Thủ tướng đồng ý xếp Hà Nội vào nhóm ‘có nguy cơ’
Từ ngày mai, 28 tỉnh thành phố thuộc nhóm nguy cơ cao và có nguy cơ hiện nay được gỡ bỏ cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.
Trừ huyện Mê Linh và Thường Tín, phần còn lại của TP. Hà Nội sẽ dừng cách ly xã hội và khôi phục nhiều hoạt động kinh tế xã hội kể từ 23/4.
Do Thủ tướng đã đồng ý hạ xuống nhóm có nguy cơ, nên Hà Nội sẽ dừng cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 và khôi phục nhiều hoạt động kinh tế xã hội từ ngày 23/4, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung thông báo tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 thành phố chiều ngày 22/4. Riêng hai huyện Mê Linh và Thường Tín vẫn ở nhóm nguy cơ cao do có ổ dịch chưa qua 14 ngày.
Theo ông Chung, các hoạt động kinh tế xã hội của thành phố sẽ thực hiện theo Chỉ thị 15, Thành phố vẫn cấm quán bar, karaoke, nhà hàng, quán game, trà đá, trà chanh tập trung đông người. Các lễ hội văn hóa, hoạt động thể thao đông người vẫn bị dừng.
Người dân được đi lại bình thường nhưng chỉ nên ra ngoài khi có việc cần thiết và nếu ra ngoài phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn phòng dịch.
Ông Chung nhấn mạnh xử phạt nghiêm các trường hợp không đeo khẩu trang ra ngoài đường.
Người dân khi tham gia giao thông, khi dừng lại ở ngã tư đèn xanh đèn đỏ, người ngồi trong ô tô không đáng ngại, nhưng những người đi xe máy phải cố gắng giữ khoảng cách, xếp thứ tự, tránh tình trạng chen lấn. Các chốt ngã tư tập trung đông người, ông đề nghị cảnh sát giao thông thường xuyên khuyến cáo và hướng dẫn người dân.
Các hoạt động vận tải như xe bus, taxi, xe công nghệ như Grab được hoạt động trở lại, tuy nhiên, trước mắt từ nay đến 30/4, thành phố chỉ có phép vận chuyển trở lại với 20-30% công suất. Các phương tiện cần chuẩn bị dung dịch rửa tay, sát khuẩn.
Các chủ cửa hàng ăn uống khi mở lại cần giữ khoảng cách, nên có tấm chắn giữa các khách hàng ngồi ăn. Trung tâm thương mại, siêu thị khi mở cửa đảm bảo các điều kiện phòng dịch như hướng dẫn khách đi một chiều vào, một chiều ra và thường xuyên đo thân nhiệt, giữ khoảng cách.
Các cơ quan, xí nghiệp, công trường tổ chức đo thân nhiệt, khử khuẩn cho cán bộ, nhân viên. Các công trường được khuyến khích ghi nhật ký để dễ dàng truy xuất lịch sử dịch tễ khi cần.
Bệnh viện được tiếp đón bệnh nhân nhưng phải tuân thủ quy định phòng, chống dịch của Bộ Y tế, tuy nhiên không được tổ chức thăm bệnh nhân và người bệnh nặng chỉ được một người nhà ở lại chăm sóc.
Về việc tổ chức đi học trở lại, ông Chung cho biết, trong giai đoạn này học sinh chưa đi học, Thành phố đã xây dựng kịch bản: dự kiến các trường từ bậc PTTH đến bậc đại học đi học từ ngày 4/5, các trường THCS, tiểu học và mẫu giáo đi học sau đó 1 tuần từ ngày 11/5.
Đến 21h ngày 22/4, Hà Nội ghi nhận 112 ca mắc, trong đó 81 ca đã khỏi ra viện, 31 trường hợp đang điều trị tại cơ sở y tế. Trong bảy ngày qua, thành phố không thêm ca mắc mới.
Tại cuộc họp chính phủ chiều nay, Thủ tướng đã thống nhất các giải pháp nới lỏng thận trọng của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 đề xuất.
Ông nêu rõ, cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 chỉ áp dụng ở một số khu vực. Bốn tỉnh thành gồm Hà Nội, TP.HCM, Bắc Ninh và Hà Giang thuộc nhóm ‘có nguy cơ’ sẽ tiếp tục thực hiện chỉ thị 15.
Theo Chỉ thị số 15 của Thủ tướng ban hành ngày 27/3, UBND cấp tỉnh chỉ đạo áp dụng biện pháp hạn chế tụ tập đông người; dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2 m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.
Các nghi lễ tôn giáo, hoạt động tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự phải dừng. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, phải tạm dừng hoạt động. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố có thẩm quyền quyết định cơ sở kinh doanh, dịch vụ cần đóng cửa.
Từ ngày mai, 28 tỉnh thành phố thuộc nhóm nguy cơ cao và có nguy cơ hiện nay được gỡ bỏ cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.
Đó là câu hỏi mà Chủ tịch Quốc hội nêu ra tại phiên họp thứ 44 của UBTV Quốc hội hôm nay, đồng thời yêu cầu các cơ quan liên quan làm rõ.
Trong các lĩnh vực, lưu trú và ăn uống có nguy cơ phải đối diện với sự suy giảm đáng kể về sản lượng kinh tế ở mức cao nhất và lao động phi chính thức chiếm tới hơn 81% số lao động của lĩnh vực này.
Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 thống nhất đề xuất Hà Nội vẫn thuộc nhóm nguy cơ cao về lây nhiễm dịch Covid-19 và cần áp dụng cách ly xã hội đến hết ngày 30/4.
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.
Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.
Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.