Avenue, TP Móng Cái). Với hệ tiện ích đẳng cấp đã vận hành, dòng khách xuyên biên giới sầm uất, pháp lý sở hữu lâu dài và chi phí sở hữu chỉ từ 1,2 tỷ đồng, phân khu này đang thu hút nhà đầu tư nhạy bén đón đầu chu kỳ tăng giá tại đô thị cửa khẩu chiến lược.
Vượt bão thuế quan: Số hóa để tận dụng chính sách và tăng sức đề kháng
Sự kiện “Chuyển mình trong Trade Storm” gợi mở lộ trình số hóa doanh nghiệp sản xuất, tận dụng chính sách R&D và tín dụng xanh.
Giao thông công cộng 'zero‑carbon': Bài học Paris cho Hà Nội, TP. HCM
Hà Nội và TP. HCM, đang đứng trước cơ hội lớn để tái cấu trúc hệ thống giao thông đô thị theo hướng xanh và bền vững. Kinh nghiệm của Paris có thể giúp biến cơ hội thành hiện thực.
Gamuda Land, ứng viên tiềm năng cho loạt dự án metro ở TP.HCM
Gamuda Land đề xuất nghiên cứu phát triển tuyến metro kết nối TP.HCM với sân bay quốc tế Long Thành.
Vì sao VinFast Feliz Neo được nhiều khách hàng ưa chuộng?
Thiết kế hiện đại, vận hành chắc chắn lại tiết kiệm “hết nước chấm”, xe máy VinFast Feliz Neo đang là ứng viên hàng đầu trong danh sách lên đời phương tiện xanh của nhiều người Việt.
Giá vàng hôm nay 23/6: Lờ tin Mỹ - Iran, vàng đợi loạt sự kiện kinh tế trong tuần
Giá vàng hôm nay 23/6 được giữ nguyên đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, khi thị trường quốc tế chưa phản ứng trước thông tin Mỹ tấn công Iran.
'Chuyển nhà' sang HOSE, Nam Tân Uyên có gì?
Công ty CP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên hiện là một trong những nhà phát triển hạ tầng khu công nghiệp lớn nhất phía Nam.