Tiêu điểm
Hàng hoá phục vụ Tết Nhâm Dần: Sức mua giữ ổn định, giá ít biến động
Cả sức mua và giá các mặt hàng thiết yếu dịp Tết Nguyên đán năm nay đều được giữ ở mức ổn định, không có nhiều biến động.

Càng sát Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, dòng người đổ về các siêu thị, trung tâm thương mại lớn để sắm Tết càng đông đúc, dày đặc.
Tại Siêu thị BigC Thăng Long những ngày cuối cùng của năm 2021 âm lịch, lượng khách hàng đến mua sắm khá đông, chủ yếu tập trung ở các gian hàng đồ tươi sống, bánh kẹo, hoa quả. Năm nay, các mặt hàng Việt Nam cũng được người tiêu dùng lựa chọn.
Theo ông Lê Mạnh Phong, Giám đốc điều hành khối cửa hàng BigC và GO! khu vực miền Bắc, năm nay khách hàng có xu hướng đi mua sắm muộn hơn. Trong đó, các ngày cuối tuần, thứ 6 và thứ 7 có lượng mua sắm tăng mạnh nhất. Tính toán trước được việc này, công ty đã làm việc với các nhà cung cấp để giao hàng vào thời điểm cận Tết.
Do đó, hàng hóa thiết yếu vẫn được các nhà cung cấp cung ứng đầy đủ cho siêu thị. Khi lượng mua tăng mạnh vào những ngày cuối tuần sát Tết, Big C vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng hóa phong phú cho người dân.
Cũng theo ông Phong, điểm khác biệt của dịp Tết Nguyên đán năm nay là giá cả hàng hóa không những không tăng, mà còn giảm do nhiều chương trình khuyến mãi, từ 15% đến 50%. Đặc biệt, những ngày cuối năm, siêu thị sẽ triển khai nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá cho các mặt hàng tươi sống, hàng nhập khẩu, trái cây nhập khẩu... cho người tiêu dùng.
Còn theo ông Khúc Tiến Hà, Giám đốc Vận hành WinMart Miền Bắc, để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, từ rất sớm, hệ thống siêu thị đã làm việc với các nhà cung cấp để dự trữ nguồn hàng.
Đến nay, cơ bản, nguồn hàng đã về đến các siêu thị. Lượng hàng dự trữ năm nay tăng từ 15-20% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt là ngành hàng tươi sống, nguồn cung tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, để phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp sẽ bổ sung thêm rất nhiều các mặt hàng đặc sản vùng miền, trong đó, có những đặc sản từ đồng bằng sông Cửu Long, chả mực Hạ Long…
Đáng chú ý, theo ông Hà, xét về tổng thể, lượng khách hàng năm nay cũng tương đương so với năm trước. Tuy nhiên, do dịch Covid-19, lượng khách hàng trực tiếp mua sắm tại hệ thống siêu thị không tăng.
Để phục vụ nhu cầu cho các khách hàng ngại đến khu vực đông người, hệ thống siêu thị đang triển khai dịch vụ đi chợ hộ. Dịch vụ này đang được khách hàng đón nhận một cách tích cực. Các dịch vụ kèm theo như đi chợ hộ, mua sắm online đang giúp cho người tiêu dùng mua sắm dịp Tết này thuận lợi hơn và không phải tụ tập đông người. Theo kế hoạch, hệ thống siêu thị sẽ mở cửa đến 12h, ngày 30 Tết và mở cửa trở lại vào sáng Mùng 4 Tết để phục vụ người dân mua sắm.
Đồng quan điểm, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan cũng cho rằng, năm nay, người dân đang thay đổi phương thức mua sắm. Theo đó, việc đến siêu thị mua trực tiếp đang giảm mạnh. Lượng hàng hóa được mua nhiều hơn và tập trung ở theo phương thức mua hàng online, thương mại điện tử.
Xu hướng mua sắm tiêu dùng online đã tăng mạnh trong dịp Tết này với mức tăng lên đến 300%. Đó là thực tế tại hệ thống siêu thị lớn khi mà khách hàng dễ dàng đặt hàng qua các ứng dụng, thanh toán đơn giản qua Mobile Banking, ví điện tử hay QR Code, thậm chí, nhiều ưu đãi chỉ áp dụng khi đặt mua hàng trực tuyến đã hấp dẫn người mua.
Cũng theo bà Lan, Tết Nhâm Dần năm nay, thành phố đã chuẩn bị nguồn cung hàng hóa tăng từ 15-30% đối với từng loại mặt hàng. Nguồn cung dồi dào, hàng hóa đảm bảo chất lượng và đặc biệt hàng Việt Nam đang chiếm trên kệ trên 90%, giá cả ổn định. Sức mua của người dân cũng đảm bảo tương đồng so với năm 2021.
Trước đó, Hà Nội đã giao cho các hệ thống phân phối chủ động kết nối với các nhà cung cấp cách đây khoảng 3 tháng. So đó, nguồn hàng của các nhà cung cấp ổn định, không có sự tăng giá mặc dù trong dịp Tết nhu cầu sử dụng tăng cao đột biến.
Đồng thời, thành phố cũng giao cho hệ thống siêu thị đảm bảo công tác mở cửa trước trong và sau Tết rất hài hòa để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân cũng như công tác phòng chống dịch.
Nhiều người tiêu dùng cũng đánh giá, nguồn hàng Tết được cung cấp năm 2022 tương đối đầy đủ, dồi dào. Phần lớn mặt hàng được lựa chọn là hàng Việt Nam do chất lượng tốt.
Tuy nhiên, theo ghi nhận, năm nay, kinh tế khó khăn cùng với tâm lý tâm trạng thấp thỏm lo âu khi đi mua sắm trong bối cảnh số ca bệnh Covid-19 trong cộng đồng vẫn còn nhiều đã khiến nhu cầu mua sắm không tăng mạnh và chỉ giữ ở mức ổn định.
Hai bộ vào cuộc tháo gỡ 4 vướng mắc trong cung ứng hàng hoá mùa dịch
Giám sát chặt việc kinh doanh hàng hoá thiết yếu tại TP.HCM
Việc cung ứng hàng hoá tại TP.HCM đang diễn biến rất căng thẳng.
Đảm bảo đủ cung, bình ổn thị trường hàng hoá Tết Tân Sửu
Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 bùng phát dịp cuối năm, song nguồn cung hàng hóa tiêu dùng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán vẫn được đảm bảo, giá cả bình ổn.
Từ vụ Asanzo cấp thiết xây dựng quy định hàng hoá ‘Made in Vietnam’
Trường hợp của Asanzo vừa qua đang đặt ra bài toán cần có những hướng dẫn, quy định cụ thể về sản phẩm của Việt Nam và hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.
Bộ Công thương: Con Cưng không vi phạm về xuất xứ hàng hoá
Kết luận của đoàn kiểm tra Bộ Công thương cho biết, Công ty Con Cưng đã chấp hành đúng pháp luật trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm và nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống
Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.
Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán
Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.
Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử, máy tính tiền được kết nối dữ liệu với cơ quan thuế sẽ chỉ áp dụng cho những hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.
Khởi công đường vành đai 4 TP.HCM do Becamex IDC - Đèo Cả trúng thầu
Đường vành đai 4 TP.HCM đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn do liên doanh Becamex IDC – Đèo Cả trúng thầu vừa được Bình Dương khởi công.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống
Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.
Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán
Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.
13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Vinamilk có gì đặc biệt?
13 năm qua, thương hiệu Vinamilk là cái tên dẫn đầu danh sách được chọn mua nhiều nhất ngành sữa và FMCG, theo báo cáo từ Kantar Việt Nam.
Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn
Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.
Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử, máy tính tiền được kết nối dữ liệu với cơ quan thuế sẽ chỉ áp dụng cho những hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.
Tập đoàn FLC họp bất thường để thay đổi nhân sự cấp cao
Tập đoàn FLC sẽ tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát tại đại hội.